Giáo án Tổng hợp lý thuyết hữu cơ

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1715Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp lý thuyết hữu cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Tổng hợp lý thuyết hữu cơ
Tæng hîp lý thuyÕt h÷u c¬
Câu 1. Cho X có công thức phân tử C6H14. Khi cho X tác dụng với Cl2 (tỉ lệ mol 1 : 1) ta chỉ thu được 2 sản phẩm thế monoclo. Tên gọi đúng của X là:
	A. n-Hexan 	B. 2-Metylpentan 	C. 2,3-Đimetylbutan 	D. 2,2-Đimetylbutan
Câu 2. Cho các chất sau: etilen glicol, hexametyl1enđiamin, axit ađipic, glixerin, e-amino caproic, w-amino enantoic. Hãy cho biết có bao nhiêu chất có thể tham gia phản ứng trùng ngưng ? 
	A. 4	B. 5	C. 6	D. 3
Câu 3. Số đồng phân thơm có công thức phân tử là C8H10O không tác dụng với NaOH nhưng tác dụng với Na là: 
	A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 4. Cho các chất sau: ancol benzylic; benzylclorua; phenol; phenyl clorua; p-crezol; axit axetic. Có bao nhiêu chất có thể tác dụng với NaOH đặc ở nhiệt độ cao, áp suất cao ? 
	A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 5. Cho sơ đồ sau: X (C4H9O2N) ® X1 ® X2 ® X3 ® polimetyl metacrylat. Vậy X là chất nào sau đây ?
	A. CH3-CH(NH2)COOCH3	B. H2N-CH2-COOC2H5 
	C. CH2=CH-COONH3-CH3	D. CH2=C(CH3)-COONH4
Câu 6. Cho sơ đồ sau: X (C4H9O2N) X1 X2 X3 H2N-CH2COOCH3. Vậy X2 là: 
	A. H2N-CH2-COOC2H5 	B. H2N-CH2-COONa  	C. ClH3N-CH2COOH  	D. H2N-CH2-COOH
Câu 7. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: M C3H6Br2 Nanđehit 2 chức. Kết luận nào sau đây là đúng ?
	A. M là C3H6 và N là CH3CH(OH) CH2(OH)	B. M là C3H6 và N là CH2(OH)CH2CH2(OH)
	C. M là xiclopropan và N là CH2(OH)CH2CH2(OH)	D. M là C3H8, N là glierin (glixerol) C3H5(OH)3
Câu 8. Chất hữu cơ X có CTPT C4H6O2. X tác dụng với NaOH đun nóng thu được 2 chất hữu cơ Y và Z. Cả Y và Z đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Vậy CTCT của X là:
	A. HCOO-CH2-CH=CH2	B. H-COO-CH=CH-CH3	
	C. H-COO-C(CH3)=CH2	D. CH3-COO-CH=CH2.
Câu 9. Chất hữu cơ Y có CTPT C9H8O2. Y không tác dụng với Na và không tham gia phản ứng tráng gương. Nhưng Y tác dụng với NaOH khi đun nóng theo tỉ lệ mol là 1 : 1. Vậy CTCT nào sau đây phù hợp với Y ?
	A. CH3COO-C6H5	B. CH2=CH-COOC6H5	
	C. H-COO-CH2-C6H5	D. H-COO-C6H4-CH=CH2. 
Câu 10. Chất Y có CTPT C7H8O2. X tác dụng với Na thu được số mol khí đúng bằng số mol X tham gia phản ứng. Mặt khác, X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1. Khi cho X tác dụng với nước Br2 thu được kết tủa Y có công thức phân tử là C7H5O2Br3. Vậy X là chất nào sau đây ?
	A. o-HO-CH2-C6H4-OH	B. m-HO-CH2-C6H4-OH	
	C. p-HO-CH2-C6H4-OH 	D. p-CH3-O-C6H4-OH
Câu 11. Chất hữu cơ X mạch hở. X tác dụng với Ag2O/NH3. Hiđro hóa X trong điều kiện khác nhau có thể thu được chất hữu cơ Y và Z là đồng phân của nhau. Trong đó Y có khả năng trùng hợp để tạo thành cao su isopren. Hãy cho biết Z là chất nào sau đây ?
