Đề kiểm tra học kì I năm học 2014-2015 môn: Vật lí – lớp 8 có đáp án

doc 5 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1422Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I năm học 2014-2015 môn: Vật lí – lớp 8 có đáp án", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I năm học 2014-2015 môn: Vật lí – lớp 8 có đáp án
UBND HUYỆN PHÚ LƯƠNG
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: VẬT LÍ – LỚP 8
( Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM( 4 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Một đoàn tàu chuyển động trong thời gian 90 phút đi được quãng đường 81 km. Vận tốc của đoàn tàu là:
 A. 121,5 km/h B. 45 km/h C. 54km/h D. 118,5km/h
Câu 2. Một vật đang chuyển động thẳng đều thì chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ:
Chuyển động với vận tốc tăng dần
Chuyển động với vận tốc giảm dần
Hướng chuyển động của vật thay đổi
Vật vẫn giữ nguyên vận tốc như ban đầu
Câu 3. Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi:
Tiết diện của các nhánh khác nhau
Các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên
Độ dày của các nhánh như nhau
Độ cao của các nhánh như nhau
Câu 4. Một miếng sắt có thể tích là 0,002 m3. Khi nhúng miếng sắt này chìm trong nước thì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt là:
 A. 10N B. 15N C. 20N D. 25N
( Cho trọng lượng riêng của nước là d= 10000 N/m3)
Câu 5. Công thức tính áp suất của chất lỏng là:
 A. p= d/h B. p= h/d C. p= d.h D. p= d + h
Câu 6. Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao tăng dần?
Không thay đổi B. Càng giảm C. Càng tăng D. Có lúc tăng, lúc giảm.
Câu 7:Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát:
Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
Tăng lực ép lên bề mặt tiếp xúc.
Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc.
Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
Câu 8. Một người đang ngồi trên ô tô chạy trên đường. Nhận xét nào sau đây là đúng:
So với hàng cây ven đường thì người đó đang chuyển động .
So với hàng cây ven đường thì người đó đang đứng yên
So với người lái xe thì người đó đang chuyển động
. D. Người đó luôn luôn đứng yên
PHẦN II. TỰ LUẬN ( 6 điểm)
Câu 9. Một ô tô chuyển động trên quãng đường thứ nhất dài 720km với vận tốc 60km/h và đi tiếp quãng đường thứ hai dài 150km trong thời gian 3 giờ. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả hai quãng đường.
Câu 10. Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 180m. Biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300 N/m3. Hãy tính:
Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là bao nhiêu?
Để có áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là 2163000 N/m2 thì tàu phải lặn sâu thêm bao nhiêu so với lúc trước.
Câu 11. Một vật hình trụ có thể tích V được thả vào một chậu nước thấy vật đó bị chìm 1/3 thể tích; 2/3 thể tích còn lại của vật nổi trên mặt nước. Cho biết Dnước= 1.000kg/m3
Tính khối lượng riêng của chất làm vật? Biết rằng điều kiện để vật nổi là P = FA ( Trong đó: P là trọng lượng của vật; FA là độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét)
Lưu ý: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm!
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn : Vật lí 	Lớp 8
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
B
C
C
B
C
A
Thang điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
PHẦN II: TỰ LUẬN ( 6 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
9
( 2đ)
Tóm tắt:
s1= 720 km; s2= 150 km
v1 = 60 km/h
t2= 3 h
Hỏi: t1=? VTB= ?
0,5
Lời giải:
Thời gian ô tô đi quãng đường đầu:
 t1= = = 12 (h)
0,75
Vận tốc trung bình của ô tô trên cả hai quãng đường là:
 vTB = = = 58 (km/h)
0.75
 Đ.s: 58 km/h
10 
(3đ)
Tóm tắt:
h1= 180m; d= 10300 N/m3	
Hỏi: a. p1=? 
 b. h? 
0,5
Lời giải:
a. Áp suất chất lỏng tác dụng lên thân tàu ở độ sâu 180m:
 p1 = d.h1 = 10300 . 180 = 1854000 (N/m2)
1.0
 b. Độ sâu của vật so với mặt thoáng lúc này là:
 h2== = 210 (m)
 Vậy tàu đã lặn sâu thêm:
 h = h2 – h1 = 210 – 180 = 30 (m)
0,75
0,75
 Đ.s: 1854000N/m2 ; 30m 
11
(1đ)
Gọi D’ là khối lượng riêng của chất làm vật.
Do đó trọng lượng của vật: P = 10. D’. V 
 0,25
Lực đẩy Ac-si-met: FA= 10. D. 
0,25
Khi vật nổi ta có : P = FA → 10. D’. V = 10. D. 
0,25
Suy ra : D’ = = ≈ 333,3 (kg/m3) 
 Đ.s: 333,3 (kg/m3)
0,25
Chú ý: Nếu học sinh giải theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.
