Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 111 đến 115 - Năm học 2013-2014

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 111 đến 115 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 111 đến 115 - Năm học 2013-2014
TUÂN 24
Tiêt
Tên bài dạy
111,112
Con cò (Hướng dẫn đọc thêm)
113,114
Cách làm văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý
115
Trả bài viết số 5 
Ngày soạn: 07/02/2014
Ngày dạy: 10/02/2014- 14/02/2014
 CON CÒ
	 (Hướng dẫn đọc thêm) Chế Lan Viên
I/Mục tiêu cần đạt:
1/Kiến thức
-Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẹ và những lời ru.
-Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả.
2/Kỹ năng
-Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
-Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ.
II/Tiến trình dạy và học:
1/Ổn định lớp:
2/Kiểm tra bài: Nêu hình tượng cừu non trong thơ ngụ ngôn?
3/Giới thiệu bài: Từ nhỏ ai cũng được nghe lời ru của mẹ, có nhiều bài hát ru gắng với hình ảnh con cò
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
-Hs: Đọc chú thích
-Gv: Hãy giới thiệu về nhà thơ Chế Lan Viên?
-Gv: Hãy nêu xuất xứ của bài thơ?
 Thơ Chế Lan Viên có phong cách nghệ thuật rõ nét và độc đáo. Đó là phong cách suy tưởng và triết lý đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
-Gv(Hướng dẫn đọc): Đọc theo giọng của lời ru
-Hs: Đọc văn bản
-Gv: Bố cục bài thơ gồm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
 +Phần1: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.
 +Phần 2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng đường
 +Phần 3:Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ
-Gv: Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò, trong những câu hát ru. Qua hình tượng con cò, tác giả nhằm nói về điều gì?
 Con cò là hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng giàu đức tính tốt đẹp và niềm vui sống.
-Gv: Trong đoạn 1, em thấy những câu thơ nào rất quen thuộc?
-Gv: Những câu thơ ấy lấy từ những câu thơ nào?
 Hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao:
Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng
-Gv: Hình ảnh này gợi tả điều gì về cuộc sống thời xưa?
-Gv: Hình ảnh “con cò ăn đêm” là tượng trưng cho ai?
-Gv: Hình ảnh người phụ nữ vất vả, nhọc nhằn gợi cho em nhớ đến những bài ca dao nào có hình ảnh con cò mang ý nghĩa tương tự?
Con cò lặn lội bờ sông
Cái cò đi đón cơn mưa
 Qua những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người của những lời ru, của ca dao dân ca, qua đó là cả điệu hồn dân tộc và nhân dân. Đoạn thơ khép lại bằng hình ảnh thanh bình của cuộc sống “Ngủ yên! Ngủ yên! chẳng phân vân”
-Gv: Con cò trong lời ru của mẹ đã gắn bó với những giai đoạn nào của đời con?
 Hình ảnh con cò được xây dựng bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của nhà thơ, như được bay ra từ những câu ca dao để sống trong tâm hồn con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong mỗi chặng đường.
-Gv: Như thế hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa gì?
-Gv: Em hãy diễn xuôi khổ thơ này để thấy được giá trị tinh thần mà người mẹ qua những lời ru về cánh cò đã vun đắp cho tâm hồn của con?
-Gv: Hình ảnh con cò mang một ý nghĩa biểu tượng. Đó là biểu tượng gì?
Tấm lòng người mẹ
-Gv: Tấm lòng người mẹ được thể hiện ở nhhững câu thơ nào?
-Gv: Tấm lòng người mẹ như thế nào đối với con?
-Gv: Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ khái quát một quy luật của tình cảm. Đó là quy luật nào?
-Gv: Em thấy những câu thơ ấy có những nét gì đặc biệt?
-Gv: Phần cuối bài thơ trở lại âm hưởng lời ru và đúc kết ý nghĩa phong phú hình tượng con cò như thế nào?
-Gv: Em hiểu những câu thơ này như thế nào?
-Hs:Thảo luận
Gv: Nhận xét và tổng kết
-Gv: Em hãy nhận xét về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu bài thơ? Các yếu tố đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng, cảm xúc của bài thơ?