	A. 3-Metyl buta-1,2-đien	B. 2-Metylbuta-1,3-đien	
	C. 3-Metyl but-1-in	D. 3-Metyl but-2-in
Câu 12. Chất hữu cơ đơn chức X có CTPT C6H10O2. Khi X tác dụng với NaOH đun nóng cho muối có CTPT C3H3O2Na và chất hữu cơ Z. Z tác dụng với CuO thu được sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. X là chất nào sau đây ?
	A. CH2=CH-COOCH2-CH2-CH3	B. CH2=CH-COOCH(CH3)-CH3	
	C. CH3-CH2-COOCH=CH2	D. CH2=C(CH3)-COOC2H5.
Câu 13. Este X có CTPT C4H8O2. X tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y và ancol Z. Oxi hóa Z bằng CuO thu được chất hữu cơ T không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Tên gọi đúng của X là:
	A. metyl propionat	B. etyl axetat	C. n-propyl fomiat	D. isopropyl fomiat.
Câu 14. Cho các cặp dung dịch chứa các chất sau
	(1) CH3NH2 và C6H5NH3Cl; 	(2) CH3COOH và CH3NH2; 	(3) CH3OH và C6H5ONa 
	(4) CH3COOH và C6H5NH2 ;	(5) CH3ONa và CH3COOH; 	(6) CH3COOH và C2H5OH.
Hãy cho biết những cặp chất nào có thể xảy ra phản ứng khi trộn các chất trong các cặp chất đó với nhau ? 
	A. (1) (2) (3) (4) (5) (6)	B. (1) (2) (4) (5) (6)	C. (1) (2) (4) (5) 	D. (1) (2) (5).
Câu 15. Những chất nào sau đây tác dụng được với Na2CO3 ?
	A. axit picric; p-CH3-C6H4-CH2OH; C6H5NH3Cl	B. CH3COOH; Glixin; C6H5NH3Cl.
	C. CH3CH2O-CH=O; CH3COOH; C6H5OH	D. (C2H5)HSO4; CH3COOH; C6H5CH2OH.
Câu 16. Những chất nào sau đây tác dụng với ancol etylic (xt H2SO4 đặc, t0) để tạo thành este ?
	A. axit phenic, axit benzoic; axit axetic.	B. axit picric, axit benzoic; axit axetic.
	C. axit benzoic; axit axetic và axit ađipic	D. axit picric; axit axetic và axit ađipic.
Câu 17. Cho các chất sau:
	(1) CH3-CO-O-C2H5	(2) CH2=CH-CO-O-CH3 ; 	(3) C6H5-CO-O-CH=CH2; 	
	(4) CH2=C(CH3)-O-CO-CH3 	(5) C6H5O-CO-CH3	(6) CH3-CO-O-CH2-C6H5. 
Hãy cho biết chất nào khi cho tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng không thu được ancol ?
	A. (1) (2) (3) (4)	B. (3) (4) (5)	C. (1) (3) (4) (6)	D. (3) (4) (5) (6).
Câu 18. Cho các chất sau: 
	1. (CH3)3N	2. CH3OH;	3. CH3CH2ONa;
	4. C6H5ONa;	5. C6H5NH3Cl 	6. CH3CH=O. 
Hãy cho biết chất nào phản ứng được với axit axetic ở nhiệt độ phòng mà không cần xúc tác ?
	A. (1) (2) (3) (4)	B. (1) (3) (4) 	C. (5) (6) (1)	D. (1) (3) (4) (5) (6)
Câu 19. Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng tráng gương ?
	A. etanal , axit fomic, glixerin trifomat	B. axetilen, anđehit axetic, axit fomic	
	C. propanal, etyl fomat, ancol etylic.	D. axit oxalic, etyl fomat, anđehit benzoic.
Câu 20. Có bao nhiêu amin bậc 1 chứa vòng benzen có CTPT là C7H9N ?
	A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 21. Có bao nhiêu ancol bậc 1 chứa vòng benzen có CTPT là C8H10O ?
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 22. Dãy chất nào sau đây đều tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường ?
