Đề kiểm tra học kỳ I - Vật lý 10 năm học: 2014 - 2015 thời gian làm bài: 45 phút

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1249Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I - Vật lý 10 năm học: 2014 - 2015 thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I - Vật lý 10 năm học: 2014 - 2015 thời gian làm bài: 45 phút
Tên HS : ------------------------------------------------------- Lớp-Mã số:---------------------
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - VẬT LÝ 10
Năm học: 2014-2015
Thời gian làm bài: 45 phút 
LÝ THUYẾT:
Câu 1: (1điểm) Thế nào là chuyển động thẳng đều? Viết công thức tính quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều.
Câu 2: (1điểm) Sự rơi tự do là gì? Nêu các đặc điểm của sự rơi tự do?
Câu 3: (1điểm) Nêu đặc điểm của lực và phản lực?
Câu 4: (1điểm) Nêu định nghĩa và viết công thức của lực hướng tâm? Nêu tên, đơn vị các đại lượng có trong công thức.
B.BÀI TOÁN: Biết g = 10m/s2
Bài 1: (2,0 điểm) Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm, được treo thẳng đứng đầu trên cố định, khi treo quả nặng 200g thì lò xo dài 25cm.
Xác định độ cứng của lò xo
Nếu nén lò xo một lực 3N thì lò xo dài bao nhiêu cm?
Bài 2: (2,0 điểm) Một ô tô có khối lượng 1 tấn bắt đầu chuyển động nhanh dần đều trên mặt đường ngang với hệ số ma sát µ. Cho lực kéo có độ lớn 1500 N, sau khi đi được 200m ô tô đạt vận tốc 72 km/h. Hãy tính:
300
Gia tốc của ô tô và thời gian đi hết quãng đường trên?
Lực ma sát và hệ số ma sát giữa xe và mặt đường? Vẽ hình, phân tích lực
Bài 3 : (Dành cho học sinh lớp 10A1 à 10A8 và 10A15, 10A16): (2,0 điểm) : 
Một quả cầu có khối lượng 4kg được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây làm với tường một góc 300 bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Hãy tính lực căng dây và phản lực của tường tác dụng lên quả cầu.
Bài 4 : (Dành cho học sinh lớp 10A9 à 10A14): (2,0 điểm) : 
Thanh nhẹ BC nằm ngang được gắn vào tường tại C. Đầu B nối với tường bằng dây AB không dãn , đồng thời treo vật có khối lượng 
m = 1,2kg nằm cân bằng như hình vẽ. Cho AC=30 cm, BC=40 cm. Tính lực căng của dây AB và phản lực của tường tác dụng lên thanh BC. 
HẾTĐÁP ÁN LÝ 10 – HK1
Câu 1: định nghĩa (0,5đ) 
Công thức: 	(0,5đ) 
Câu 2: (0,25; 0,75)
Câu 3: Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời (0,25đ) 
Lực và phản lực luôn cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều, đặt vào 2 vật khác nhau (0,5đ) 
Lực và phản lực không cân bằng (0,25đ) 
Câu 4: (4x0.25)
Bài 1:
a.Ta có : k. ∆l = mg (0,5đ)
 k = = 40N/m (0,5đ)
b. F = 3N, k = 40N/m 
F = k.∆l (0,5đ)
 ∆l = 0,075m = 7,5cm (0,25đ)
 .l = lo - ∆l = 12,5cm (0,25đ)
Bài 2
a)
+ v2 – v02 = 2aSÞa=1m/s2 (0,25đ)
+ t = 20s(0,25đ)
b)
+ Vẽ hình, phân tích lực (0,25đ)
+ P + N + Fk + Fms = ma (0,25đ)
+ Chiếu lên trục ox: Fk – Fms = ma(0,25đ)
Þ Fms = 500N(0,25đ)
+ µ = Fms/mg = 0,05(0,25đ)
Bài 3:
- Vẽ hình đúng (3 lực) (0,5đ)
- Viết được điều kiện cân bằng(0,5đ)
- Tính lực căng dây: T= 46,19N (0,5đ)
- Tính được phản lực của tường: N= 23,09N(0,5đ)
Bài 4:
Vẽ hình đủ 3 lực cân bằng..0.5
tan= tan(CAB) = N/P=BC/AC=4/3025
Suy ra N=16 N..0. 5
cos = P/T =0,6.0.25
suy ra T = 20 N 0. 5
Học sinh làm đúng không theo các bước như đáp án vẫn cho nguyên điểm từng phần.
Thiếu hay sai đơn vị chỉ trừ ở đáp số (có hỏi) 0,25đ và chỉ trừ 1 lần cho mỗi bài toán, tối đa toàn bài 0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docly10-hk1.doc