-Gv: Theo em, trong cuộc sống hiện đại những lời ru có cần thiết hay không? Tại sao?
I/Đọc tìm hiểu chú thích
1/Tác giả:
-Chế Lan Viên (1920-1989)
-Ông nổi tiếng trong phong trào thơ mới
2/Tác phẩm:
-Bài thơ được sáng tác 1962, in trong tập “Hoa ngày thường-Chim báo bão” (1967)
II/Tìm hiểu văn bản
1/Hình ảnh con cò qua những lời ru
Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò cổng phủ
Con cò Đồng Đăng
->Gợi tả không gian và khung cảnh thong thả, bình yên của cuộc sống thời xưa, từ làng quê đến phố xá.
Con cò ăn đêm
Con cò xa tổ
Cò gặp cành mềm
Cò sợ xáo măng.
->Con cò tượng trưng cho người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống.
2/Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ.
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi
Mai khôn lớn, con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn
->Cánh cò trở thành bạn đồng hành của con người trên suốt đường đời từ tuổi thơ đến tuổi tới trường và lúc trưởng thành.
=>Hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
3/Hình ảnh con cò và lòng mẹ 
 Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con
-Tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
->Sự suy tưởng, khái quát thành triết lý.
 Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi.
4/Củng cố: Em hãy hát bài hát ru mà em nhớ nhất.
5/Dặn dò: Về học bài, soạn bài “Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng”
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ
I/Mục tiêu cần đạt
1/Kiến thức
	Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
2/Kỹ năng
Học sinh biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài: Thế nào là một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý?
3/Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã tìm hiểu về bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. Hôm nay các em sẽ tìm hiểu cách làm
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
-Hs: Đọc các đề văn
-Gv: Các đề trên có thể chia làm mấy loại?
 Các đề 1,3,10 là đề có mệnh lệnh, các đề còn lại là đề mở.
-Gv: Các đề bài trên có điểm gì giống nhau?
 Các đề nêu lên một tư tưởng đạo lý là đã ngầm ý đòi hỏi người viết bài nghị luận lấy tư tưởng đạo lý ấy làm nhan đề để viết bài nghị luận.
-Gv: Các đề trên có yêu cầu giải thích, chứng minh gì không?
 Đề không yêu cầu riêng về “giải thích, chứng minh, bình luận” nhưng thực chất là bình luận bàn bạc, nhận định, đánh giá, nghĩa là trình bày những ý kiến nhận xét: đúng-sai, tốt-xấu, lợi-hạicó lập luận.
-Gv: Như vậy khi làm bài, các em phải làm như thế nào?
 Học sinh phải vận dụng giải thích, chứng minh hoặc bình luận tư tưởng, đạo lý nêu trong đề, bày tỏ suy nghĩ đánh giá của mình về tư tưởng đạo lý ấy.
-Gv: Mỗi em tự nghĩ ra một đề bài tương tự?
Vd: Bàn về chữ hiếu (Có kèm mệnh lệnh)
Vd: Ăn vóc học gay (Không kèm mệnh lệnh).
-Gv:Ghi đề lên bảng
-Gv: Tính chất của đề văn này là gì?
-Gv: Về nội dung đề bài này yêu cầu gì?
-Gv: Muốn làm đề bài này, em phải làm như thế nào?
 Học sinh vừa phải biết cách giải thích đúng câu tục ngữ, vừa phải có kiến thức về đời sống, vừa phải biết cách nêu ý kiến về đời sống, tức là phải biết suy nghĩ.
-Gv: Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ?
-Gv: Nội dung câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lý gì của người Việt?
-Gv: Ngày nay đạo lý ấy có ý nghĩa như thế nào?
-Gv: Hãy giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lý của nó?
-Gv: Nước ở đây là gì?
 Giá trị đời sống vật chất như: cơm ăn, áo mặc, nhà ở, điện thắp sáng, nước dùng và cả non sông gấm vóc, thống nhất hoà bình
Gv: Nguồn ở đây là gì?
-Gv: “Uống nước” có ý nghĩa gì?
