Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 71 đến 75 - Năm học 2013-2014

doc 9 trang Người đăng dothuong Lượt xem 486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 71 đến 75 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 71 đến 75 - Năm học 2013-2014
TUẦN 15
Tiết
Tên bài dạy
71,72
Chiếc lược ngà
73,74
Ôn tập Tiếng Việt(Các phương châm hội thoạiCách dẫn gián tiếp)
75
Kiểm tra Tiếng Việt
Ngày soạn: 22/11/2013
Ngày dạy: 25/11/2013 – 29/11/2013
CHIẾC LƯỢC NGÀ
 Nguyễn Quang Sáng
I/Mục tiêu cần đạt
1/Kiến thức
-Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu
-Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
2/Kỹ năng
-Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện nghệ thuật.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài: Nhân vật anh thanh niên có những nét đẹp nào?
3/Giới thiệu bài: Tình cảm trong chiến tranh là đề tài được thể hiện rất nhiều trong văn học. Hôm nay các em sẽ tìm hiểu tình cảm cha con qua truyện ngắn “CLN”
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
-Hs: Đọc chú thích
-Gv: Hãy nêu những nét chính giới thiệu về tác giả?
-Gv: Hãy cho biết truyện “Chiếc lược ngà” được viết trong thời gian nào?
 Truyện viết khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.
-Hs: Đọc văn bản
-Gv: Hãy tóm tắt cốt truyện của đoạn trích? (Kể 8 -> 10 câu)
-Gv: Tình huống nào trong truyện đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con ông Sáu và bé Thu?
 Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu bé Thu không nhận ông Sáu là ba, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thì lúc ông Sáu phải ra đi.
 Ở khu căn cứ, ông Sáu đã dồn hết cả tình thương yêu và mong nhớ con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hy sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.
-Gv: Khi nghe ông Sáu gọi, bé Thu có thái độ và hành động như thế nào?
-Gv: Khi ông Sáu đến gần thì bé Thu có thái độ và hành động như thế nào?
 Tác giả tả thật cụ thể và hợp lý: con bé quá ngạc nhiên, bất ngờ, không hiểu chuyện gì xảy ra, tiếp sau là sự sợ hãi, sợ bị bắt rất phù hợp với tâm lý trẻ con.
-Gv: Ngày tiếp theo bé Thu có thái độ như thế nào đối với ông Sáu?
-Gv: Bé Thu có lúc bị dồn vào thế bí để gọi ông Sáu là ba. Đó là tình huống nào? Bé Thu đã có thái độ và hành động như thế nào?
-Gv: Ngoài ra bé Thu còn có hành động nào tỏ thái độ không nhận ông Sáu là ba?
-Gv:Vì sao bé Thu lại có thái độ và hành động đó
 Vì bé Thu thấy ông Sáu có cái vết thẹo không giống với tấm ảnh mà nó biết nên nó không chịu nhận ông Sáu là ba.
-Gv: Em nhận xét Thu là cô bé như thế nào?
-Gv: Sự ương ngạnh của bé Thu có đáng trách không?
 Sự ương ngạnh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách. Phản ứng tâm lý của em là hoàn toàn tự nhiên, nó chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba.
-Gv: Vì sao bé Thu lại nhận ông Sáu là ba trước lúc ông lên đường?
 Trong đêm bỏ về nhà ngoại. Thu được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba là do tội ác của bọn giặc.
-Gv: Tâm trạng bé Thu lúc này như thế nào?
-Gv: Trong buổi sáng cuối cùng, trước lúc ông Sáu lên đường thái độ và hành động của bé Thu thay đổi như thế nào?
 Trong đêm bỏ về nhà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó. Vì thế trong giờ phút chia tay với ba, tình yêu và nỗi mong nhớ với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuốn quýt có xen lẫn cả sự hối hận.
-Gv: Qua sự biểu hiện tâm lý và hành động cho thấy tình cảm của bé Thu như thế nào?
 Ở Thu còn có nét cá tính là sự cứng cỏi đến mức tưởng như ương ngạnh, nhưng Thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của trẻ con.
-Gv: Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật?
 Qua diễn biến tâm lý của bé Thu được miêu tả trong truyện, ta thấy tác giả tỏ ra rất am hiểu tâm lý trẻ em và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến, trân trọng tình cảm trẻ thơ.
-Gv: Thái độ và hành động của ông Sáu khi mới về phép gặp được con sau bao năm xa cách được tác giả miêu tả như thế nào?
-Gv: Hành động này thể hiện tâm trạng gì của ông Sáu?
-Gv: Lúc bị từ chối ông Sáu có phản ứng và cử chỉ như thế nào?
-Gv: Tâm trạng ông lúc này như thế nào?
-Gv: Trong hai ngày sau, ông Sáu có thái độ và tình cảm như thế nào với bé Thu?
-Gv: Trong buổi chia tay, ông Sáu có thái độ và hành động nào?
-Gv: Khi bé Thu nhận ông là ba thì ông có tâm trạng như thế nào?
-Gv: Khi trở lại căn cứ điều gì khiến ông Sáu day dứt, ân hận?
-Gv: Ở căn cứ ông thể hiện tình thương con bằng việc làm nào?
 Nỗi day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày sau khi chia tay với gia đình là ông đánh con khi nóng giận. Rồi lời dặn của đứa con “Ba về! Ba mua cho con cây lược nghe ba”, đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm chiếc lược ngà cho con.
-Gv: Ông dành hết tâm trí và công sức vào việc làm cây lược như thế nào?
-Gv: Trên cây lược ông khắc hàng chữ gì?
 Trên sống lưng cây lược khắc hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét
-Gv: Chiếc lược ngà có ý nghĩa như thế nào với ông Sáu?
 Chiếc lược thành một vật quý giá và thiêng liêng đối với ông Sáu
-Gv: Nhưng rồi tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông Sáu đó là gì?
-Gv: Hãy nêu những giá trị về nội dung và nghệ thuật của truyện?
 Bé Thu không nhận ông Sáu là ba khi ông về thăm nhà, rồi lại biểu lộ những tình cảm thật nồng nhiệt, đầy xúc động với người cha trước lúc chia tay.
 Người kể chuyện trong vai một người bạn thân thiết của ông Sáu, không chỉ là người chứng kiến khách quan và kể lại mà còn bày tỏ sự đồng cảm chia sẻ với nhân vật.
 Chọn nhân vật kể như vậy khiến cho câu chuyện đáng tin cậy.
I/Đọc - Tìm hiểu chú thích
1/Tác giả
-Nguyễn Quang Sáng sinh 1932, quê ở An Giang
-Trong kháng chiến, ông chủ yếu hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.
2/Tác phẩm
-Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966
II/Tìm hiểu văn bản
1/Diễn biến tâm lý và tình cảm của bé Thu
a)Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ông Sáu là ba
-Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng
-Hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên.
- Không một lần gọi tiếng “ba”, chỉ gọi trống không với ông Sáu.
-Nhất định không gọi ông Sáu là ba để nhờ chắc nước nồi cơm đang sôi.
-Bé Thu hất tung cái trứng cá mà ông Sáu gắp cho.
-Bỏ về nhà ngoại.
=>Bé Thu thờ ơ, lạnh lùng đến mức bướng bỉnh, ngang ngạnh. Đây là phản ứng tâm lý tự nhiên của trẻ thơ.
b)Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ông Sáu là ba
-“Nghe ngoại kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”.
->Tâm trạng như là sự ân hận, hối tiếc.
-“Lần đầu tiên Thu cất tiếng goi “ba”
-“Nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”.
-“Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”.
-“Hai tay nó siết chặt lấy cổnó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó”
=>Tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ, mãnh liệt. Ở bé Thu có cá tính cứng cỏi đến ương ngạnh nhưng vẫn có sự hồn nhiên ngây thơ và chân thành.
2/Tình cảm của một người cha 
-Bước vội vàng
-Giọng run run “Ba đây con”
->Sự xúc động
-Đứng sững lạimặt anh sầm lại hai tay buông xuống như bị gãy.
