Ngày soạn: 17/10/2015 Tuần 11 Tiết 21 Bài 20: THỰC HÀNH: QUAN SÁT VÀ LẮP MÔ HÌNH ADN I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Củng cố kiến thức về cấu trúc không gian của ADN - Nguyên tắc bổ sung. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, kĩ năng hoạt động nhóm . - Biết quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử AND để nhận biết thành phần cấu tạo. 3. Thái độ: Giáo dục thái độ và ý thức học tập, ý thức bảo vệ thiết bị đồ dùng học tập. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên - Mô hình ADN được lắp ráp hoàn chỉnh. Hộp đựng mô hình ADN tháo rời với số lượng tương ứng với 4 nhóm HS. - Đĩa CD , băng hình ( có nội dung về cấu trúc, cơ chế tự sao, cơ chế tổng hợp của ADN ) nếu có. 2. HS: - Đọc bài trước ở nhà III. Các bước lên lớp. 1. Ổn định tổ chức 2 Kiểm tra bài cũ: - Mô tả cấu trúc không gian của ADN. - Hệ quả của NTBS được thể hiện ở những điểm nào. 3. Bài mới Hoạt động 1: Quan sát mô hình cáu trúc không gian của phân tử ADN Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung - GV y/c HS quan sát mô hình phân tử AND, thảo luận . + Vị trí tương đối của 2 mạch nulêôtít. + Chiều xoắn 2 mạch + Đường kính, chiều cao vòng xoắn. + Số cặp nulêôtít trong một chu kì xoắn + Các loại nuclêôtít nào liên kết với nhau thành cặp. - GV gọi HS lên trình bày trên mô hình. - HS quan sát kĩ mô hình vận dụng kiến thức đã học nêu được : + AND gồm 2 mạch song song + Xoắn phải. + Đường kính 20Å , chiều cao 34Å + 10 cặp nuclêôtít. + NTBS : A - T , G - X - Đại diện nhóm trình bày trên mô hình - Nhóm khác nhận xét bổ sung. Hoạt động 2: Lắp ráp mô hình cấu trúc phân tử ADN Mục tiêu: HS biết thao tác tháo lắp mô hình ADN. Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung - GV hướng dẫn hS cách lắp ráp mô hình. + Lắp mạch 1 theo chiều từ chân đế lên hoặc từ trên đỉnh xuống. + Chú ý lựa chọn chiều cong của đoạn cho hợp lý, đảm bảo khoảng cách với trục + Lắp mạch 2:Lắp các đoạn có chiều cong song song mang nuclêôtít theo NTBS với mạch 1. + Kiểm tra tổng thể 2 mạch. GV lưu ý đầu đường đầu 3/ , đầu P 5/ - GV y/c các nhóm nhận xét đánh giá kết quả lẫn nhau. - HS ghi nhớ cách tiến hành. - Các nhóm lắp mô hình theo hướng dẫn. - Đối chiếu kết quả với phân tử ADN mẫu. - Đại diện các nhóm nhận xét cho điểm 4. Củng cố - GV nhận xét chung về thái độ học tập của các nhóm. - GV căn cứ vào phần trình bày của HS và kết quả lắp ráp cho điểm . 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soan bài mới ở nhà - Ôn tập giờ sau kiểm tra 1 tiết. - các định luật di truyền , ĐL liên kết giới tính, cách xác định giới tính , ADN , cơ chế tự nhân đôi của ADN. IV. Rút kinh nghiệm .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 17/10/2015 Tuần 11 Tiết 22 KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Kiểm tra lại kiến thức đã học của học sinh 2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng trình bày kiến thức đã tiếp thu 3/ Thái độ: Rèn luyện tính trung thực II. CHUẨN BỊ: - GV: Soạn đề kiểm tra - HS: Học các bài đã dặn III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1/ Ổn định: Kiểm tra sỉ số 2/ Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3/ Bài mới: Nhắc nhở lòng tự tin, tính trung thực Phát đề kiểm tra *MA TRẬN: Nội dung kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chương I: Các thí nghiệm của Menđen Biết được thế nào lả hiện tượng DT và BD Hiểu được ý nghĩa của phép lai phân tích Lấy được một số VD về cặp tính trạng tương phản Làm BT về lai 1 cặp tính trạng của Menđen 5 câu = 4,5 điểm 45% 2 câu 1 đ 1 câu 0,5đ 1 câu 1 đ 1 câu 2 đ Chương II: Nhiễm sắc thể Biết được những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân Phân biệt được bộ NST đơn bội và lưỡng bội 3 câu = 2 điểm 20% 2 câu 1 đ 1 câu 1 đ Chương III: ADN