Giáo án Toán lớp 4 - Học kì II - Năm học 2007-2008 - Nguyễn Thị Ngọc Anh

doc 134 trang Người đăng dothuong Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán lớp 4 - Học kì II - Năm học 2007-2008 - Nguyễn Thị Ngọc Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Toán lớp 4 - Học kì II - Năm học 2007-2008 - Nguyễn Thị Ngọc Anh
Học kỳ 2
Tuần 19
Thứ hai ngày tháng năm 2008
Toán
Tiết 91: Ki- lô- mét vuông
A.Mục tiêu: Giúp HS :
- Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông.
- Biết đọc đúng, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông; 
biết 1km2 = 1 000 000 m2 và ngược lại.
- Biết giải đúng một số bài toán liên quan đến các đơn vị đo diện tích cm2 ;dm2; m2;và km2
B.Đồ dùng dạy học:
 - ảnh chụp cánh đồng; khu rừng... Bảng phụ chép bài 1
C.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. ổn định:
2.Kiểm tra: 
Kể tên các đơn vị đo diện tích đã học?
3.Bài mới:
a.Hoạt động 1:Giới thiệu ki-lô-mét vuông
- Để đo diện tích lớn như diện tích thành phố, khu rừng... người ta thường dùng đơn vị đo diện tích ki- lô- mét vuông.
- GV cho HS quan sát ảnh chụp cánh đồng, khu rừng...
- Ki-lô-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 km.
- Ki-lô-mét vuông viết tắt là: km2
1 km2 = 1 000 000 m2
b. Hoạt động 2: Thực hành
- GV treo bảng phụ và cho HS đọc yêu cầu:
- Viết số thích hợp vào ô trống?
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm?
-Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
-Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật?
- 2em nêu: 
- HS quan sát:
- 4, 5 em đọc:
Bài 1:Cả lớp làm vào vở nháp - 2 em lên bảng 
Bài 2 :Cả lớp làm vào vở- 2 em lên bảng
1 km2 = 1000 000 m2; 1000000 m2 = 1 km2
32 m2 49dm2 = 3 249 dm2
Bài 3:- Cả lớp làm vở - 1em lên bảng chữa 
 Diện tích khu rừng: 2 x 3 = 6 km2
 Đáp số 6 km2
4.Các hoạt động nối tiếp:
1.Củng cố: 1 km2 = ? m2; 4000000 m2 = ? km2
Toán (tăng)
Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo: km2 –m2 – dm2 – cm2
A.Mục tiêu: Củng cố HS :
- Cách đổi các đơn vị đo diện tích.
- Biết giải đúng một số bài toán liên quan đến các đơn vị đo diện tích cm2; dm2; m2 và km2
B.Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập toán
C.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. ổn định:
2.Bài mới:
-GV cho HS làm các bài tập trong vở bài tập toán
- GV treo bảng phụ và cho HS đọc yêu cầu:
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm?
-Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
-Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật?
Bài 1:Cả lớp làm vào vở - 2 em lên bảng 
 Bài 2 :Cả lớp làm vào vở- 2 em lên bảng
 9m2 = 900dm2; 
 600 dm2 = 6m2
 4 m2 25dm2 = 425dm2
 3 km2 = 3 000 000 m2
 5 000 000m2 = 3 km2
 524 m2 = 52400 dm2
Bài 3:- Cả lớp làm vở - 1em lên bảng chữa 
 Diện tích khu công nghiệp đó là: 
 5 x 2 = 10 (km2)
 Đáp số 10 km2
D.Các hoạt động nối tiếp:
1.Củng cố: 1 km2 = ? m2; 5000000 m2 = ? km2
Thứ ngày tháng 1 năm 2008
Toán
Tiết 92: Luyện tập
A.Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng :
- Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.
- Tính toán giải bài toán liên quan đến các đơn vị đo diện tích theo đơn vị đo km2
B.Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ chép bài 1
C.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. ổn định:
2.Kiểm tra: 
 Kể tên các đơn vị đo diện tích đã học?
 1 km2 = ? m2
3.Bài mới:
- GV treo bảng phụ và cho HS đọc yêu cầu:
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm?
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật?
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- Nêu cách tính chiều rộng hình chữ nhật?
