Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh năm học: 2015-2016 môn: Ngữ Văn 9

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 19293Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh năm học: 2015-2016 môn: Ngữ Văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh năm học: 2015-2016 môn: Ngữ Văn 9
PHÒNG GD&ĐT PHÙ NINH
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI DỰ THI CẤP TỈNH
Năm học: 2015-2016
Môn: Ngữ văn 9.
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1:(8đ) Trong tác phẩm “Những tấm lòng cao cả” của Ét-môn-đô- Đơ A-mi-xi, người mẹ đã nói với con mình:
 “ Trường học ví như người mẹ, người mẹ đã dứt con ở tay ta khi con nói chưa sõi để trả lại ta một đứa con khỏe mạnh, tử tế và siêng năng.”
Hãy trình bày những suy nghĩ của mình về lời nhắn nhủ trên bằng một văn bản 
(không quá hai trang giấy thi).
Câu 2:( 12đ)
	“ Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”.
Hãy khám phá “ xứ sở của cái đẹp” qua văn bản Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, tập 1).
Họ và tên: SBD: .Trường: 
PHÒNG GD&ĐT PHÙ NINH
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG 2
Năm học: 2015-2016
Môn: Ngữ văn 9
Câu 1:
Yêu cầu về nội dung: 
* Dẫn dắt giới thiệu trích dẫn nhận định.
 * Giải thích nhận định: cắt nghĩa các từ ngữ: người mẹ, con nói chưa sõi, một đứa con khỏe mạnh, tử tế và siêng năng.
=>Nhận định cho ta hiểu được mối quan hệ thắm thiết, gắn bó của trường học đối với mỗi con người qua cách nói so sánh giàu ý nghĩa “trường học ví như người mẹ”. Từ đó, người mẹ muốn nhắn nhủ tới người con của mình hãy suốt đời biết ơn ngôi trường như biết ơn người mẹ của mình. 
* Bàn luận và chứng minh.
- Phải biết ơn ngôi trường: Vì:
+ Mái trường là ngôi nhà thứ hai của mỗi con người, gắn bó với con người từ khi ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Ở đó ta nhận được tình yêu thương che chở, sự chăm sóc tận tụy của thầy cô, bạn bè.
+ Mái trường là nơi vun trồng trí tuệ, tâm hồn, để rời mái trường ta trở thành những đứa con khỏe mạnh, siêng năng, có kiến thức, kĩ năng sống, có trình độ văn hóaNhư vậy trường học không chỉ là nơi đem đến cho con người nhiều kiến thức mà là nơi giúp con người trưởng thành về thể lực, tinh thần.
- Biết ơn mái trường cũng là việc làm thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Lòng biết ơn được biến thành hành động thiết thực như kính trọng thầy cô giáo, yêu quý giúp đỡ bạn bè, phấn đấu học tốt
* Bài học cho bản thân: (HS tự bộc lộ)
* Khẳng định lại vấn đề, liên hệ mở rộng.
Yêu cầu về hình thức:
+ HS biết cách tạo 1 văn bản nghị luận có độ dài theo yêu cầu, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, sử dụng tốt các thao tác nghị luận, hệ thống lập luận có sức thuyết phục cao.
+ Diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, kiến thức.
Câu 2: 
a) Mở bài:(1đ)
- Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận: Giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học đem lại cho người đọc: cái đẹp của văn học và cái đẹp của cuộc sống.
- Trích dẫn nhận định.
- Giới hạn vấn đề : Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa đem đến cho ta nhiều vẻ đẹp như thế.
(HS có nhiều cách mở bài khác nhau, miễn là đảm bảo yêu cầu và dẫn dắt hợp lí).
b)Thân bài: (10đ)
b1) Giải thích ngắn gọn: (2đ)
- Nhà văn chân chính: là nhà văn luôn đặt cái đích vào con người, đem ngòi bút của mình phục vụ cho đời sống, có ích cho con người
- Xứ sớ của cái đẹp: 
+ Đó là cái đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm. Đó là vẻ đẹp trong tự nhiên, trong con người, trong lao động, trong chiến đấumà nhà văn mang tới cho người đọc.( Cái đẹp của nội dung tác phẩm)
+ Cái đẹp đó còn là cái đẹp của nghệ thuật của tác phẩm: về ngôn từ, về hình tượng, về kết cấu, các hình thức nghệ thuật sinh động
Cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm không chỉ đem lại cho con người khả năng rung động thẩm mĩ mà còn hướng con người tới những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời, làm con người yêu mến cuộc sống hơn.
Cho nên niềm vui của nhà văn chân chính là người dẫn đường cho bạn đọc đến với xứ sở của cái đẹp.
b2) Xứ sở của cái đẹp trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (8đ)
* Cái đẹp về nội dung: (5đ)
- Tác phẩm đem đến cho ta vẻ đẹp của bức tranh núi rừng Tây bắc rộng lớn, thơ mộng: ( HS lấy d/c những câu văn miêu tả cảnh sắc thiên nhiên ở đoạn đầu và cuối đoạn trích và phân tích).
- Vẻ đẹp của những con người nơi đây : Cống hiến, thầm lặng: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên (trọng tâm): trong công việc, trong cuộc sống và trong quan hệ với mọi người và một số nhân vật khác: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh thanh niên lập bản đồ sét.=> Hình ảnh họ khiến ta cảm phục, noi theo và tin yêu cuộc sống.
* Cái đẹp về nghệ thuật của truyện: (3đ)
- Đẹp, hấp dẫn ngay từ nhan đề : ( Giải thích ý nghĩa nhan đề).
- Cốt truyện, : đơn giản, ít sự kiện mà chỉ là cuộc gặp gỡ bất ngờ ngắn ngủi của mấy nhân vật ()
- Nhân vật không được đặt tên (ý nghĩa), nhân vật chính xuất hiện sau và được nhìn nhận từ nhiều góc độ, nhiều điểm nhìn khiến nhân vật hiện lên đậm nét.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu chất tạo hình, thấm đẫm chất thơ
=> Tất cả những cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm chính là sản phẩm của quá trình lao động cực nhọc , sáng tạo và mê say của nhà văn. Nhà văn- người kĩ sư tâm hồn đã đốt cháy mình để có được ánh sáng, niềm vui đưa ta đến bến bờ. xứ sở 
 của cái đẹp.
Kết bài:
- Khẳng định lại thiên chức của nhà văn chân chính và giá trị của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
* Lưu ý: Trên đây là gợi ý khi chấm bài, giáo viên dựa vào mức độ hoàn thành bài làm của hs để linh hoạt cho điểm. Trân trọng những bài làm sáng tạo.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_chon_DT_Van_9_PN_20152016.doc