Đề kiểm tra học kỳ 2 lớp 9 năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ Văn

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1423Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 2 lớp 9 năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ 2 lớp 9 năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ Văn
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THUỶ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 LỚP 9 NĂM HỌC 2013-2014
Đề chính thức
 tc
MÔN: NGỮ VĂN
(Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề.
Đề có: 02 trang
I. Phần trắc nghiệm khách quan (2 điểm): Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu hỏi cho dưới đây.
Câu 1: Bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”(Nguyễn Khoa Điềm) được sáng tác vào thời điểm nào?
A. Những năm đầu thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
B. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
C. Những năm kháng chiến chống Mĩ diễn ra quyết liệt trên cả hai miền Nam- Bắc.
D. Những năm đầu của thời kì giải phóng.
Câu 2: Những hình ảnh “Con chim”, “cành hoa”, “nốt trầm xao xuyến”( Trích: “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải) cùng có chung một ý nghĩa biểu tượng gì?
A. Là những gì tươi đẹp, có ích cho cuộc đời.
B. Là những gì bình dị, nhỏ bé, nhưng có ích cho cuộc đời.
C. Là những cống hiến lớn lao cho cuộc đời.
D. Là tuổi trẻ của con người.
Câu 3: Cảm xúc bao trùm bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là gì? 
 	A. Niềm xúc động sâu sắc của tác giả trước những cống hiến vĩ đại của Bác cho nhân dân, cho đất nước.
 	B. Niềm xúc động trước không khí trang nghiêm và tình cảm chân thành xúc động của nhân dân miền Nam đối với Bác.
 	C. Niềm xúc động trước không khí trang nghiêm và tình cảm chân thành xúc động của dòng người ngày ngày vào lăng viếng Bác.
 	D. Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi đau xót khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
Câu 4: Câu thơ nào sau đây chứa hình ảnh ẩn dụ?
A. Cò mãi yêu con.
B. Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.
C. Hồi nhỏ sống với đồng.. 
D. Một bông hoa tím biếc.
Câu 5: Bài thơ Nói với con của Y Phương giọng điệu như thế nào?
A. Sôi nổi, mạnh mẽ. 	B. Ca ngợi, hào hùng.
C. Tâm tình, tha thiết. 	 D. Trầm lắng, buồn.
Câu 6: Đây là dàn ý của bài văn nghị luận nào?
Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nên nhận xét, đánh giá của mình 
( nếu là đoạn thơ cần nêu rõ vị trí đoạn thơ và khái quát nội dung cảm xúc)
 Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ
	Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
A. Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. 	
B. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
C. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 	
D. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Câu 7: Câu nào chứa khởi ngữ?
A. Nó đang làm bài tập. 	
B. Buồn, tôi cũng đã buồn nhiều.
C. Trong cuộc sống, thất bại là mẹ của thành công. 	
D. Sáng sớm, tôi đi học.
Câu 8: Câu: “Chế Lan Viên (1920-1989) tên khai sinh là Nguyễn Ngọc Hoan, quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị những lớn lên ở Bình Định.” có sử dụng thành phần biệt lập nào?
 	A. Thành phần phụ chú. 	B. Thành phần gọi - đáp.
 C. Thành phần tình thái. D. Thành phần cảm thán.
II. Phần tự luận ( 8.0 điểm):
Câu 1 (2.0 điểm): Cho đoạn văn sau:
 	"... Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ..."
	Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? của ai? Ai là người kể chuyện ?
Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể ấy có tác dụng gì?
Câu 2 (1. 0 điểm):. Xác định và chỉ rõ phép liên kết câu trong đoạn văn sau:
 “... Đến lượt cô gái bắt tay từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm cẩn trọng rõ ràng như người ta trao cho nhau cái gì chứ không phải cái bắt tay.”
 ( “Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long)
Câu 3 (5.0 điểm): Cho đoạn thơ sau:
	 "... Ta làm con chim hót
	 Ta làm một cành hoa
	 Ta nhập vào hoà ca
	 Một nốt trầm xao xuyến
	 Một mùa xuân nho nhỏ
	 Lặng lẽ dâng cho đời
	 Dù là tuổi hai mươi
	 Dù là khi tóc bạc”
 ( “Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải )
 Cảm nhận của em về ước nguyện sống cao đẹp của Thanh Hải trong đoạn thơ trên. 