- 3, 4 em nêu:
Bài 1:Cả lớp làm vào vở nháp - 2 em lên bảng 
 530 dm2 =530000 cm2
 846000 cm2 = 864dm2
 10 km2 = 10 000 000 m2 
 13 dm2 29 cm2 = 1329 cm2
 300 dm2 = 3 m2
 Bài 2 :Cả lớp làm vào vở- 2 em lên bảng
 a. Diện tích khu đất:
 5 x 4 = 20 (km2)
 b. Đổi 8000 m = 8 km
 Diện tích khu đất:
 8 x 2 = 16 (km2)
 Đáp số: 20 km2 ;16 km2
Bài 3:- Cả lớp đọc- 2, 3em nêu miệng
Bài 4: Cả lớp làm vở
 Chiều rộng: 3 : 3 = 1 (km)
 Diện tích : 3 x 1 = 3(km2)
 Đáp số : 3 km2
Bài 5: HS đọc và nêu miệng:
 a.Thành phố Hà Nội.
 b.Gấp khoảng 2 lần
4.Các hoạt động nối tiếp:
1.Củng cố: 20 km2 = ? m2; 23000000 m2 = ? km2
Thứ ngày tháng 1 năm 2008
Toán
Tiết 93: Hình bình hành
A.Mục tiêu: Giúp HS :
- Hình thành biểu tượng về hình bình hành.
- Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành, từ đó phân biệt được hình bình hành với một số hình đã học.
B.Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ vẽ sẵn một số hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình tứ giác
C.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. ổn định:
2.Kiểm tra: 
 Kể tên các hình đã học?
3.Bài mới:
a.Hoạt động 1:Hình thành biểu tượng về hình bình hành:
- Cho HS quan sát các hình vẽ trong SGK và nhận xét hình dạng của hình.
- GV giới thiệu :Đó là hình bình hành.
b.Hoạt động 2:Nhận biết một số đặc diiểm của hình bình hành.
- Hình bình hành có cặp cạnh nào đối diện với nhau? căp cạnh nào song song với nhau?
- Đo các cặp cạnh đối diện và rút ra nhận xét gì?
- Hình bình hành có đặc điểm gì?
- Kể tên một số đồ vật có dạng hình bình hành? hình nào là hình bình hành trên các hình vẽ trên bảng phụ?
c.Hoạt động 3:Thực hành
- Hình nào là hình bình hành?
- Hình tứ giác ABCD và MNPQ hình nào có cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau?
- Vẽ hai đoạn thẳng để được một hình bình hành?
- Hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tứ giác...
- AB và DC là hai cạnh đối diện
 AD và BC là hai cạnh đối diện.
- Cạnh AB song song với cạnh DC
 Cạnh AD song song với cạnh BC.
 AB = DC ; AD = BC 
-3, 4 em nêu:Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Bài 1: Hình 1, 2, 5 là hình bình hành
Bài 2: Hình MNPQ là hình bình hành
Bài 3:HS vẽ vào vở- đổi vở kiểm tra
D.Các hoạt động nối tiếp:
1.Củng cố: Nêu đặc điểm của hình bình hành?
Toán (+)
Luyện so sánh các số đo diện tích;
 tính diện tích hình chữ nhật
A.Mục tiêu: Củng cố HS :
- Cách so sánh các đơn vị đo diện tích.
- Biết giải đúng một số bài toán về tính diện tích hình chữ nhật 
B.Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập toán trang 10 - bảng phụ
C.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. ổn định:
2.Bài mới:
-GV cho HS làm các bài tập trong vở bài tập toán
- GV treo bảng phụ và cho HS đọc yêu cầu:
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm?
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm?
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm?
- Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật?
Bài 1:Cả lớp làm vào vở - 2 em lên bảng 
 10 km2 =10 000 000 m2
 50 m2 = 5 000 m2
 51 000 000 m2 = 51 km2
 912 m2 = 912 00 dm2
Bài 2 :Cả lớp làm vào vở- 1 em lên bảng
 1 980 000 cm2 = 198m2 
 90 000 000 cm2 =9000m2
 98000351m2 =98km2 351 m2
Bài 3:- Cả lớp làm vở - 1em lên bảng chữa 
 Diện tích hình chữ nhật: 
 a. 40 km2 
48 km2 
143 km2 
3.Các hoạt động nối tiếp:
1.Củng cố: 8 km2 = ? m2; 500 000 000 m2 = ? km2
Toán
Tiết 94: Diện tích hình bình hành
A.Mục tiêu: Giúp HS :
- Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành.
- Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài tập có liên quan.