	A. axit axetic, glixerol, etilen glicol	B. anđehit axetic, axit axetic, glixerol. 
	C. anđehit axetic, axit axetic, glixerol tri axetat	D. anđehit axetic, axit axetic, glixerol trifomiat.
Câu 23. Cho các chất sau: etyamin, đietylamin, anilin và amoniac. Hãy cho biết sự sắp xếp nào sau đây ứng với sự tăng dần tính bazo ?
	A. etylamin < đietylamin < anilin < amoniac.	B. anilin< amoniac < etylamin < đimetylamin.
	C. anilin < etylamin < đietylamin < amoniac.	D. anilin < đietyl amin < etyl amin < amoniac.
Câu 24: Một hợp chất hữu cơ có CTPT: C4H8O. Có bao nhiêu đồng phân phản ứng cộng với H2 ra ancol và bao nhiêu đồng phân phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 ?
	A. 3 đồng phân + H2 ; 1 đồng phân + AgNO3. 	B. 7 đồng phân + H2 ; 2 đồng phân + AgNO3
	C. 5 đồng phân + H2 ; 2 đồng phân + AgNO3 	D. 4 đồng phân + H2 ; 1 đồng phân + AgNO3 
Câu 25. Chất hữu cơ X có CTPT C3H9O2N. X tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y có khối lượng phân tử lớn hơn khối lượng phân tử của X. CTCT đúng của X là:
	A. CH3COONH3-CH3	B. HCOONH2(CH3)2	C. HCOONH3-CH2CH3 	D. CH3CH2COONH4
Câu 26. Chất hữu cơ X có CTPT C3H9O2N. X tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y và amin Y1 bậc II. CTCT đúng của X là: 
	A. CH3COONH3-CH3	B. HCOONH2(CH3)2	C. HCOONH3-CH2CH3	D. CH3CH2COONH4
Câu 27. Este X có CTPT C4H8O2. X tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y và ancol Z. Oxi hóa Z bằng CuO thu được chất hữu cơ Z1 có phản ứng tráng gương. Khi cho 1 mol Z1 phản ứng tráng bạc thì thu được tối đa 4 mol Ag. Tên gọi đúng của X là: 
	A. metyl propionat	B. etyl axetat	C. n-propyl fomiat	D. isopropyl fomiat.
Câu 28. Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit ađipic với ancol đơn chức X thu được este Y1 và Y2 trong đó Y1 có CTPT là C8H14O4. CTCT của X là:
	A. CH3OH	B. C2H5OH	C. CH3OH hoặc C2H5OH 	D. C3H5OH
Câu 29. Thực hiện phản ứng ete hóa giữa etilenglicol với ancol đơn chức X thu được ete Y1 và Y2 trong đó Y1 có CTPT C4H10O2. CTCT của X là:
	A. CH3OH	B. C2H5OH	C. CH3OH hoặc C2H5OH 	D. C3H5OH
Câu 30. Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ X thu được CO2 và H2O. Phân tử khối của X bằng 30. Có bao nhiêu chất thỏa mãn điều kiện trên ?	
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 31. Hợp chất hữu cơ X mạch hở có chứa C, H, O trong phân tử và có khối lượng phân tử là 60 đvC. Có bao nhiêu CTCT thỏa mãn điều kiện trên ?
	A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 32. Chất X có CTPT là C4H10O2. Oxi hóa X bằng CuO dư nung nóng thu được chất hữu cơ Y. Khi cho Y tác dụng với AgNO3/NH3 đun nóng thì nhận thấy cứ 1 mol Y phản ứng cho tối đa 4 mol Ag. Hãy cho biết của bao nhiêu chất thỏa mãn những điều kiện trên ?
	A. 1.	B. 2	C. 3.	D. 4
Câu 33. Chất X có CTPT C4H10O2. X tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng. Oxi hóa X bằng CuO dư nung nóng thu được chất hữu cơ Y (tỉ lệ mol phản ứng là 1 : 1). Khi cho 1 mol Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được tối đa 2 mol Ag. Tên gọi của X là: 