->Đau khổ, thất vọng và buồn khi thấy con sợ hãi.
-Tìm cách để làm thân, vỗ về.
-Sung sướng, cảm động, hạnh phúc khi con gái nhận ông là ba.
-Ân hận vì đánh con
-Những lúc rảnh rổi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc.
-Trên sống lưng câu lược khắc hàng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”
->Chiếc lược làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha với con
-Ông Sáu đã hy sinh khi chưa kịp trao vào tay con gái chiếc lược ngà.
III/Tổng kết
-Nội dung: Câu chuyện không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết sâu nặng mà còn gợi đến đau thương mất mát do chiến tranh.
-Nghệ thuật:
+Xây dựng được cốt truyện chặt chẽ, có yếu tố bất ngờ.
+Nhận vật kể thích hợp
*Ghi nhớ: (SGK)
4/Củng cố: Thay lời bé Thu kể lại đoạn cuối câu chuyện.
5/Dặn dò: Về nhà làm phần luyện tập, học bài ôn tập chuẩn bị cho tiết kiểm tra
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I/Mục tiêu cần đạt
1/Kiến thức
-Các phương châm hội thoại.
-Xưng hô trong hội thại
-Các dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.
2/Kỹ năng
-Giúp học sinh nắm được một số nội dung phần tiếng Việt đã học
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài:
3/Giới thiệu bài: Qua các tiết ôn tập, các phần về từ ngữ. Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm vững hơn về nội dung
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
-Gv: Các em đã học các phương châm hội thoại nào?
-Gv: Thế nào là phương châm về lượng? Về chất? Quan hệ? Cách thức? Lịch sự?
-Gv: Hãy kể một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ?
-Gv: Nhận xét - Kết luận.
-Gv: Phương châm hội thoại có phải là quy định bắt buộc trong giao tiếp ngôn ngữ không?
 Không phải là các quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp. Nó chỉ tạo thuận lợi trong giao tiếp ngôn ngữ.
-Gv: Hãy kể các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt?
-Gv: Ngôi thứ nhất có những từ ngữ xưng hô nào?
-Gv: Ngôi thứ hai có những từ ngữ xưng hô nào?
-Gv: Ngôi thứ ba có những từ ngữ xưng hô nào?
-Gv: Trong tiếng Việt thường tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn”. Em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ?
 Phương châm này có nghĩa là: Khi xưng hô người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính.
-Gv: Hãy cho ví dụ những từ ngữ xưng hô thời trước và hiện nay? +Bệ hạ, bần tăng, bần sĩ
 +Quý ông, quý anh, quý cô
-Gv:Cho học sinh thảo luận câu 3
-Gv: Hãy cho biết thế nào là cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?
-Hs: Đọc đoạn trích
-Gv: Hãy chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp? Ptích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp và lời đối thoại?