B.Đồ dùng dạy học:
- GV: Bộ đồ dùng toán 4(các mảnh có hình dạng như hình vẽ trong SGK)
- HS: Bộ đồ dùng toán 4(các mảnh có hình dạng như hình vẽ trong SGK)
C.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. ổn định:
2.Kiểm tra: 
 Nêu đặc điểm của hình bình hành?
3.Bài mới:
a.Hoạt động 1:Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành:
- GV vẽ hình bình hành ABCD; vẽ AH vuông góc với DC; DC là đáy,độ dài AH là chiều cao của hình bình hành
- GV hướng dẫn HS cắt và ghép để được hình chữ nhật(như trong SGK)
- So sánh diện tích hình vừa ghép với diện tích hình bình hành?
- Đáy hình bình hành là chiều dài hình chữ nhật; chiều cao hình bình hành là chiều rộng hình chữ nhật. Vậy nêu cách tính diện tích hình bình hành?
b.Hoạt động 2:Thực hành
- Tính diện tích mỗi hình bình hành?
- Tính diện tích hình chữ nhật, hình bình
hành?
- Tính diện tích hình bình hành?
- 2 em nêu:
-HS thực hành ghép trên bộ đồ dùng toán.
- Diện tích hình chữ nhật bằng diện tích hình bình hành.
- 3, 4 em nêu: Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo)
Bài 1: cả lớp làm vở - 2em lên bảng:
 Diện tích hình bình hành:
 4 x 13 = 52 cm2 ; 9 x 7 = 63 cm2
Bài 2:Diện tích hình c. n là:5x10 =50 cm2
 Diện tích hình bình hành:5 x 10 = 50 cm2
Bài 3: Đổi 4 m = 40 dm
Diện tích hình bình hành: 40 x13 =520 dm2
4.Các hoạt động nối tiếp:
1.Củng cố: Nêu cách tính diện tích hình bình hành?
Thứ ngày tháng 1 năm 2008
Toán
Tiết 95: Luyện tập
A.Mục tiêu: Giúp HS :
- Hình thành công thức tính chu vi hình bình hành.
- Bước đầu biết vận dụng công thức tính chu vi diện tích hình bình hành để giải các bài tập có liên quan.
B.Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bảng phụ; thước mét
C.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. ổn định:
2.Kiểm tra: 
Nêu cách tính diện tích hình bình hành?
3.Bài mới:
- Nêu tên các cặp cạnh đối diện trong các hình ABCD; EGHK; NMPQ?
- GV treo bảng phụ và nêu yêu cầu:Viết vào ô trống:
- GV vẽ hìnhbình hành ABCD có độ dài cạnh AB = a; BC = b
- Công thức tính chu vi hình bình hành:
P = (a + b) x 2. (a, b cùng một đơn vị đo)
- Nêu cách tính chu vi hình bình hành?
- Tính chu vi hình bình hành?
Tính diện tích hình bình hành?
- GV chấm bài nhận xét:
- 2 em nêu:
Bài 1: 2em nêu:
AB đối diện với DC
AD đối diện với BC
EG đối diện với HK
EKđối diện với HG ...
Bài 2: Cả lớp làm vở
Diện tích hình bình hành:
 14 x 13 = 182 dm2 ; 23 x 16 = 368 m2
-2,3 em nêu:
Bài 3:Cả lớp làm vở - 2 em lên bảng
chu vi hình bình hành:
(8 + 3) x 2 = 22 cm
(10 + 5) x 2 = 30 dm
Bài 4:cả lớp làm vào vở- 1em lên bảng
 Diện tích hình bình hành:
 40 x 25 = 1000 dm2
 Đáp số:1000 dm2
4.Các hoạt động nối tiếp:
a/.Củng cố: Nêu cách tính diện tích, chu vi hình bình hành?
Toán (Tăng)
nhận biết hình bình hành
tính diện tích hình bình hành
A.Mục tiêu: Củng cố HS :
- Nhận biết hình bình hành; tính diện tích hình bình hành.
- Biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài tập có liên quan.
B.Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập toán trang 11, 12
C.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. ổn định:
2.Kiểm tra: 
 Nêu đặc điểm của hình bình hành?
3.Bài mới:
-Viết tên vào chỗ chấm sau mỗi hình?
- Tính diện tích hình bình hành?
- Diện tích hình H bằng diện tích hình nào?