	A. butan-1,2-điol	B. butan-2,3-điol	
	C. 2-metylpropan-1,2-điol	D. butan-3,4-điol.
Câu 34. Chất X có CTPT C4H10O2. X tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng. Oxi hóa X bằng CuO dư nung nóng thu được chất hữu cơ Y (tỉ lệ mol phản ứng là 1 : 2). Khi cho 1 mol Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được tối đa 2 mol Ag. Tên gọi của X là: 
	A. butan-1,2-điol	B. butan-2,3-điol	
	C. 2-metylpropan-1,2-điol	D. butan-3,4-điol.
Câu 35. Chất X có CTPT C4H10O2. X tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng. Oxi hóa X bằng CuO dư nung nóng thu được chất hữu cơ Y (tỉ lệ mol phản ứng là 1 : 2). Khi cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thì không có phản ứng xảy ra. Tên gọi của X là: 
	A. butan-1,2-điol	B. butan-2,3-điol	
	C. 2-metylpropan-1,2-điol	D. butan-3,4-điol.
Câu 36. Chất X có CTPT C6H10O4. Đun nóng chất X trong dung dịch H2SO4 loãng thu được axit fomic, ancol metylic và chất hữu cơ Y. Y có đặc điểm cấu tạo là:
	A. Y có 2 nhóm –OH	B. Y có 1 nhóm –COOH và 2 nhóm –CHO 
	C. Y có 1 nhóm –OH và 1 nhóm –COOH 	D. Y có 2 nhóm –COO–
Câu 37. Cho sơ đồ phản ứng sau: C4H6O2Cl2 + dung dịch NaOH dư, t0 → muối X + C2H4(OH)2 + NaCl. CTCT của X là:
	A. CH3COONa	B. HCOONa	C. HO-CH2- COONa	D. Đáp án khác.
Câu 38. A là một anđehit đơn chức, thực hiện phản ứng tráng bạc hoàn toàn a mol A với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Lượng kim loại bạc thu được đem hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng thì thu được 4a/3 mol khí NO duy nhất. A là:
	A. fomanđehit       	B. anđehit axetic      	C. benzanđehit   	D. anđehit acrylic
Câu 39. A là hợp chất hữu cơ có CTPT C4H9O2N. Đun nóng A với dung dịch NaOH thu được muối B có CTPT C2H4O2NNa (có 1 nhóm NH2 trong phân tử). Vậy A là chất nào trong số các chất sau: 
	A. H2N-CH2-COOC2H5	B. CH3-NH-COOC2H5	
	C. H2N-CH2-CH2-COOCH3	D. CH3-NH-CH2COOCH3.
Câu 40. Cho các chất sau: ancol etylic (1), etylclorua (2), đimetylete (3) và axit axetic (4). Theo chiều từ trái sang phải, nhiệt độ sôi của các chất giảm dần theo dãy sau: 
	A. (1 ) > (2) > (3) > (4). 	B. (4) > (3) > (2) > (1 ).	C. (4) > (1) > (3) > (2). 	D. (1) > (2) > (3) > (4).
Câu 41. X có vòng benzen và có CTPT C9H8O2. X tác dụng dễ dàng với nước brom thu được chất Y có CTPT C9H8O2Br2. Mặt khác, X tác dụng với NaOH thu được muối có CTPT là C9H7O2Na. X có bao nhiêu CTCT thỏa mãn điều kiện trên ?
	A. 5	B. 6	C. 4	D. 3
Câu 42. Cho các chất sau : CH3-COOCH=CH2 ; (CH3COO)2CH-CH3 ; CH3COOCH=CH-CH3. Hãy cho biết có bao nhiêu chất khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được muối và anđehit ?
	A. 5	B. 2	C. 4	D. 3
Câu 43. Có bao nhiêu đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O đều phản ứng được với dung dịch NaOH ?
	A. 6. B. 7. 	C. 8. 	D. 9.
Câu 44 Cho a (mol) hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8O2 tác dụng với natri dư thu được a (mol) khí H2(đktc). Mặt khác, a (mol) X nói trên tác dụng vừa đủ với a (mol) Ba(OH)2. Trong phân tử X có thể chứa:
	A. 1 nhóm cacboxyl -COOH liên kết với nhân thơm.
	B. 1 nhóm -CH2OH và 1 nhóm -OH liên kết với nhân thơm
	C. 2 nhóm -OH liên kết trực tiếp với nhân thơm. 
	D. 1 nhóm -O-CH2OH liên kết với nhân thơm
Câu 45. Công thức nào sau đây của pentapaptit (A) thỏa mãn điều kiện sau:
	Thủy phân hoàn toàn 1 mol A thu được các α – aminoaxit là: 3 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val.
	Thủy phân không hoàn toàn A, ngoài thu được các α – aminoaxit trên thì còn thu được 2 đipeptit là Ala-Gly; Glu-Ala và 1 tripeptit Gly-Gly-Val.
	A. Ala-Gly-Gly-Gly-Val	B. Gly-Gly-Ala-Gly-Val
	C. Gly-Ala-Gly-Gly-Val	D. Gly-Ala-Gly-Val-Gly
Câu 46. Thủy phân không hoàn toàn tetrapeptit (X) ngoài các α – aminoaxit còn thu được các đipeptit là: Gly-Ala, Phe-Val và Ala-Phe. CTCT nào sau đây đúng với X ?
	A. Val-Phe-Gly-Ala	B. Ala-Val-Phe-Gly.	C. Gly-Ala-Val-Phe.	D. Gly-Ala-Phe-Val
Câu 47. Cho phản ứng: C4H11O2N + NaOH → A + CH3NH2 + H2O. Vậy công thức cấu tạo của C4H11O2N là :
	A. CH3COOCH2CH2NH2	 	B. C2H5COONH3CH3	
	C. C2H5COOCH2NH2 	D. C2H5COOCH2CH2NH2
Câu 48. Hợp chất thơm C8H8O2 tác dụng được với Na, NaOH, AgNO3/NH3 nên công thức cấu tạo hợp lí của hợp chất là:
Câu 49. Công thức phân tử của X là C4H6O2, nghiên cứu hoá tính của X ta thấy: X không tác dụng với Na; có phản ứng tráng gương; tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra sản phẩm có phản ứng tráng gương; X làm mất màu dung dịch Br2 thì công thức cấu tạo hợp lý của X là: 
	A. CH3-COO-CH=CH2 	B. HO-CH2-CH=CH-CHO 
	C. H-COO-CH2-CH=CH2 	D. H-COO-CH=CH-CH3 
Câu 50. Số đồng phân este có chứa nhân thơm có cùng CTPT C8H8O2 là: 
	A. 4	B. 5	C. 6	D. 7
Câu 51. Cho các rượu sau: iso-butylic (I); 2-metylbutan-1-ol (II); 3-metylbutan-2-ol (III) ; 2-metyl butan-2-ol (IV); iso-propylic (V). Hãy cho biết có những rượu nào khi tách nước chỉ cho 1 anken?
	A. (I) (II) (III) (IV) và (V)	B. (I) (II) (IV) (V)	
	C. (I) (II) (V)	D. (II) (V)
Câu 52. X có công thức phân tử là C7H8O2. X tác dụng với Na giải phóng H2 với số mol H2 đúng bằng số mol X đã phản ứng. Mặt khác, X tác dụng với NaOH thì số mol NaOH phản ứng đúng bằng số mol X. Hãy cho biết X có thể có bao nhiêu công thức cấu tạo ?
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 53. X, Y, Z là đồng phân của nhau và có công thức phân tử là C7H8O. Cả X, Y, Z đều tác dụng với Na giải phóng H2. Biết X + dung dịch Br2 ® ¯ X1 ( C7H5OBr3). Y không tác dụng với dung dịch Br2. Vậy X và Y là : 
	A. p-crezol và metyl phenyl ete	B. m-crezol và rượu benzylic
	C. p-crezol và rượu benzylic	D. o-crezol và rượu benzylic
Câu 54. Chất X có CTPT C8H15O4N. X phản ứng với dung dịch NaOH nóng, dư thu được đinatri glutamat, CH4O và C2H6O. Hãy cho biết X có thể có bao nhiêu CTCT ?
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 55. Đun nóng glixerol với axit axetic có H2SO4 đặc làm xúc tác thì có thể thu được tối đa bao nhiêu este
	A. 5	B. 3	C. 6	D. 4
Câu 56. Cho ancol benzylic, p-crezol, axit glutamic, este của glixin với ancol etylic, natri phenolnat lần lượt tác dụng với NaOH, HCl, CH3OH ( xúc tác thích hợp ) thì có bao nhiêu phản ứng xảy ra
	A. 8	B. 7	C. 9	D. 10
Câu 57. Chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8O2. Tìm công thức cấu tạo của X biết: 
	B tác dụng với Na giải phóng hidro, với 
	Trung hoà 0,2 mol X cần dùng đúng 100 ml dung dịch NaOH 2M.