I/Các phương châm hội thoại
1/Phương châm về lượng
2/Phương châm về chất
3/Phương châm quan hệ
4/Phương châm cách thức 
5/Phương châm lịch sự
II/Xưng hô trong hội thoại
1/Ngôi thứ nhất
-Tôi, ta, tớ, mình
-Chúng tôi, chúng ta, chúng tớ
2/Ngôi thứ hai
-Anh, mi, cậu, bạn, mày
3/Ngôi thứ ba
-Anh ấy, bạn ấy, chị ấy, nó hắn, y
III/Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
1/Cách dẫn trực tiếp
2/Cách dẫn gián tiếp
4/Củng cố: Nhắc lại các phương châm hội thoại
5/Dặn dò: Về học bài chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I/Mục tiêu cần đạt
1/Kiến thức
Học sinh vận dụng kiến thức đã học làm bài trắc nghiệm và tự luận
2/Kỹ năng
Nắm lại những kiến thức và kỹ năng tiếng Việt đã học
XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Tên chủ đề 
(Nội dung chương trình)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Tổng số
TN
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1: Xưng hô trong hội thoại
Xác định được việc dùng ngôi trong xưng hô
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 0,5
Tỉ lệ 5%
Số câu 1
0,5 điểm 
Tỉ lệ 5%
Chủ đề 2 
Các phương châm hội thoại
Nhận biết được phương châm quan hệ
Nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp
Tìm hiểu và giải thích các phương châm hội thoại
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 0,5
Tỉ lệ 5%
Số câu 1
Số điểm 0,5
Tỉ lệ 5%
Số câu 1
Số điểm 4,0 
Tỉ lệ 40 %
Số câu 2 
Số điểm 1,0
Tỉ lệ 10%
Số câu1
Số điểm 4,0 
Tỉ lệ 40 %
Chủ đề 3: Quan hệ từ
Xác định được các cặp từ
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 0,5
Tỉ lệ 5% 
Số câu1
Số điểm 0,5
Tỉ lệ 5%
Chủ đề 4: Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp
Hiểu biết bản chất nhân vật
Viết đoạn văn có lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 0,5
Tỉ lệ 5% 
Số câu 1
2 điểm
Tỉ lệ 20%
Số câu 1
0,5 điểm 
Tỉ lệ 5 %
Số câu 1
2,0 điểm 
Tỉ lệ 20 %
Chủ đề 5: Từ đồng âm, đồng nghĩa
Xác định được từ đồng nghĩa
Phân tích hiện tượng đồng âm
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
 Số câu 1
Số điểm 0,5
Tỉ lệ 5%
Số câu 1
1 điểm 
Tỉ lệ 10 %
Số câu 1
Số điểm 0,5
Tỉ lệ 5%
Số câu 1
1 điểm 
Tỉ lệ 10 %
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu 7
1,75 điểm 
Số câu 5 
1,25 điểm 
Số câu 2 
7 điểm
Số câu 6
3 điểm 
Tỉ lệ 30 %
Số câu 3
7 điểm 
Tỉ lệ 70 %
NỘI DUNG ĐỀ
I/Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm): Đọc kỹ câu hỏi trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Các từ “mi, cậu, mày” dùng ở ngôi thứ mấy?
a. Ngôi thứ nhất	b. Ngôi thứ hai
c. Ngôi thứ ba	d. Ngôi thứ hai và ba
Câu 2: Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào?
a. Phương châm về lượng 	b. Phương châm về chất
c. Phương châm quan hệ 	d. Phương châm cách thức
Câu 3: Trong các cặp từ sau đây, cặp từ nào trái nghĩa?
a. Ông –bà 	b. Xấu – đẹp 	
c. Voi – chuột 	d. Giàu – khổ
Câu 4: Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật?
a. Một 	b. Hai 	c.Ba 	d. Bốn
Câu 5: Trong những câu hỏi sau, câu hỏi nào không liên quan đến đặc điểm của tình huống giao tiếp?
a. Nói với ai? 	 	b. Nói khi nào?
c. Có nên nói quá không? 	 	d. Nói ở đâu?
Câu 6: Từ “ngỡ” trong câu “ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ nào?
a. Nói 	b. Bảo 	c. Thấy	d. Nghĩ
II/Phần 2: Tự luận (7 điểm)
Câu1 (2 điểm): Phân tích hiện tượng đồng âm trong câu đối sau:
	Kiến đậu cành cam bò quấn quýt
 Ngựa về làng bưởi chạy lanh chanh
Câu2(1 điểm):Viết một đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn có lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.(gạch chân dưới lời dẫn)
Câu 3(4 điểm): Đoạn thơ:
Gần miền có một mụ nào
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh
Hỏi tên, rằng “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng “Huyện Lâm Thanh cùng gần”
 (Nguyễn Du – Truyện Kiều)
a) Trong cuộc đối thoại trên, nhân vật Mã Giám Sinh vi phạm phương châm hội thoại nào? Tại sao?
b) Câu thơ nào sử dụng cách dẫn trực tiếp? Nhờ những dấu hiệu nào mà em biết được đó là cách dẫn trực tiếp?