- 2 em nêu:
Bài 1: cả lớp làm vở - 2em lên bảng:
Bài 2: Cả lớp làm vở, 2 em lên bảng
Diện tích hình bình hành:
 9 12 = 108 (cm2 )
15 12 = 180 (cm2 )
Bài 3:
Diện tích hình bình hành:
14 7 = 98 (cm2 )
 Đáp số 98cm2
Bài 4 trang 14
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
 4 3 = 12 (cm2 )
Diện tích hình bình hànhBEFC là:
4 3 = 12 (cm2))Diện tích hình H là :
12 + 12 = 24 (cm2 )
 Đáp số: 24 cm2 
4.Các hoạt động nối tiếp:
- Nêu cách tính diện tích hình bình hành?
Tuần 20
Thứ ngày tháng năm 2008
Toán
Tiết 96: Phân số
A.Mục tiêu: Giúp HS :
- Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số.
- Biết đọc, viết phân số.
B.Đồ dùng dạy học:
- Các mô hình trong bộ đồ dùng toán 4
C.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. ổn định:
2.Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới:
a.Hoạt động 1: Giới thiệu phân số
- GV lấy hình tròn trong bộ đồ dùng toán 
- Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau? Tô màu mấy phần?
- Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn.
 là phân số; Phân số có 5 là tử số ; 6 là mẫu số.
- Mẫu số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau, 6 là số tự nhiên khác 0.
- Tử số cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau, 5 là số tự nhiên.
b Hoạt động 2: Thực hành
- Viết rồi đọc phân sốchỉ phần đã tô màu? Mẫu số cho biết gì? Tử số cho biết gì?
- Viết theo mẫu?
- Viết các phân số?
- Đọc các phân số
- HS lấy bộ đồ dùng
- Hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần.
- 3- 4 em nhắc lại:
- 3- 4 em nhắc lại:
 - 3- 4 em nhắc lại:
Bài 1: Đọc và viết phân số vào vở nháp
Hình 1: Hình 2: Hình 3:
Bài 2: cả lớp làm vào vở- 2em chữa bài.
Bài 3: cả lớp làm vở- 3em chữa bài:
- Hai phần năm: 
-Mười một phần mười hai:
Bài 3: 5 6 em đọc
D.Các hoạt động nối tiếp:
1.Củng cố: Viết các phân số: ba phần tư; năm phần bảy; tám phần mười
Toán(+)
Tiết 96: Luyện tập đọc, viết phân số
A.Mục tiêu: Củng cố cho HS :
- Nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số.
- Biết đọc, viết phân số.
B.Đồ dùng dạy học:
Vở bài tập toán 4
C.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. ổn định:
2.Bài mới:
- Cho HS làm các bài tập trong vở bài tập toán trang 15
- Viết rồi đọc phân sốchỉ phần đã tô màu? Mẫu số cho biết gì? Tử số cho biết gì?
- Nêu cách đọc các phân số rồi tô màu?
- Viết các phân số có mẫu số bằng 5, tử số lớn hơn 0 và bé hơn mẫu số?
Bài 1: cả lớp làm bài vào vở
 Hình 1: : ba phần năm 
 Hình 2: : sáu phần tám
Hình 3: : năm phần chín
Bài 2: cả lớp làm vào vở- 2em chữa bài.
 : Băy phần mười; : năm phần tám;...
Bài 3: cả lớp làm vở- 1em chữa bài:
; ; ;
D.Các hoạt động nối tiếp:
1.Củng cố: Viết các phân số: một phần tư; ba phần bảy; bảy phần mười
Thứ ngày tháng năm 2008
Toán
Tiết 97: Phân số và phép chia số tự nhiên
A.Mục tiêu: Giúp HS nhận ra :
- Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) không phải bao giờ cũng có thương là số tự nhiên.
- Thương của phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
B.Đồ dùng dạy học:
- Các mô hình trong bộ đồ dùng toán 4
C.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. ổn định:
2.Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới:
a.Hoạt động 1: Giới thiệu phân số và phép chia số tự nhiên.
- GV nêu: Có 8 quả cam chia đều cho 4 bạn. Mỗi bạn được bao nhiêu quả cam?
- GV nêu :Có 3cái bánh chia đều cho 4 em.Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần cái bánh?
- GV sử dụng mô hình trong bộ đồ dùng toán 4 để hướng dẫn HS (Như SGK)
- Sau 3 lần chia, mỗi em được 3 phần, ta nói mỗi em đượccái bánh.