 Hết
Họ và tên học sinh:..Số báo danh:
(Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm!)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THUỶ
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II - LỚP 9
NĂM HỌC 2013- 2014
Môn: Ngữ văn
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
B
D
A
C
B
B
A
II. Phần tự luận ( 8 điểm): 
Câu 1 ( 2. 0 điểm): Hs cần trình bày được:
	- Đoạn văn trên trích từ văn bản " Những ngôi sao xa xôi" (0,25đ)
	- Tác giả : Lê Minh Khuê (0,25đ)	
	- Người kể chuyện: Nhân vật Phương Định (0,25đ)
	- Ngôi kể thứ nhất (0,25đ)
	- Tác dụng của ngôi kể: Tạo nên tính thuyết phục vì người kể chuyện là người chứng kiến, tham gia vào câu chuyện. Đồng thời miêu tả diễn biến tâm lí, tình cảm của nhân vật một cách tự nhiên chân thực. Tạo mối quan hệ gần gũi thân mật giữa người kể và người đọc: dễ dàng chuyển tải được nội dung tác phẩm đến người tiếp nhận. (1.0đ) 
Câu 2 ( 1.0 điểm): Cần chỉ ra được các phép liên kết:
- Phép liên tưởng: "bắt tay từ biệt” ( C1 ) - "chìa tay” ( C2) (0,5đ ) 
- Phép thế : “cô” (C2) thế cho "cô gái” (C1) (0, 5đ ) 
Câu 3 ( 5.0 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận phân tích một đoạn thơ.
- Bố cục bài viết chặt chẽ, mạch lạc. Văn viết có cảm xúc. 
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp...
2. Yêu cầu về nội dung: 
Học sinh có thể trình bày bằng những cách khác nhau nhưng cần đảm báo những ý chính sau:
* Giới thiệu được tác gải- tác phẩm. Vị trí đoạn trích, nêu cảm nhận khái quát về đoạn trích
 - Đoạn thơ là ước nguyện được sống đẹp, sống có ích cho đời.	
 - Khát vọng của nhà thơ : được hoà nhập vào cuộc sống, được cống hiến phần tốt đẹp - dù nhỏ bé - của cuộc đời mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
 * Ước nguyện ấy được thể hiện một cách giản dị, khiêm nhường, chân thành, tha thiết.
 - Nguyện làm những gì bình thường của cuộc sống nhưng có ích cho đời
 - Ý thức về sự đóng góp của mình: dù nhỏ bé nhưng là cái tinh tuý, cao đẹp của tâm hồn mình góp cho đất nước.
 - Hiểu mối quan hệ riêng chung sâu sắc: chỉ xin làm một nốt trầm khiêm nhường trong bản hòa ca chung.
 + Những hình ảnh con chim, cành hoa, nốt nhạc trầm cuối cùng dồn vào một hình ảnh thật đặc sắc: “Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời” : là những hình ảnh ẩn dụ mang vẻ đẹp giản dị, khiêm nhường, thể hiện thật xúc động điều tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ.
 + Đoạn thơ thể hiện một nhân sinh quan cao đẹp: Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét đẹp riêng, phải cống hiến cái phần tinh tuý, dù nhỏ bé, cho đất nước, và phải không ngừng cống hiến “Dù là tuổi hai mươi – Dù là khi tóc bạc”.
 - Sự thay đổi trong cách xưng hô “tôi” sang “ta” mang ý nghĩa rộng lớn là ước nguyện chung của nhiều người.
 - Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” đầy bất ngờ thú vị và sâu sắc: đặt cái vô hạn của trời đất bên cạnh cái hữu hạn của đời người.........
 => Ước nguyện dâng hiến ấy thật lặng lẽ nhưng chân thành tha thiết là một lẽ sống đẹp đẽ.
* Đánh giá khái quát lại ý nghĩa đoạn thơ.
3. Cách cho điểm:
- Điểm 5: Bài làm tốt, đảm bảo các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi về chính tả.
- Điểm 4: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, nhưng cảm nhận còn chưa sâu, sai một vài lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 3: Xác định đúng yêu cầu của bài nhưng sơ sài, còn có những sai sót về dùng từ, diễn đạt, chính tả...
- Điểm 2: Bài làm yếu, phân tích chung chung, lan man, sai nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt
- Điểm 1-0: Bài làm yếu, mắc lỗi nhiều.
(Trên đây chỉ là những định hướng, giáo viên cần linh động trong khi chấm)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_ngu_van_9_thanh_thuy_hay.doc