Giáo án Ôn tập chương I: Động học chất điểm

docx 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1430Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ôn tập chương I: Động học chất điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ôn tập chương I: Động học chất điểm
Ôn tập chương I: Động học chất điểm
Kiến thức cần nhớ:
Chuyển động cơ:
Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
Chất điểm có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi, khối lượng bằng khối lượng vật.
Xác định vị trí của vật cần: 
+ Chọn vật làm mốc
+ Hệ tọa độ gắn với vật mốc
+ Nếu biết quỹ đạo của vật chỉ cần chọn vật làm mốc và chiều dương trên quỹ đạo
Xác định thời gian chuyển động của vật cần:
+ Chọn mốc thời gian
+ Đồng hồ đo thời gian
Hệ quy chiếu bao gồm: Vật làm mốc, hệ tọa độ, mốc thời gian, đồng hồ
Chuyển động thẳng đều:
Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
Công thức cơ bản:
+ Quãng đường đi được: s=vt
+ Tốc độ trung bình: v= st (km/h hoặc m/s)
+Phương trình chuyển động: x=x0+ vt
Chuyển động thẳng biến đổi đều:
Chuyển động thẳng nhanh (chậm) dần đều là chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tăng (giảm) đều theo thời gian.
Vận tốc (v): v=v0+ at là đại lượng véctơ
Gia tốc (a): 
+ a= ∆v∆t= v -vot-t0 (m/s2)
+ là đại lượng véctơ không đổi: cùng dấu v0 khi vật chuyển động nhanh dần đều và ngược lại.
Quãng đường đi được: s=v0+at 
Phương trình chuyển động: x=x0+v0+ 12at2
Công thức liên hệ: v2-v02=2as
Sự rơi tự do:
Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đềub theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
Gia tốc rơi tự do là gia tốc trọng trường g thường lấy xấp xỉ bằng 10m/s2
Vận tốc: v=gt
Quãng đường đi được: s=12gt2
Vận tốc chạm đất của vật tại thời điểm t: v=2gs 
Thời gian để vật đi được quãng đường s: t=2sg 
Chuyển động tròn đều:
Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo tròn và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi cung tròn.
Véctơ vận tốc: + phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo
 +độ lớn (tốc độ dài) : v=∆s∆t (m/s)
Tốc độ góc : ω=∆α∆t (rad/s)
Chu kì T: T=2πω (s)
Tần số f: f=1T=ω2π (Hz)
Gia tốc hướng tâm: 
Công thức liên hệ: +v=rω=aω
+ ω=2πT=2πf=av
Tính tương đối của chuyển động công thức cộng vận tốc: 
Quỹ đạo và vận tốc của cùng một vật chuyển động đối với các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau.
Công thức cộng vận tốc: Véctơ vận tốc tuyệt đối bằng tổng véctơ của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo: 
Bài tập:
Câu 1. Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng ? Chuyển động cơ là: 
A.sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.	
B. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian.	 
C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian .	
D. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian.
Câu 2: Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v. Chọn trục toạ độ ox có phương trùng với phương chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc toạ độ O cách vị trí vật xuất phát một khoảng OA = x0 . Phương trình chuyển động của vật là:
A. .	B.x = x0 +vt. C. . D. 
Câu 3: Chuyển động nào dưới đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. Một viên bi lăn trên máng nghiêng. 	 
B. Một vật rơi từ độ cao h xuống mặt đất.
C. Một ôtô chuyển động từ Hà nội tới thành phố Hồ Chí Minh. 	
D.Một hòn đá được ném lên cao theo phương thẳng đứng
Câu 4: Một chiếc xe máy chạy trong 3 giờ đầu với vận tốc 30 km/h, 2 giờ kế tiếp với vận tốc 40 km/h. Vận tốc trung bình của xe là:
A.v = 34 km/h. B. v = 35 km/h. C. v = 30 km/h. D. v = 40 km/h
Câu 5: Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần đều. Sau 100s tàu đạt tốc độ 36km/h. Gia tốc và quãng của đoàn tàu đi được trong 100s đó ? 
A. 0.185 m ; 333m/s 	 B. 0.1m/s2 ; 500m 	
C. 0.185 m/s ; 333m 	 D. 0.185 m/s2 ; 333m
Câu 6: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 54km/h thì người lái xe hãm phanh. Ôtô chuyển động thẳng chậm dần đều và sau 6 giây thì dừng lại. Quãng đường s mà ôtô chạy thêm được kể từ lúc hãm phanh là :
A. s = 45m.	B. s = 82,6m.	C. s = 252m.	D. s = 135m.
Câu 7: Tại cùng một vị trí xác định trên mặt đất và ở cùng độ cao thì :	
A. Hai vật rơi với cùng vận tốc. 
B. Vận tốc của vật nặng lớn hơn vận tốc của vật nhẹ.
C. Vận tốc của vật nặng nhỏ hơn vận tốc của vật nhẹ. 
D. Vận tốc của hai vật không đổi.
Câu 8 : Nếu lấy gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2 thì tốc độ trung bình của một vật trong chuyển động rơi tự do từ độ cao 20m xuống tới đất sẽ là : 
A.vtb = 15m/s.	B. vtb = 8m/s.	C. vtb =10m/s.	D. vtb = 1m/s.
Câu 9: : Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống tới mặt đất. Biết rằng trong 2s cuối cùng vật đi được đoạn đường bằng một phần tư độ cao h. Xác định độ cao h và thời gian chuyển động của vật. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8m/s2.
h = 1092m; t = 14,93s	C. h = 1088m; t = 14,93s
h = 1088m; t = 19,43s	D. h = 1092m; t = 19,43s
Câu 10: Từ độ cao 2 m , một vật được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc đầu là 7,5 m/s. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8 m/s2. Xác định khoảng thời gian chuyển động của vật từ khi được ném cho tới khi chạm đất. 