Ta viết: 3 : 4 = cái bánh.
- Gọi 3- 4 em đọc nhận xét trong SGK
b Hoạt động 2: Thực hành
- Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số?
- Viết theo mẫu?
 24 : 8 = = 3
- -Mỗi bạn được: 8 : 4 = 2(quả cam)
- 3- 4 em nhắc lại:
 - 3- 4 em đọc:
Bài 1Cả lớp làm vào vở 3 em lên bảng
 7 : 9 ; 5 : 8 =; 6 : 19 = ; 1 : 3 =
Bài 2: cả lớp làm vào vở- 2em chữa bài.
36 : 9 = = 4; 88 : 11 = = 8
D.Các hoạt động nối tiếp:
1.Củng cố: - Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1? ( 9 =)
Thứ ngày tháng năm 2008
Toán
Tiết 98: Phân số và phép chia số tự nhiên (tiếp theo)
A.Mục tiêu: Giúp HS :
- Nhận biết được kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành phân số (trong trường hợp tử số lớn hơn mẫu số) .
- Bước đầu biết so sánh phân số với 1
B.Đồ dùng dạy học:Các mô hình trong bộ đồ dùng toán 4
C.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. ổn định:
2.Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới:
a.Hoạt động 1: Giới thiệu phân số và phép chia số tự nhiên.
GV nêu ví dụ 1:
- GV sử dụng mô hình trong bộ đồ dùng toán 4 để hướng dẫn HS (Như SGK)
- Ăn một quả cam, tức là ăn quả cam; ăn thêm quả cam nữa, tức là ăn thêm một phần, như vậy Vân ăn tất cả 5 phần hayquả cam.
- GV nêu ví dụ 2:(tương tự như VD 1)
Chia đều 5 quả cam cho 4 người thì mỗi người nhận được quả cam.
Vậy: 5 : 4 = 
- Phân số có tử số lớn hơn mẫu số, phân số đó lớn hơn 1. Cho ví dụ?
- Phân số có tử số bằng mẫu số, phân số đó bằng 1. Cho ví dụ?
- Phân số có tử số bé hơn mẫu số, phân số đó bé hơn 1. Cho ví dụ?
b. Hoạt động 2: Thực hành
- Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số?
- Phân số nào chỉ số phần tô màu ở hình 1, hình 2 trong hai phân số ; 
- Trong các phân số; ; ; ; ;
Phân số nào bé hơn 1; lớn hơn 1; bằng 1?
- 3- 4 em nhắc lại:
 - 3- 4 em đọc:
- Cả lớp làm vào vở nháp:
; ; ...
Bài 1: Cả lớp làm vào vở 3 em lên bảng
 9 : 7 =; 8 : 5 = ; 19 : 11 =
Bài 2: cả lớp làm vào vở- 2em chữa bài.
phân số chỉ phần tô màu ở hình 1; 
phân số chỉ phần tô màu ở hình 2
Bài 3: Cả lớp làm vào vở -3 em lên bảng
Phân số bé hơn 1: ; ; .
Phân số lớn hơn 1: ; 
Phân số bằng 1: 
D.Các hoạt động nối tiếp:
1.Củng cố: - Lấy ví dụ về phân số lớn hơn 1? bé hơn 1; bằng 1?
Toán(tăng)
Luyện: Phân số và phép chia số tự nhiên
A.Mục tiêu: Củng cố cho HS :
- Biết được kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành phân số (trong trường hợp tử số lớn hơn mẫu số) .
- Biết so sánh phân số với 1
B.Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập toán 4trang 17
C.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. ổn định:
2.Bài mới:- Cho HS làm các bài tập trong vở bài tập toán.
- Đọc đề tóm tắt đề?.
Bài toán cho biết gì ? hỏi gì?
- Đọc đề tóm tắt đề?.
Bài toán cho biết gì ? hỏi gì?
- Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm?
GV chấm bài nhận xét:
- Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm?
Bài 1: Cả lớp làm bài vào vở 1 em lên bảng chữa bài:
- Mỗi chai có số lít nước mắm là:
 9 : 12 =(l)
 Đáp số lít
Bài 2: Cả lớp làm bài vào vở 1 em lên bảng chữa bài:
May mỗi áo trẻ em hêt số mét vải là:
 5 : 6 = (m)
 Đáp số: m
Bài 3: Cả lớp làm bài vào vở 3 em lên bảng chữa bài:
 1 
 >1 < 1 < 1
Bài 4: 2 em nêu miệng kết quả:
a.Đã tô màu hình vuông.
b.Đã tô màu hình vuông.
