Đề kiểm tra học kì i, năm học: 2012 - 2013 môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Tân Trường

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1725Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì i, năm học: 2012 - 2013 môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Tân Trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì i, năm học: 2012 - 2013 môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Tân Trường
Phòng GD &Đtcẩm giàng
 Trường THCS tân trường
 Đề kiểm tra học kì I, Năm học : 2012 - 2013
Môn Ngữ văn - Lớp 9
Thời gian làm bài : 90 phút
Câu 2: (2 điểm)
a. Chép thuộc theo trí nhớ 4 dòng thơ đầu trong đoạn “Cảnh ngày xuân” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
b. Trình bày cảm nhận của em về khung cảnh ngày xuân trong bốn câu thơ trên.
Câu1: (3 điểm)
a. Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Thế nào là cách dẫn gián tiếp?
b. Chuyển lời dẫn trực tiếp sau thành lời dẫn gián tiếp?
- Sáng hôm qua Lan khoe với tôi: “Mẹ mình mới mua cho mình bộ sách giáo khoa lớp 9”.
- Ông Hai nghĩ: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù".
c. Hãy chỉ rõ từ dùng chưa phù hợp trong câu sau và cho biết nguyên nhân dùng sai từ? Tìm từ thay thế cho phù hợp với văn cảnh:
Những hoạt động từ thiện của Hoa hậu Việt Nam 2012 khiển tôi rất cảm xúc.
Câu 3: (5 điểm)
Hãy tưởng tượng mình là bé Thu trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, kể lại việc lần đầu tiên được gặp ba. 
---------------Hết------------------
Phòng GD $ Đtcẩm giàng
 Trường THCS tân trường
đáp án Đề kiểm tra học kì I
Năm học : 2012 - 2013
Môn Ngữ văn - Lớp 9
Thời gian làm bài : 90 phút
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
2,0 điểm
a. Chép chính xác 4 câu thơ đầu trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” , sai 2 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm.
 Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
 Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
b. HS trình bày cảm nhận được về khung cảnh ngày xuân trong bốn câu thơ theo các yêu cầu sau:
- Hình thức: Trình bày dưới dạng đoạn văn được 0,25 điểm:
- Nội dung: Nêu được nội dung chính đoạn trích. Tập trung làm rõ các ý sau – dược 1,25 điểm
+ Hai câu đầu : Vừa giới thiệu thời gian, vừa giới thiệu không gian mùa xuân. Mùa xuân thấm thoắt trôi mau như thoi dệt cửi. Tiết trời đã bước sang tháng 3, tháng cuối cùng của mùa xuân (Thiều quang: ánh sáng đẹp, ánh sáng ngày xuân).
+ Hai câu sau : Cảnh vật mới mẻ tinh khôi giàu sức gợi cảm.
 + Không gian khoáng đạt, trong trẻo.
 + Màu sắc hài hoà tươi sáng.
 + Thảm cỏ non trải rộng với gam màu xanh, làm nền cho 
bức tranh xuân. Bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân, cảnh sốngng động có hồn, thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn Du. 
0,5 điểm
1,5 điểm
Câu 2
3,0 điểm
a. HS nêu được khái niệm về cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp: 1đ, mỗi ý được 0,5 điểm.
- Cách dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
- Cách dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép.
b. Chuyển câu văn có lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp, trình bày đúng ngữ pháp câu - được 0,5 điểm/câu
 Yêu cầu chuyển đổi thành lời dẫn gián tiếp bằng cách bỏ dấu ngoặc kép, thay vào dấu (:) bằng từ "rằng" hoặc "là".
- Sáng hôm qua, Lan khoe với tôi rằng mẹ bạn ấy mới mua cho bạn ấy bộ sách giáo khoa lớp 9.
- Ông Hai nghĩ rằng làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
HS có thể chuyển bằng cách khác. nếu hợp lí vẫn chấm điểm tối đa.
c. Dựa vào văn cảnh để nhận diện từ dùng chưa đúng, người viết chưa 
biết trau dồi vốn từ:
- Chỉ rõ từ dùng chưa phù hợp, nêu rõ vì sao - được 0,5 điểm
+ Từ dùng chưa đúng: cảm xúc. Vì từ cảm xúc lthường được dùng 
như danh từ , danh từ không đi kèm phó từ.
- Tìm từ phù hợp thay thế: xúc động hoặc cảm động:
1 đ
1 đ
Câu 3
5,0 điểm
I. Yêu cầu hình thức:
- Kiểu bài tự sự – kể lại mộ sự việc. Bài viết đảm bảo bố cục rõ ràng, chặt chẽ. Sử dụng ttốt các yếu tố miêu tả, nghị luận, sử dụng Lời thoại phù hợp với nhân vật trong lời kể. Dùng ngôi kể, lời kể hợp lí. 
II. Yêu cầu nội dung: 
 Trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng và nhân vật bé Thu, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Thời gian, không gian truyện; Sự việc chính, diễn biến: Nguyên nhân, sự việc cao trào, sự việc phát triển , sự việc mở nút,Có thể theo trình tự dàn ý sau:
1. Mở bài: Giứoi thiệu tình huống (cái cớ) kể sự việc. Nêu sự việc. 
2. Thân bài: Kể trình tự sự việc.
- Cuộc gặp gỡ giữa nhân vật tôi (bé Thu) với ba: 
+ Khi chưa nhận ra cha mình. 
+ Khi nhận ra cha mình. 
+ Tình cảm của ba với tôi và của tôi đối với ba. 
- Giới thiệu về chiếc lược ngà: 
+ Cuộc gặp gỡ với người bạn chiến đấu của ba. 
+ Nghe kể về việc ba đã làm chiếc lược.
3. Kết bài: Tình cảm yêu thương, kính trọng đối với người bố kính yêu.
III. Hướng dẫn biểu điểm:
- Điểm 5 : Đảm bảo đủ các yêu cầu nêu trên, văn viết trôi chảy, có liên kết và chuyển ý, bố cục tõ ràng. Không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
- Điểm 4 : Đảm bảo đủ các yêu cầu nêu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt, lỗi chính tả nhưng không nhiều. Còn lúng túng trong việc sử dụng từ.
- Điểm 3 : Đảm bảo cơ bản các yêu cầu nêu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
- Điểm 1 - 2 : Bài viết chưa đạt các yêu cầu nêu trên. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi cơ bản.
- Điểm 0 : Lạc đề, không đúng về nội dung và phương pháp.
(Giáo viên chấm căn cứ thang điểm cho điểm lẻ đến 0,25. Ưu tiên, khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo, giàu cảm xúc)
0,5 điểm
4 điểm
0,5 điểm
Tổng
10
---------------Hết------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_HOC_KI_1_NGU_VAN_9.doc