 Hưởng những thành quả trên
-Gv: Nhớ nguồn ở đây là thế nào?
-Gv: Em hiểu “uống nước nhớ nguồn” ở đây như thế nào?
 Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” là đạo lý của người hưởng thụ thành quả đối với “nguồn của thành quả”.
-Gv: Nội dung câu tục ngữ thể hiện đạo lý gì của người Việt?
-Gv: Câu tục ngữ này nêu lên đạo lý gì?
-Gv: Câu tục ngữ này có ý nghĩa như thế nào với dân tộc ta?
-Gv: Câu tục ngữ này thể hiện vấn đề gì của dân tộc ta?
-Gv: Giới thiệu có nhiều cách mở bài tuỳ theo vấn đề.
-Hs: Đọc hai cách mở bài theo sgk
-Gv: Hãy viết ra những câu và đoạn văn có liên kết hoàn chỉnh.
-Gv:Cho học sinh viết và đọc
-Hs: Đọc kết bài sgk
-Gv: Sau khi viết bài học sinh cần đọc lại và sửa chữa hoàn thiện bài làm.
-Hs: Đọc ghi nhớ
-Gv: Hãy lập dàn bài cho đề 7
-Gv: Giải thích rõ thế nào là tự học và có tinh thần tự học như thế nào?
I/Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
1/Các đề nghị luận
-Bàn về vấn đề tư tưởng đạo lý 
-Nêu suy nghĩ từ một sự việc hiện tượng trong đời sống.
-Bàn nội dung một câu tục ngữ, danh ngôn về một vấn đề tư tưởng, đạo đức lối sống.
II/Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
*Đề: Suy nghĩ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
1/Tìm hiểu đề và tìm ý
a)Tìm hiểu đề
-Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
-Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ
b)Tìm ý
-Nước là sự vật tự nhiên, thể lỏng, mềm, mát, cơ động, linh hoạt trong mọi địa hình
-Nguồn: nơi bắt đầu của mọi dòng chảy.
-Câu tục ngữ là đạo lý làm người, đạo lý cho toàn xã hội.
-Giải thích nội dung 
+Nước: là mọi thành quả mà con người được hưởng thụ, từ các giá trị của đời sống vật chất cho đến giá trị tinh thần.
+Nguồn: Là những người làm ra thành quả, là lịch sử, truyền thống sáng tạo, bảo vệ thành quả. Nguồn là tổ tiên, xã hội, dân tộc, gia đình
+Nhớ nguồn: Là lương tâm trách nhiệm đối với nguồn, là sự biết ơn, giữ gìn và tiếp nối sáng tạo, là không vong ân bội nghĩa.
+Đạo lý này là sức mạnh tinh thần gìn giữ các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc.
+Đạo lý này là nguyên tắc làm người của người Việt Nam.
Đánh giá nội dung câu tục ngữ:
+Câu tục ngữ nêu đạo lý làm người
+Câu tục ngữ nêu lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+Câu tục ngữ nêu một nền tảng tự duy trì và phát triển xã hội.
-Câu tục ngữ là lời nhắc nhở đối với những ai vô ơn.
-Câu tục ngữ khích lệ mọi cống hiến cho xã hội, dân tộc
2/Lập dàn bài
a)Mở bài:
-Giới thiệu câu tục ngữ và tư tưởng chung của câu tục ngữ.
b)Thân bài:
*Giải thích câu tục ngữ
-Nghĩa đen
-Nghĩa bóng
*Nhận định, đánh giá
-Câu tục ngữ nêu lên đạo lý làm người.
-Câu tục ngữ khẳng định đạo lý tốt đẹp của dân tộc.
-Câu tục ngữ khẳng định nguyên tắc đối nhân xử thế.
-Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc.
c)Kết bài:
Câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của truyền thống và con người Việt Nam.
3/Viết bài
a)Mở bài:
b)Thân bài
c)kết bài
4/Đọc lại bài viết và sửa chữa
*Ghi nhớ
III/Luyện tập
*Lập dàn bài cho đề 7
4/Củng cố: Cách làm bài về một vấn đề tư tưởng, đạo lý như thế nào?
5/Dặn dò: Về học bài, xem lại bài viết Tập làm văn số 5
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5
I/Mục tiêu cần đạt
-Học sinh nhận rõ ưu khuyết điểm trong bài viết của mình, biết sửa những lỗi diễn đạt và chính tả.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài:
3/Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
-Gv: Ghi đề bài lên bảng
-Gv: Hãy xác định yêu cầu của đề bài?
-Gv: Đề bài yêu cầu viết cái gì?
-Gv: như thế nào?
-Gv: Viết dưới hình thức nào?
-Gv: Yêu cầu viết ở thể loại văn như thế nào?
-Gv: Phần mở bài em viết gì?
-Gv: Phần thân bài em viết những luận điểm nào?
-Gv: Phần kết bài viết những gì?
I/Đề bài: Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Hãy viết bài nêu suy nghĩ của em về Người
*Yêu cầu: Văn nghị luận.
a.Mở bài:
-Giới thiệu về Bác
b.Thân bài:
- Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam
-Bác Hồ là anh hùng giải phóng dân tộc 
- Bác Hồ là danh nhân văn hoá thế giới
c.Kết bài:
-Nêu suy nghĩ của em về Bác
III/Nhận xét chung
-Tất cả các bài làm đều viết đúng thể loại
1/Ưu điểm
-Các em viết bài văn nêu được nhiều đặc điểm nổi bậc về Bác.
-Hầu như các bài đều viết được về Bác.
-Nhiều bài viết về cuộc đời của Bác.
-Có nhiều bài viết được cảm nhận suy nghĩ về Bác.
-Các em đã sử dụng được yếu tố nghị luận khi viết.
2/Khuyết điểm
-Một số bài viết không chia 3 phần. Một số bài viết còn lộn xộn. Có bài viết trình bày chưa sạch đẹp.
-Một số bài chỉ kể về cuộc đời Bác.
-Có bài viết còn chưa nắm kỹ về Bác.
-Nhiều bài viết sai chính tả, viết hoa tùy tiện.
IV/Chữa lỗi
-Một số lỗi chính tả
-Một số lỗi diễn đạt
V/Đọc bài văn hay, cho học sinh trao đổi bài để đọc.
4/Củng cố: Đọc lại bài viết của mình.
5/Dăn dò: Về xem lại bài, soạn bài “Mùa xuân nho nhỏ”
KIỂM TRA 15 PHÚT
I/Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm): Đọc kỹ câu hỏi trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Ý nào sau đây nêu nhận xét không đúng về khởi ngữ?
a. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ.	
b. Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu
c. Có thể thêm một số quan hệ từ đứng trước khởi ngữ.	
d. Khởi ngữ là thành phần không thể thiếu được trong câu.	
Câu 2: Dấu hiệu để phân biệt giữa chủ ngữ và khởi ngữ là việc có thể thêm những quan hệ từ “về, đối với” vào trước từ hoặc cụm từ đó, đúng hay sai?
 a/ Đúng
 b/ Sai
Câu 3: Câu nào sau đây không có khởi ngữ?
 a/ Tôi thì tôi xin chịu.
 b/ Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi
 c /Nam Bắc hai miền ta có nhau
 d/ Cá này rán thì ngon
Câu 4: Viết lại các câu sau, chuyển phần in đậm thành khởi ngữ	
a/ Nó làm bài tập rất cẩn thận
b/ Bức tranh đẹp nhưng cũ
II/Phần II : Tự luận(7 điểm):
Câu 1: Viết đoạn văn chủ đề tự chọn chứa thành phần phụ cảm thán, gạch chân những từ chứa thành phần phụ ấy
HƯỚNG DẪN CHẤM
I/Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm): Mỗi câu trắc nghiệm đúng 0.5 điểm Câu 4 (1,5)
Câu
1
2
3
Đáp án
d
a
d
II/Phần II : Tự luận(7 điểm):
Câu 1: Viết đoạn văn có chứa thành phần phụ cảm thán, gạch chân được các từ ấy
-Đoạn văn diễn đạt trôi chảy, đúng theo yêu cầu của đề bài

Tài liệu đính kèm:

  • docTUÂN 24.doc