UBND HUYỆN PHÚ LƯƠNG
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: VẬT LÍ – LỚP 9
( Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM( 4 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm đi 5 lần thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó:
 A. Tăng 10 lần B. Giảm 10 lần C. Giảm 5 lần D. Tăng 5 lần
Câu 2: Cho hai điện trở R1 = R2 = 20 mắc vào hai điểm A và B. Điện trở tương đương của đoạn mạch AB khi R1 mắc song song R2 là:
 A. 10 B. 20 C. 30 D. 40
Câu 3: Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi: 
Tiết diện dây dẫn của biến trở B. Chiều dài dây dẫn của biến trở
C. Điện trở suất của chất làm biến trở D. Nhiệt độ của biến trở
Câu 4 : Một bóng đèn ghi: 3V - 6W. Điện trở của bóng đèn có giá trị nào dưới đây:
 A. R = 0,5 B. R = 1 C. R = 1,5 D. R = 2
Câu 5: Theo qui tắc bàn tay trái thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ:
A. Chiều dòng điện chạy qua dây dẫn B. Chiều từ cực Bắc đến cực Nam của nam châm
C. Chiều từ cực Nam đến cực Bắc của nam châm D. Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn.
Câu 6: Từ trường không tồn tại ở đâu?
 A. Xung quanh nam châm. B. Xung quanh dòng điện. 
 C. Xung quanh điện tích đứng yên. D. Xung quanh trái đất.
Câu 7: Khi sửa chữa điện trong nhà, để bảo đảm an toàn ta phải:
 A. Ngắt cầu dao điện 
 B. Mang dép nhựa hoặc đứng trên ghế gỗ khô và giữ cơ thể khô ráo
 C. Sử dụng các dụng cụ sửa chữa điện phải có chuôi cách điện. 
 D. Thực hiện cả A, B, C 
Câu 8: Thanh nam châm thẳng hút các vật bằng sắt, thép mạnh nhất ở vị trí nào?
 A. Hai đầu cực B. Chính giữa thanh nam châm. 
 C. Gần hai đầu cực D. Tại bất kì điểm nào
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Å
F
I
Câu 9: (1,5điểm).
- Phát biểu quy tắc bàn tay trái??
- Áp dụng: Hãy xác định tên từ cực của nam châm trong hình vẽ bên. 
 Cho biết kí hiệuchỉ dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng 
trang giấy và có chiều đi từ phía trước ra phía sau của trang giấy.
Câu 10: (3,5 điểm).
Một bóng đèn có ghi 110V- 25W được mắc nối tiếp với một biến trở vào hiệu điện thế 220V. 
a. Tính điện trở và cường độ dòng điện qua bóng đèn khi bóng đèn sáng bình thường.
b. Để đèn sáng bình thường thì biến trở phải có giá trị bao nhiêu?
c. Tính điện năng mà bóng đèn tiêu thụ trong một tháng (30 ngày). Biết mỗi ngày dùng trung bình 4 giờ và bóng được sử dụng với hiệu điện thế đúng bằng hiệu điện thế định mức.
R1
R4
R3
R2
K
A
B
d. Tính tiền điện phải trả cho việc dung bóng đen như trên trong một tháng(30 ngày) với giá tiền điện là 1200đ/ kW.h.
Câu 11: (1điểm): Cho mạch điện như hình vẽ biết
 R1=6Ω; R2=20Ω; R3=20Ω; R4=2Ω.
Tính điện trở của toàn mạch khi K đóng và khi K mở.
Lưu ý: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2014- 2015
 Môn: Vật Lý 	 Lớp 9
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm).
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
A
B
C
D
C
D
A
Thang điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
 9
( 1,5đ)
N
S
 + Phát biểu đúng
 + Vận dụng: 
1.0
0,5
10
( 3,5đ)
Tóm tắt: 
Cho mạch điện: Rđ nối tiếp Rb , trong đó:
Uđm= 110V; Pđm= 25W
U= 220V
Hỏi:
a. Rbđ=? I=?
b. Rb=?
c. A=? trong t= 4.30= 120 (h)
0,5
Lời giải:
a. Điện trở của bóng đèn là: 
 Rbđ = =( )
0.5
 Để đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện qua bóng đèn: 
 I = 0,23 ( A)
0.5
b. Do mạch mắc nối tiếp nên cường độ dòng điện qua biến trở cũng có độ lớn là: I= (A)
0.25
Hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở:
 Ub= U - Uđm= 220- 110 =110 (V)
0.25
 Do đó: Rb = 484() 
0.5
 c. Điện năng bóng đèn tiêu thụ là: (Pđm = 25W = 0,025kW)
 A = . t = 0,025.120 = 3 ( kWh)
0.5
d. Số tiền phải trả là: 1200.3 = 3600đ
0.5
11
( 1,0đ)
Khi K đóng vẽ lại mạch và phân tích mạch như sau: R1 //{(R2//R3)nt R4} 
Rtđ= 4Ω.
0.5
Khi K mở vẽ lại mạch và phân tích mạch như sau:{ (R1ntR2)// R4 } nt R3; 
 Rtđ= 21,86Ω.
0.5
 Chú ý: Nếu học sinh giải theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_mon_ly.doc