	A. CH3 ─ O ─ C6H4 ─ OH 	B. C6H3(OH)2CH3 
	C. HO ─ CH2 ─ O ─C6H5 	D. HO ─ C6H4─ CH2OH
Câu 58. Hai este X và Y là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử là C9H8O2. X và Y đều cộng hợp với brom theo tỷ lệ mol là 1: 1. X tác dụng với xút cho 1 muối và một anđehit. Y tác dụng với xút dư cho hai muối và nước, các muối có khối lượng mol phân tử lớn hơn khối lượng mol phân tử natri axetat. CTCT của X, Y là: 
	A. C6H5-COOCH=CH2 và C2H5-COOC6H5	B. CH2=CH-COOC6H5 và C6H5-COOC2H5
	C. C6H5-COOCH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5	D. C6H5-COOCH=CH2 và C2H5COOC6H5
Câu 59. Nhận xét nào sau đây sai?
	A. Các dung dịch glixin, alanin, lysin đều không làm đổi màu quỳ.
	B. Liên kết peptit là liên kết tạo ra giữa 2 đơn vị α aminoaxit
	C. Cho Cu(OH)2 trong môi trường kiềm vào dung dịch protein sẽ xuất hiện màu tím xanh
	D. Polipeptit kém bền trong môi trường axit và bazơ.
Câu 60. Cho các chất sau: C2H5OH, C6H5OH, C6H5NH2, dung dịch C6H5ONa, dung dịch NaOH, dung dịch CH3COOH, dung dịch HCl . Cho từng cặp chất tác dụng với nhau có xt , số cặp chất có phản ứng xẩy ra là
	A. 12	B. 10	C. 9	D. 8
Câu 61. E là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C7H12O4. E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng tạo ra một muối hữu cơ và hai rượu là etanol và propan-2-ol Tên gọi của E là
	A. Etyl isopropyl oxalat. 	 	B. Etyl isopropyl ađipat. 
	C. Đietyl ađipat. 	D. Metyl isopropyl axetat.
Câu 62. Hai anken có công thức phân tử C3H6 và C4H8 khi phản ứng với HBr thu được 3 sản phẩm. Hai anken đó là:
	A. propen và metylpropen. 	B. xiclopropan và but-1-en 
	C. propen và but-2-en 	D. propen và but-1-en
Câu 63. Trong các loại tơ sau : tơ visco, tơ xenlulozơ axetat, tơ nitron, tơ lapsan, nilon-6,6. Số tơ được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng là
	A. 1 	B. 2 	C. 3 	D. 4
Câu 64. Để nhận biết các chất riêng biệt gồm C2H5OH, CH2=CH-CH2OH, C6H5OH, C2H4(OH)2 ta dùng cặp hoá chất nào sau đây?
	A. Nước Br2 và Cu(OH)2 	B. Dung dịch NaOH và Cu(OH)2 
	C. Dung dịch KMnO4 và Cu(OH)2 	D. Nước Br2 và dung dịch NaOH
Câu 65. C3H6O2 tham gia phản ứng tráng gương. Số công thức cấu tạo mạch hở phù hợp của C3H6O2 là
	A. 1 	B. 2 	C. 3 	D. 4
Câu 66. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: C3H4O2 + NaOH ® X + Y X + H2SO4 loãng ® Z + T. Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là:
	A. HCHO và CH3CHO	B. HCHO và HCOOH	
	C. CH3CHO và HCOOH	D. HCOONa và CH3CHO
Câu 67. Ba chất hữu cơ mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H6O và có các tính chất : X, Z đều phản ứng với nước brom; X, Y, Z đều phản ứng với H2 nhưng chỉ có Z không bị thay đổi nhóm chức; chất Y chỉ tác dụng với brom khi có mặt CH3COOH. Các chất X, Y, Z lần lượt là :
	A. C2H5CHO, CH2=CH-O-CH3, (CH3)2CO.	 B. (CH3)2CO, C2H5CHO, CH2=CH-CH2OH
	C. C2H5CHO, (CH3)2CO, CH2=CH-CH2OH	 D. CH2=CH-CH2OH, C2H5CHO, (CH3)2CO
Câu 68. Dãy gồm tất cả các polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