và Gen Biết được AND được cấu tạo như thế nào và biết quá trình nhân đôi AND Hiểu được ý nghĩa của NTBS 4 câu = 3.5 điểm 35% 2 câu 1 đ 1 câu 2 đ 1 câu 0,5 đ Tổng 7 câu = 2 đ 50% 3 câu = 2 đ 20% 2 câu = 3 đ 30% 12 câu = 10 đ 100% * ĐỀ KIỂM TRA A. Trắc nghiệm: (4đ) Chọn ý trả lới đúng trong các câu sau rồi ghi vào giấy làm bài: Câu 1: HIện tượng di truyền là gì? a. Hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu b. Sự sao chép lại các tính trạng của cơ thể từ thế hệ này sang thế hệ khác c. Hiện tượng con giống bố mẹ d. Hiện tượng bố mẹ truyền đạt cho con cái cơ sở vật chất di truyền của mình Câu 2: Hiện tượng biến dị là gì? a. Hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết b. Hiện tượng sinh vật biến đổi dần dưới ảnh hưởng của môi trường sống c. HIện tượng con xuất hiện những đặc điểm không có ở bố mẹ hoặc không biểu hiện những đặc điểm của bố mẹ d. Hiện tượng bố mẹ truyền đạt cho con cái cơ sở vật chất di truyền của mình Câu 3: Các NST bắt đầu đóng xoắn vào thời điểm nào trong chu kì tế bào động vật ? a. Kì trung gian b. Kì đầu c. Kì giữa d. kì cuối Câu 4: Các NST tự nhân đôi vào thời điểm nào trong chu kì tế bào động vật ? a. Kì trung gian b. Kì đầu c. Kì giữa d. kì cuối Câu 5: Các nucleotit trên 2 mạch đơn của phân tử ADN sẽ liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS. Kiểu liên kết nào dưới đây là đúng: a. A với A, T với T, G với X và ngược lại b. G với G, X với X, A với T và ngược lại c. A với T và ngược lại, G với X và ngược lại d. A với A, T với T, G với G, X với X Câu 6 : Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN xảy ra ở đâu ? a. Chủ yếu trong nhân tế bào, tại NST b. Tại trung thể c. Tại một số bào quan chứa ADN như ti thể, lạp thể d. Tại ribôxôm Câu 7 : ADN được cấu tạo từ những loại nguyên tố nào sau đây: a. C, H, O, S b. C, H, O, N, Cl c. C, H, O, N, Br d. C, H, O, N, P Câu 8: Muốn biết một cơ thể F1 là đồng hợp hay dị hợp, người ta thường dùng phương pháp lai nào để xác định? a. Cho F1 tự thụ phấn b. Cho F1 lai phân tích c. Cho F1 giao phối với nhau d. Cho F1 lai với một cơ thể đồng hợp trội B. Tự luận: (6đ) Câu 1: Hãy lấy 4 ví dụ về cặp tính trạng tương phản (1đ)? Câu 2: Ở cá kiếm, mắt đen trội hoàn toàn so với mắt đỏ. Cho cá kiếm mắt đen thuần chủng giao phối với cá kiếm mắt đỏ. F1 cho toàn cá kiếm mắt đen. Cho F1 lai phân tích F2 sẽ cho kết quả như thế nào về kiểu gen và kiểu hình? (2đ) Câu 3: Phân biệt bộ NST lưỡng bội với bộ NST đơn bội? (1đ) Câu 4: Trình bày quá trình nhân đôi của phân tử ADN ? Phân tử ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào? (2đ) * ĐÁP ÁN: A. Trắc nghiệm: (4đ) Mỗi ý đúng được 0.5đ 1 2 3 4 5 6 7 8 a a b a c a d b B. Tự luận: (6đ) Câu 1: Mỗi ví dụ đúng được (0.25đ) Câu 2: Quy ước: A: Mắt đen a: Mắt đỏ (0.25đ) Cá kiếm mắt đen có KG: AA Cá kiếm mắt đỏ có KG: aa (0.25đ) Sơ đồ lai Pt/c: Mắt đen X Mắt đỏ AA aa G: A a (0.25đ) F1: 100% Aa ( Mắt đen ) (0.25đ) Cho F1 lai phân tích: Aa X aa (0.25đ) G: A, a a (0.25đ) F2: KG: 1Aa : 1aa (0.25đ) KH: 1 mắt đen:1 mắt đỏ (0.25đ) Câu 3: - Bộ NST lưỡng bội ( 2n ) chứa các cặp NST tương đồng (0.5đ) - Bộ NST đơn bội ( n ) chứa một NST trong mỗi cặp tương đồng . (0.5đ) Câu 4: - Quá trình tự nhân đôi: + Hai mạch ADN tách nhau theo chiều dọc. (0.5đ) + Các nuclêôtít của mạch khuôn liên kết với nuclêôtít tự do theo NTBS. (0.5đ) + 2 mạch mới của 2 ADN con được tổng hợp trên mạch khuôn của ADN mẹ. (0.5đ) - Quá trình tự nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc: + Khuôn mẫu. (0.5đ) + Bổ sung. (0.5đ) IV/ TỔNG HỢP - RÚT KINH NGHIỆM 1/ Phân loại Điểm 9 – 10 7 – 8,5 5 – 6,5 3 – 4,5 0 – 2,5 Số lượng Tỉ lệ % 2/ Những sai sót cơ bản về kiến thức và kĩ năng 3/ Nguyên nhân - Hướng khắc phục 4/ Rút kinh nghiệm KÝ DUYỆT TT Nguyễn Thị Uyên Phi
Tài liệu đính kèm: