Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 56 đến 60 - Năm học 2013-2014

doc 9 trang Người đăng dothuong Lượt xem 528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 56 đến 60 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 56 đến 60 - Năm học 2013-2014
TUẦN 12
Tiết
Tên bài dạy
56
Tập làm thơ tám chữ
57
Trả bài kiểm tra Văn
58
Ánh trăng
59
Tổng kết từ vựng (Luyện tập tổng hợp)
60
Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
Ngày soạn: 01/11/2013
Ngày dạy: 04/11/2013 – 08/11/2013
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
I/Mục tiêu cần đạt
1/Kiến thức
-Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
2/Kỹ năng
-Nhận biết thơ 8 chữ
-Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập.
-Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài:Từ tượng hình, từ tượng thanh là gì?
3/Giới thiệu bài: Ở các lớp trước, các em đã học làm thơ 4 chữ, 5 chữ, lục bát. Hôm nay các em sẽ học tập làm thơ tám chữ.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
-Hs: Đọc đoạn thơ
-Gv:Nhận xét về số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn thơ trên?
-Gv:Tìm những (câu) chữ có chức năng gieo vần trong mỗi đoạn thơ?
-Gv:Hãy chỉ ra cách ngắt nhịp trong mỗi đoạn thơ trên?
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới
-Hs: Đọc ghi nhớ
-Hs: Đọc đoạn thơ
-Gv:Hãy điền vào chỗ trống cuối các dòng thơ một trong các từ: ca hát, bát ngát, ngày qua, muôn hoa sao cho phù hợp
-Hs: đọc đoạn trích
-Gv:Hãy điền vào chỗ trống cuối các dòng thơ một trong các từ: cũng mất, đất trời, tuần hoàn sao cho đúng vần.
-Hs: Đọc đoạn thơ
-Gv: Đoạn thơ trên chép sai ở chỗ nào? Thử chữa lại cho đúng.
-Hs: Đọc khổ thơ
-Gv:Hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong khổ thơ trên?
-Hs: Đọc khổ thơ
-Gv:Khổ thơ trên còn thiếu một câu. Hãy thêm câu cuối cho đúng vần, hợp với nội dung cảm xúc của câu trước.
-Hs:Mỗi tổ cử một đại diện đọc.
-Hs:Nhận xét
-Gv:Nhận xét: số chữ, gieo vần, ngắt nhịp.
 Người ấy là cha tôi
Người đàn ông tóc đã hoa râm ấy
Rất thương tôi và cũng rất giống tôi
Là người tôi yêu quí nhất trên đời
Đó chính là người đã sinh ra tôi
Tôi vẫn nhớ thời ấu thơ dại dột
Vì mải chơi nên quên cả học bài
Xấu hổ lắm nên chẳng dám hở môi
Những lần cha tôi đánh đòn quắn đít
Lớn khôn lên tôi dần dần hiểu biết 
Khi đánh tôi, cha quay mặt khóc thầm
Phụ tử xưa nay hiếu trọng tình thâm
Không có đòn roi làm sao tôi nhớ
I/Nhận diện đoạn thơ tám chữ
1/Đọc đoạn thơ
2/Nhận xét
a)Số chữ: 8 chữ
b)Gieo vần:
-Đoạn 1: Gieo vần chân: tan-ngàn, mới-gội, bừng-rừng, gắt-mật.
Nhận xét:Vần chân theo từng cặp khuôn âm
-Đoạn 2:
Các cặp vần: Về-nghe, nhọc –học, bà-xa
Nhận xét:Vần chân theo từng cặp khuôn âm
-Đoạn3:ngát-hát,non-son,đứng-dự
Nhận xét:Gieo vần chân gián cách theo từng cặp
c)Ngắt nhịp
Theo một cách linh hoạt, không theo một phương thức cứng nhắc nào
-2/3/3, 3/2/3, 3/2/3, 3/3/2
Ghi nhớ:sgk
II/Luyện tập nhận diện thơ tám chữ
1/Điền vào chỗ trống
Hãy cắt đứt những dây đàn ca hát
Những sắc tàn vị nhạt của ngày qua
Nâng đón lấy màu xanh hương bát ngát
Của ngày mai muôn thuở với muôn hoa
2/Điền vào chỗ trống cuối dòng
-Cũng mất, tuần hoàn, đất trời
3/Sửa chỗ sai
Những chàng trai tựu trường(Vào trường)
III/Thực hành làm thơ tám chữ
1/Điền từ thích hợp
Hoa lựu đỏ đầy một vườn đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua
Hoa lựu nở một thời đỏ nắng
bay nhanh
2/Điền câu thiếu
..
Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương
Các cặp vần gián cách : lạ-rã, trường sương
3/Làm thơ
4/Củng cố: Thế nào là thơ tám chữ?
5/Dặn dò: Về làm một bài thơ tám chữ.
 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I/Mục tiêu cần đạt
-Giúp cho học sinh ôn lại các kiến thức cơ bản và hệ thống về phần văn.
-Củng cố thêm kỹ năng làm trắc nghiệm và tự luận.
-Thấy rõ ưu điểm và hạn chế trong bài làm.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài:
3/Giới thiệu bài: Để củng cố kiến thức về phần văn học trung đại đã được học và được kiểm tra. Hôm nay các em sẽ nhận lại bài làm của mình.
I/Kiểm tra nhận thức của học sinh
-Gv: Kiểm tra xác xuất một vài em, một vài câu theo đáp án và biểu điểm.
-Gv: Đặt câu hỏi trắc nghiệm theo đề bài
-Hs:Trả lời đáp án đúng
-Gv:Nhận xét bổ sung
II/Nhận xét bài làm của học sinh
1/Ưu điểm:
-Hầu hết các em làm được phần trắc nghiệm. Phần tự luận các em viết được đoạn văn. Nhiều bài viết kể được tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
2/Khuyết điểm:
-Các em viết được đoạn văn nhưng hầu hết chưa có nội dung cụ thể. Đoạn văn viết tâm trạng nhưng một số bài viết dài dòng không có trọng tâm.
III/Chữa lỗi:
-Gv:Chọn một số lỗi tiêu biểu chữa cho học sinh
-Gv:Hướng dẫn học sinh sửa chữa các lỗi trên bảng
-Hs:Trao đổi bài để sửa chữa
IV/Hướng dẫn đọc - bình luận:
-Gv:Chọn một số bài tự luận hay để đọc
4/Củng cố: Học sinh đọc lại bài làm, sửa chữa những lỗi sai.
5/Dặn dò: Các em ôn lại những nội dung kiến thức chưa nắm vững, soạn bài: “Ánh trăng”
ÁNH TRĂNG
 Nguyễn Duy
I/Mục tiêu cần đạt
1/Kiến thức
-Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình.
-Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh bài thơ.
-Ngôn ngữ hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
2/Kỹ năng
Đọc – hiểu văn thơ được sáng tác sau 1975
-Vận dụng kiến thức thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài: Đọc bài thơ “Bếp lửa”. Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
3/Giới thiệu bài: Trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ những người lính phải trải qua bao thử thách, gian khổ, từng sống gắn bó với thiên nhiên nghĩa tình với đồng đội. Nhưng khi thống nhất đất nước không phải ai cũng nhớ những gian nan, những kỉ niệm nghĩa tình của thời đã qua. Bài thơ “Ánh trăng” là một lần giật mình của Nguyễn Duy về cái điều vô tình ấy.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
-Hs: Đọc chú thích
-Gv:Hãy nêu những nét chính giới thiệu về tác giả?
 Nguyễn Duy được trao giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1972-1973
-Gv:Hãy cho biết thời gian sáng tác bài thơ “Ánh trăng”?
-Gv:Hướng dẫn đọc bài thơ: Ba khổ đầu giọng kể - nhịp trôi chảy bình thường, khổ 4 giọng thơ đột ngột cất cao ngỡ ngàng, khổ 5,6 giọng thiết tha trầm lắng.
-Hs: Đọc bài thơ
-Gv:Bố cục bài thơ chia làm mấy phần?
 +Phần 1(Khổ 1, 2):Vầng trăng tình nghĩa thời tuổi thơ và chiến tranh.
 +Phần 2(Khổ 3,4):Vầng trăng trong thời hiện tại ở hoà bình.
 +Phần 3(Khổ 5,6):Vầng trăng khơi gợi những kỷ niệm thời quá khứ.
-Gv:Vầng trăng tuổi thơ của tác giả được miêu tả như thế nào?
-Gv:Cảm xúc của tác giả như thế nào về vầng trăng tuổi thơ?
-Gv:Vầng trăng thời chiến tranh được tác giả miêu tả như thế nào?
-Gv:Tác giả sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả vầng trăng?
-Gv:Cảm xúc của tác giả về vầng trăng thời chiến tranh như thế nào?
 Vầng trăng là một hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát là người bạn tri kỷ suốt thời tuổi thơ rồi thời chiến tranh ở rừng.
-Gv:Vầng trăng trong hiện tại thời hoà bình ở thành phố được tác giả nói đến như thế nào?
-Gv:Cảm xúc của tác giả với vầng trăng thời hoà bình ở thành phố như thế nào?
-Gv:Lúc thành phố cúp điện thì vầng trăng xuất hiện như thế nào?
-Gv:Tác giả dùng thủ pháp nghệ thuật gì?
-Gv:Trong phút chốc, sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng đã gợi lên trong tâm trí nhà thơ điều gì?
Gv:Cảm xúc của tác giả khi nhìn thấy trăng lúc cúp điện như thế nào?
-Gv:Em nhận xét cảm xúc của tác giả như thế nào khi ngửa mặt lên nhìn trăng?
-Gv:Vầng trăng ở khổ thơ cuối được tác giả miêu tả như thế nào?
-Gv:Khổ thơ mang ý nghĩa biểu tượng của vầng trăng, chiều sâu tư tưởng, tính triết lý. Đó là tư tưởng, tính triết lý gì?
 Vầng trăng mang tính triết lý. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên nghĩa tình quá khứ luôn tràn đầy bất diệt.
-Gv:Em nhận xét về kết cấu giọng điệu bài thơ?
-Gv:Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?
 Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ. Nhịp thơ trôi chảy tự nhiên theo lời kể thiết tha, cảm xúc.
-Gv:Hãy cho biết chủ đề, ý nghĩa bài thơ?
 Thế hệ đã từng trải qua chiến tranh, từng gắn bó với thiên nhiên sống với nhân dân tình nghĩa, giờ trong hoà bình với tiện nghi hiện đại
I/Tìm hiểu chung
1/Tác giả
-Nguyễn Duy sinh 1948, quê ở Thanh Hoá
2/Tác phẩm
-Bài thơ viết 1978 tại TP Hồ Chí Minh
-Bài thơ được giải A của Hội nhà văn Việt Nam 1984
II/Đọc - hiểu văn bản
1/Cảm xúc về vầng trăng thời quá khứ
a)Vầng trăng tuổi thơ
 Hồi nhỏ sống với đồng
 Với sông rồi với bể
->Hồn nhiên, sống gần gũi với thiên nhiên.
b)Vầng trăng chiến tranh
 Vầng trăng thành tri kỷ
 Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa
->Nghệ thuật: Nhân hoá - Sống gắn bó tình nhĩa với vầng trăng của thiên nhiên
2/Vầng trăng trong hiện tại ở thời hoà bình
a)Hoà bình ở thành phố
 Vầng trăng đi qua ngõ
 Như người dưng qua đường
->Sống dửng dưng lạnh nhạt với trăng
b)Thành phố lúc cúp điện
 Phòng buyn đinh tối om
 Vội bật tung cửa sổ
 Đột ngột vầng trăng tròn
->Nghệ thuật: Đối lập - Quá khứ sống dậy với bao kỉ niệm
3/Cảm xúc về vầng trăng với kỉ niệm thời quá khứ
 Ngửa mặt lên nhìn mặt 
 Có cái gì rưng rưng
->Cảm xúc thiết tha có phần thành kính ở tư thế im lặng.
 Trăng cứ tròn vành vạnh
 Ánh trăng im phăng phắc
->Vầng trăng tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ nguyên vẹn chẳng phai mờ, là người bạn, là nhân chứng nghĩa tình đang nhắc nhở người bạn cũ thiếu thuỷ chung.
4/Chủ đề và ý nghĩa bài thơ
-Ánh trăng không chỉ là chuyện riêng của nhà thơ mà còn có ý nghĩa với cả một thế hệ
-Ánh trăng nằm trong mạch cảm xúc “uống nước nhớ nguồn” gợi lên đạo lý thuỷ chung trở thành đạo lý tốt đẹp của dân tộc.
4/Củng cố: Vầng trăng có ý nghĩa như thế nào với nhà thơ?
5/Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài: “Tổng kết từ vựng”.
TỔNG KẾT TỪ VỰNG
(Luyện tập tổng hợp)
I/Mục tiêu cần đạt
1/Kiến thức
	-Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng.
-Biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp, nhất là trong văn chương.
2/Kỹ năng
-Nhận diện được các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản
-Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài: Hãy kể một số biện pháp tu từ từ vựng đã học? Cho ví dụ
3/Giới thiệu bài: Hôm nay các em vận dụng kiến thức đã học về từ vựng để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp, nhất là trong văn chương.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
-Hs: Đọc bài tập 1
-Gv: Cho biết những trường hợp này, “gật đầu” hay “gật gù” thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt? Vì sao?
 Gật đầu là cúi xuống rồi ngẩng lên ngay thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý.
-Hs: đọc bài truyện cười
-Gv: Hãy nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong truyện cười trên?
Người vợ hiểu rằng cầu thủ chỉ có một chân để đi thì đá bóng làm sao được
->Đây là hiện tượng ông nói gà bà nói vịt
-Hs: Đọc bài tập 3
-Gv: Các từ: vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ trên, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nghĩa nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ, nghĩa nào được hình thành theo phương thức hoán dụ?
-Hs: đọc bài tập 4
-Gv: Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ của bài thơ trên?
 Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (và người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan toả trong con người anh làm anh say đắm, ngất ngây làm lan ra cả không gian cũng biến sắc.
-Hs: đọc bài tập 5
-Gv: Các sự vật hiện tượng trên đặt tên theo cách nào?
-Gv: Hãy tìm 5 ví dụ về sự vật hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng?
-Hs: đọc truyện cười
-Gv: Truyện cười trên phê phán điều gì?
1/So sánh hai dị bản ca dao
-Gật gù: Thể hiện thích hợp hơn.
->Vì gật gù là gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng của đôi vợ chồng nghèo đối với món ăn dân dã, đạm bạc
2/Nhận xét cách hiểu nghĩa
-Người vợ không hiểu nghĩa của cách nói “chỉ có một chân sút”. Nghĩa là cả đội chỉ có một người giỏi ghi bàn.
3/Nghĩa gốc và nghĩa chyển
-Vai (nghĩa chuyển):hoán dụ
-Miệng (nghĩa gốc)
-Chân (nghĩa gốc)
-Tay (nghĩa gốc)
-Đầu (nghĩa chuyển): ẩn dụ
4/Phân tích cái hay dùng từ
-Trường từ vựng chỉ màu sắc (áo) đỏ, (cây) xanh, (ánh) hồng.
-Trường từ vựng chỉ lửa: lửa, cháy, tro, ánh (hồng).
5/Cách đặt tên các sự vật hiện tượng
-Dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới: rạch, rạch Mái Giầm
- Dựa vào đặc điểm của các sự vật hiện tượng được gọi tên: kênh, kênh Bọ Mắt.
-Ví dụ: cà tím, cá kiếm, chim lợn, chuột đồng, gấu chó, ớt chỉ thiên, khỉ mặt ngựa, cây xương rồng
6/Truyện cười
-Phê phán thói dùng từ nước ngoài của một số người. Thay vì dùng từ bác sĩ kẻ sắp chết dùng từ nước ngoài
4/Củng cố: Nghĩa gốc là gì? Nghĩa chuyển là gì?
5/Dặn dò: Về học bài, làm các bài tập còn lại, chuẩn bị bài: “Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận”
LUYỆN TẬP 
VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
I/Mục tiêu cần đạt
1/Kiến thức
	-Đoạn văn tự sự
-Học sinh biết cách đưa các yếu tố nghị luận vào văn tự sự một cách hợp lý.
2/Kỹ năng
-Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
-Phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài:
3/Giới thiệu bài: Hôm nay các em thực hành luyện tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
-Hs: đọc văn bản
-Gv: Trong đoạn văn trên yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào?
 Đoạn văn trên là câu chuyện kể về hai người bạn cùng đi trên sa mạc.
-Gv: Hãy cho biết các yếu tố nghị luận trên có vai trò như thế nào trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn?
-Gv: Qua câu chuyện này chúng ta rút ra bài học gì?
 Bài học về sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình
-Gv:Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là người bạn tốt?
-Gv: Buổi sinh hoạt diễn ra như thế nào? (Thời gian, địa điểm, ai điều khiển, không khí buổi sinh hoạt)
-Gv: Nội dung của buổi sinh hoạt là gì? Em phát biểu vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu vấn đề đó?
-Gv: Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn tốt như thế nào?(lý lẽ, ví dụ, phân tích)
-Hs:Viết trong vòng 10 phút
-Gv: Yêu cầu học sinh đọc cả lớp góp ý, phân tích
-Gv:Quy trình giống bài tập 1
-Gv: Người em kể là ai?
-Gv: Người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay suy nghĩ? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
-Gv: Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc, cảm động như thế nào?
-Gv: Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên?
I/Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự
1/Đoạn văn: Lỗi lầm và sự biết ơn
2/Nhận xét:
*Yếu tố nghị luận
-Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhòa theo thời gian, nhưng không ai xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.
Yếu tố nghị luận này mang dáng dấp của một triết lý về cái giới hạn và cái trường tồn trong đời sống tinh thần con người. 
-Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
*Vai trò
-Làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục cao
II/Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
1/Viết đoạn văn:Kể lại buổi sinh hoạt lớp
2/Viết đoạn văn
 Bố mẹ tôi đều làm ruộng nên ngày ấy nhà tôi nghèo lắm. Bấy giờ, bà nội tôi tuy tuổi đã cao, nghưng vẫn còn khỏe mạnh nên bà thường đỡ đần bố mẹ tôi trong công việc nội trợ, bếp núc. Bà tôi thường bảo: “Đối với con người, hạt gạo là quí giá nhất”. Mỗi lần đong gạo từ chum ra cái rá, bà tôi thường làm rất thong thả, cẩn thận: không bao giờ để vương vãi một hạt gạo ra ngoài. Một lần bà tôi bị mệt nên tôi phải thay bà lo chuyện cơm nước. Khi tôi bê cái rá gạo ra cửa chẳng may bị trượt chân, nhưng vẫn gượng lại được, chỉ có vài ba hạt gạo văng ra ngoài. Tôi vẫn thản nhiên đi ra bếp nấu cơm. Bà tôi đang chống gậy dò đi từng bước để nhặt từng hạt gạo tôi vội chạy lại đỡ bà và nói: Có mấy hạt gạo mà bà làm gì phải khổ sở thế?Bà thều thào: Cháu ơi thóc gạo là đức phật đấy.không có nó thì chẳng ai hương khói nơi cửa phật đâu.
4/Củng cố: Như thế nào là đưa yếu tố nghị luận vào đoạn văn?
5/Dặn dò: Về học bài, làm bài tập còn lại, soạn bài “Làng”

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 12.doc