	A. Cao su isopren, tinh bột, tơ enang ([-NH-(CH2)6-CO-]n). 
	B. Poli(phenol-fomanđehit), tơ capron, tơ visco.
	C. Tơ poli(etilen terephtalat hay lapsan) , poli(phenol-fomanđehit), tơ nilon-6,6 .
	D. Polivinyl axetat, tơ tằm, tơ poli(etilen terephtalat) [-O-CH2-CH2-OOC-C6H4-CO-]n
Câu 69. Cho các chất sau : C2H6, C2H4, C2H2, CH3CH=O, C2H5OH, C6H5OH (phenol), C6H5CH2OH (ancol benzylic), C6H5NH2 (anilin), C6H5CH3 (toluen), CH2=CH-COOH. Số chất phản ứng được với dung dịch nước brom là :
	A. 6.	B. 5.	C. 7.	D. 4.
Câu 70. Trong các phản ứng dưới đây, sản phẩm chính của phản ứng nào có đồng phân hình học ?
	A. axetilen + HCl ( HgCl2 , 1500C-2000C) B. axetilen + Br2 (ở -200C) 
	C. buta-1,3-đien + Br2 (tỉ lệ mol 1:1, ở -800C) D. propen + HCl 
Câu 71. Phát biểu nào sau đây sai ?
	A. C2H4 , C2H2 , CH2=CH-CH2-Cl đều phản ứng với H2O (khi có điều kiện thích hợp)
	B. Các aminoaxit đều là chất rắn ở điều kiện thường
	C. Xét một số nhóm thế trên vòng benzen : –CH3, –COOH, –COOR, –OCH3, –NH2, , –NO2, –Cl, –OH , và –SO3H. Trong số này, có 5 nhóm định hướng thế vào vị trí octo hoặc para
	D. Một mol HCC-CH2-CH=O tác dụng tối đa 2 mol AgNO3 trong dung dịch NH3 dư .
Câu 72. Phát biểu nào sau đây sai ?
	A. Công thức cấu tạo biểu thị trạng thái tồn tại thực (trạng thái kết tinh) của glyxin H3N+CH2COO-.
	B. Axit aminoaxetic tác dụng được với: HCl , HNO2 , KOH , CH3OH/khí HCl.
	C. Các polime : amilozơ ; nilon-6,6 ; xenlulozơ , novolac ; rezol ; glicogen đều có cấu tạo mạch polime không nhánh .
	D. Tên của C6H5NHCH3 là : N-Metylanilin hoặc N-metylbenzenamin hoặc metylphenylamin
Câu 73. Cho hợp chất thơm Cl-C6H4-CH2-Cl + dung dịch KOH (loãng , dư , t0) ta thu được :
	A. Cl-C6H4-CH2 -OH. 	B. HO-C6H4-CH2-Cl. 	C. HO-C6H4-CH2- OH. 	D. KO-C6H4-CH2 -OH.
Câu 74. Cho các chất : Glucozơ, saccarozơ, fructozơ, axit axetic, glixerol, protein, phenol. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
	A. Có 3 chất cho phản ứng tráng gương . 
	B. Tất cả đều hòa tan được Cu(OH)2 ngay điều kiện thường .
	C. Có 3 chất cho phản ứng thủy phân trong môi trường axit 
	D. Có 2 chất tạo kết tủa màu vàng với dung dịch HNO3
Câu 75. Nhận xét nào sau đây sai?
	A. Polipeptit kém bền trong môi trường axit và bazơ.
	B. Các dung dịch glixin, alanin, lysin đều không làm đổi màu quỳ.
	C. Cho Cu(OH)2 trong môi trường kiềm vào dung dịch protein sẽ xuất hiện màu tím xanh
	D. Liên kết peptit là liên kết tạo ra giữa 2 đơn vị α - aminoaxit

Tài liệu đính kèm:

  • docde_ly_thuyet_tong_op_hoa_hoc.doc