1,76s	B. 2,76s	C. 3,76s	D. 4,76s
Câu 11: Hai giọt nước rơi ra khỏi ống nhỏ giọt sau 0,7s tại độ cao 10m. Lấy g = 10m/s2. Hai giọt nước chạm đất cách nhau 1 khoảng thời gian là bao nhiêu?
0.5s	B. 0,6s	C. 0,7s	D. 0,8s
Câu 12: Các công thức liên hệ giữa vận tốc dài với vận tốc góc, và gia tốc hướng tâm với tốc độ dài của chất điểm chuyển động tròn đều là:
A. . B. . C.. D. 
Câu 13: Trong chuyển động tròn đều vectơ vận tốc có:
A.Phương không đổi và luôn vuông góc với bán kính quỹ đạo.
B.Có độ lớn thay đổi và có phương tiếp tuyến với quỹ đạo.
C.Có độ lớn không đổi và có phương luôn trùng với tiếp tuyến của quỹ đạo tại mỗi điểm.
D. Có độ lớn không đổi và có phương luôn trùng với bán kính của quỹ đạo tại mỗi điểm.
Câu 14: Tốc độ góc của một điểm trên Trái Đất đối với trục Trái Đất là bao nhiêu? Cho biết chu kỳ T = 24 giờ.
A. .	B. 
C. 	D. 
Câu 15: Tỉ số giữa vận tốc góc của kim phút và vận tốc góc của kim giờ của một đồng hồ là:
A. = 12. B. = 16. C. = 6. D. = 12.
Câu 16: Một đĩa tròn bán kính 20cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay 1 vòng hết đúng 0,2 giây. Tốc độ dài v của một điểm nằm cách tâm đĩa 10cm bằng: 
A. v = 62,8m/s.	 B. v = 3,14m/s. C. v = 628m/s.	D. v = 6,28m/s.
Câu 17: Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật có tính tương đối?
A. Vì trạng thái của vật được quan sát ở các thời điểm khác nhau.
B. Vì trạng thái của vật được xác định bởi những người quan sát khác nhau bên lề đường.
C. Vì trạng thái của vật không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động.
D. Vì trạng thái của vật được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.
Câu 18 : Gia tốc hướng tâm của chất điểm chuyển động tròn đều tăng hay giảm bao nhiêu nếu vận tốc góc giảm còn một nửa nhưng bán kính quỹ đạo tăng 4 lần ?
	A. Không đổi.	B. Tăng 4 lần.	
	C. Tăng 2 lần.	D. Tăng 8 lần.
Câu 19: Một rơi dây không dãn dài l = 1m , một đầu giữ cố định ở O cách mặt đất 
25 m còn đầu kia buộc vào viên bi . Cho viên bi quay tròn đều trong mặt phẳng 	
thẳng đứng với tốc độ góc w = 20 rad/s . Khi dây nằm ngang và vật đi xuống thì 
dây đứt . Lấy g = 10 m/s2 . Thời gian để viên bi chạm đất kể từ lúc dây đứt và 
vận tốc viên bi lúc chạm đất là :
A. t = 0,5 s và v = 36m/s . 	B. t = 0,8 s và v = 36m/s .
C. t = 1,0 s và v = 30m/s .	D. t = 1,5 s và v = 40m/s .
Câu 20: vệ tinh nhân tạo của Trái đất ở độ cao 600km bay với vận tốc 7,7km/s. Coi rằng chuyển động của vệ tinh là chuyển động tròn đều, bán kính Trái đất bằng 6400km. Tính tốc độ góc, tần số của vệ tinh?
ω=1,1.10-3, f= 1,75.10-4	B. ω=1,1.10-4, f= 1,75.10-3	
C. ω=1,1π.10-3, f= 1,75.10-4	D. ω=1,1.10-4π, f= 1,75.10-3
Câu 21: Người ta ném một vật từ mặt đất lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc 5m/s. Lấy g=10m/s2. Tính thời gian chuyển động và độ cao cực đại vật đạt được?
t=1,12s, hmax=0,875m	B. t=1,32s, hmax=1,875m
C. t= 1,32s, hmax=1,875m	D. t=1,12s, hmax=0,875m
Câu 22: Một xe lửa rời ga chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc a= 2m/s2 đến khi đạt được vận tốc 72km/s thì tiếp tục chuyển động thẳng đều, khi cách ga kế tiếp 400m thì hãm phanh với gia tốc a=12m/s2. Biết hai ga cách nhau 10,5km. Tính thời gia chuyển động của xe.
t= 6,67’	B. t=7,67’	C. t=8,67’	D. t=9,67’
Câu 23: Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất mỗi vòng hết một giờ Hãy tính gia tốc hướng tâm của vệ tinh biết bán kính Trái Đất bằng 6400km, độ cao của vệ tinh bằng 400km.
a= 20,7m/s2	B. a=21,7m/s2	C. a=22,7m/s2	B. a=23,7m/s2
Câu 24: Một chất điểm chuyển động tròn đều với tốc độ góc ω= 2,25π rad/s. Trong 2s chất điểm đã quay được một góc bằng bao nhiêu?
5π rad/s	B. 1,125π rad/s	C. 2,25π rad/s	D. 7,5π rad/s
Câu 25: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều. Sau 20s ôtô đạt vận tốc 14m/s. Sau 40s kể từ lúc tăng tốc, gia tốc và vận tốc của ôtô lần lượt là:
 	A. 0,7 m/s2 ; 38m/s. B. 0,2 m/s2 ; 8m/s.
C. 1,4 m/s2 ; 66m/s. D. 0.5m/s2 ; 18m/s.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_tap_chuong_I.docx