 D.Các hoạt động nối tiếp:
1.Củng cố: - Xếp các phân số sau theo thứ tự từ lớn đến bé ; ; 
Toán
Tiết 99: Luyện tập
A.Mục tiêu: Giúp HS :
- Củng cố hiểu biết ban đầu về phân số; đọc viết phân số; quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số.
- Bước đầu biết so sánh độ dài một đoạn thẳng bằng mấy phần độ dài một đoạn thẳng cho trước( trường hợp đơn giản.
B.Đồ dùng dạy học:
Thước mét
C.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. ổn định:
2.Kiểm tra:Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số?
 8 : 5 =? 5 : 4 = ?
3.Bài mới:
- Đọc các số đo đại lượng?
- Viết các phân số?
- Viết mỗi số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1?
- Viết phân số?
 a.bé hơn 1
 b.lớn hơn 1
 c. bằng 1
- Viết vào chỗ chấm theo mẫu?
Bài 1: 34 em đọc
kg: Một phần hai ki-lô-gam
 m: Năm phần tám mét
Bài 2: Cả lớp làm vở 2 em chữa bài
; ; ; 
Bài 2: cả lớp làm vào vở- 2em chữa bài.
8= ; 14= ;32=; 0 =
Bài 3: Cả lớp làm vào vở -3 em lên bảng
Phân số bé hơn 1: ; ; .
Phân số lớn hơn 1: ; 
Phân số bằng 1: 
Bài 5: Cả lớp làm vở3 em lên bảng:
CP = CD ; PD =CD
MO = MN; ON MN
D.Các hoạt động nối tiếp:
1.Củng cố:Mọi số tự nhiên có thể viết dưới dạng phân số có mẫu số là bao nhiêu?
Thứ ngày tháng năm 2008
Toán
Tiết 100: Phân số bằng nhau
A.Mục tiêu: Giúp HS : 
- Bước đầu nhận biết về tính chất cơ bản của phân số.
- Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của hai phân số.
B.Đồ dùng dạy học:
- Hai băng giấy bằng nhau
C.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. ổn định:
2.Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới:
a.Hoạt động 1:Tính chất cơ bản của phânsố
- GV lấy hai băng giấy; 
- băng giấy thứ nhất chia thành 4 phần bằng nhau; tô màu 3 phần( tô màu băng giấy).
- băng giấy thứ hai chia thành 8 phần bằng nhau; tô màu 6 phần( tô màu băng giấy).
- So sánh hai băng giấy đã tô màu?
- Vậy : = 
-Làm thế nào để từ phân số có phân số
- Nêu kết luận:(SGK trang 111)
b. Hoạt động 2 : Thực hành
- Viết số thích hợp vào ô trống
- Tính rồi so sánh kết quả?
- Viết số thích hợp vào ô trống
- Cả lớp lấy băng giấy và làm theo cô giáo
- Hai băng giấy đó bằng nhau
= 
Bài 1: Cả lớp làm vào vở 3 em chữa bài
 = =
Bài 2: cả lớp làm vào vở- 2em chữa bài nhận xét.
18 : 3 = 6 ; (18 4) : (3 4) =72 : 12 = 6
81 : 9 = 9 ; (81 : 3) : (9 : 3) = 27 : 3 = 9
Bài 3: cả lớp làm vở- 2em chữa bài:
a/ = = b. = ==
D.Các hoạt động nối tiếp:
1.Củng cố: Nêu tính chất của phân số.
Toán (tăng)
Luyện: Phân số bằng nhau
A.Mục tiêu: Củng cố cho HS : 
- Tính chất cơ bản của phân số.
- Sự bằng nhau của hai phân số.
B.Đồ dùng dạy học:
Vở bài tập toán 4
C.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. ổn định:
2.Kiểm tra: 
Nêu tính chất cơ bản của phân số?
3.Bài mới:
Cho HS làm các bài trong vở bài tập toán
- Viết số thích hợp vào ô trống
- Viết số thích hợp vào ô trống
- Chuyển thành phép chia với các số bé hơn?
Số chia của mỗi phép chia đều chia cho số nào? Vậy số bị chia phải chia cho số nào 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_th_hk_2.doc