c) Tìm từ ngữ xuất hiện theo mô hình:
-Bốn từ theo mẫu: “viễn khách”: viễn + x
-Bốn từ theo mẫu: “vấn danh”: vấn + x
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra sĩ số:
3/Giáo viên phát đề (Đề photo)
HƯỚNG DẪN CHẤM
I/Phần I: Trắc nghiệm (3điểm) Đáp án:
Câu 
1
2
3
4
5
6
Đáp án
b
c
b
b
c
d
II/Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm): Phân tích hiện tượng đồng âm
	- Cam, quýt, bưởi, chanh
Câu 2 (2 điểm): Viết được đoạn văn có lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp:
-Mỗi lời dẫn được (0,5điểm). 
-Nội dung đoạn văn (0,5điểm). 
-Chỉ ra hai lời dẫn (0,5điểm)
Câu 3: 
a)Vi phạm phương châm lịch sự, thể hiện ở lời nói cộc lốc.
b) Câu thơ: Hỏi tên, rằng “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng “Huyện Lâm Thanh cũng gần”
-Nhận biết được cách dẫn trực tiếp là nhờ:
-Lời nói được dẫn nguyên văn và để trong dấu ngoặc kép.
-Có từ rằng trước các lời dẫn.
c)Thống kê theo mẫu
-Viễn khách, viễn du, viễn dương, viễn cảnh, viễn tưởng.
-Vấn danh, vấn an, vấn đáp, vấn đạo, vấn tâm.
4/Củng cố: Xem lại nội dung kiến thức trong bài kiểm tra để bổ sung.
5/Dặn dò: Về học bài chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra thơ và truyện hiện đại
Trường THCS Hoàng Hoa Thám	Kiểm tra Tiếng Việt 9
Họ tên:.	Thời gian: 45 phút
Lớp:..
 Điểm
Lời phê của cô giáo
I/Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Các từ “mi, cậu, mày” dùng ở ngôi thứ mấy?
a. Ngôi thứ nhất	b. Ngôi thứ hai
c. Ngôi thứ ba	d. Ngôi thứ hai và ba
Câu 2: Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào?
a. Phương châm về lượng 	b. Phương châm về chất
c. Phương châm quan hệ 	d. Phương châm cách thức
Câu 3: Trong các cặp từ sau đây, cặp từ nào trái nghĩa?
a. Ông –bà 	b. Xấu – đẹp 	
c. Voi – chuột 	d. Giàu – khổ
Câu 4: Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật?
a. Một 	b. Hai 	c.Ba 	d. Bốn
Câu 5: Trong những câu hỏi sau, câu hỏi nào không liên quan đến đặc điểm của tình huống giao tiếp?
a. Nói với ai? 	 	b. Nói khi nào?
c. Có nên nói quá không? 	 	d. Nói ở đâu?
Câu 6: Từ “ngỡ” trong câu “ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ nào?
a. Nói 	b. Bảo 	c. Thấy	d. Nghĩ
II/Phần 2: Tự luận (7 điểm)
Câu1 (2 điểm): Phân tích hiện tượng đồng âm trong câu đối sau:
	Kiến đậu cành cam bò quấn quýt
 Ngựa về làng bưởi chạy lanh chanh
Câu2(1 điểm):Viết một đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn có lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.(gạch chân dưới lời dẫn)
Câu 3(4 điểm): Đoạn thơ: Gần miền có một mụ nào
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh
Hỏi tên, rằng “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng “Huyện Lâm Thanh cùng gần”
 (Nguyễn Du – Truyện Kiều)
a) Trong cuộc đối thoại trên, nhân vật Mã Giám Sinh vi phạm phương châm hội thoại nào? Tại sao?
b) Câu thơ nào sử dụng cách dẫn trực tiếp? Nhờ những dấu hiệu nào mà em biết được đó là cách dẫn trực tiếp?
c) Tìm từ ngữ xuất hiện theo mô hình:
-Bốn từ theo mẫu: “viễn khách”: viễn + x
-Bốn từ theo mẫu: “vấn danh”: vấn + x

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 15.doc