TUẦN 4 Tiết Tên bài dạy 13 Từ tượng hình, từ tượng thanh 14 Liên kết đoạn văn trong văn bản 15,16 Viết bài tập làm văn số 1 Ngày soạn: Ngày dạy : TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH I/Mục tiêu cần đạt -Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh -Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp. II/Tiến trình dạy và học 1/Ổn định lớp 2/Kiểm tra bài: Thế nào là trường từ vựng? 3/Giới thiệu bài: Trong tiếng Việt, có một số từ mang sắc thái gợi cảm gợi tả mà khi ta sử dụng đúng chỗ sẽ phát huy hết hiệu quả của chúng. Như từ tượng hình, từ tượng thanh Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng -Hs: Đọc đoạn trích -Hs:Chỉ ra các từ in đậm -Gv:Ghi lên bảng các ví dụ -Gv:Trong các từ gạch dưới, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật; những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người? -Gv:Những từ:móm mém, xồng xộc, vật vãgọi là từ tượng hình.Vậy em cho biết thế nào là từ tượng hình? -Gv:Những từ: hu hu, ư ử gọi là từ tượng thanh.Vậy em hãy cho biết từ tượng thanh là gì? -Gv:Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả và văn tự sự? -Hs: Đọc ghi nhớ -Hs: Đọc bài tập 1 -Gv:Em hãy tìm những từ tượng hình, tượng thanh trong các câu trên? -Gv:Em hãy tìm 5 từ tượng hình miêu tả dáng vẻ con người? -Gv:Hãy phân biệt ý nghĩa từ tượng thanh tả tiếng cười? -Gv:Cười ha hả là cười như thế nào? -Gv:cười hì hì là cười như thế nào? -Gv:Cười hô hố là cười như thế nào? -Gv:Em hãy đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh với các từ: lắc sắc, lã chả, lấm tấm, khúc khuỷu, lập loè, tích tắc, lộp bộp, lạch bạch, ồm ồm, ào ào. -Gv:Em hãy đọc một bài thơ có từ tượng hình, từ tượng thanh? I/Đặc điểm, công dụng 1/Các ví dụ: -Ví dụ 1:Cái miệng móm mém Lão hu hu khóc -Ví dụ 2: Nó kêu ư ử -Ví dụ 3: Tôi xồng xộc chạy vào Lão Hạc đang vật vảđầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc 2/Nhận xét a)Những từ gợi tả hình ảnh dáng vẻ trạng thái:móm mém, xồng xộc, vật vả, rũ rượi, xộc xẹch, sòng sọc. b)Những từ mô phỏng âm thanh:hu hu ư ử. *Ghi nhớ:sgk II/Luyện tập 1/Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh -Xoàn xoạt -> Từ tượng thanh -Rón rén -> Từ tượng hình -Bịch ->Từ tượng hình -Bốp -> Từ tượng thanh -Lẻo khẻo,chỏng quèo ->Từ tượng hình 2/Tìm từ tượng hình tả dáng đi -Lò dò, rón rén, khệnh khạng, lẻo khẻo, huỳnh huỵchu, lom khom 3/Phân biệt ý nghĩa từ tượng thanh -Cười ha hả: Tiếng cười to, rất khoái chí -Cười hì hì: cười phát ra đằng mũi, thường biểu lộ thái độ không đồng tình cũng không phản đối. -Cười hô hố: Tiếng cười to và thô lỗ. -Cười hơ hớ: Cười thoải mái, vui vẻ không cần che đậy. 4/Đặt câu với cád từ tượng thanh, từ tượng hình -Ngoài trời đã lắc rắc những hạt mưa -Cô bé khóc, nước mắt rơi lả chả -Cành mai đã lầm tấm những nụ hoa -Con đường đi đầy khúc khuỷu -Ánh đèn sáng lập loè Chiéc đồng hồ kêu tích tắc -Mưa lộp bộp trên mái nhà -Đàn vịt lạch bạch về chuồng -Người đàn ông cất tiếng ồm ồm -Cơn mưa trút xuống ào ào 5/Sưu tầm bài thơ -Vào xem nhà máy 4/Củng cố - dặn dò: Về sưu tầm thơ sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN I/Mục tiêu cần đạt -Hiểu cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn khiến chúng liền ý liền mạch. -Viết được các đoạn văn liên kết mạch lạc chặt chẽ. II/Tiến trình dạy và học 1/Ổn định lớp 2/Kiểm tra bài: Thế nào là đoạn văn? Câu chủ đề là gì? 3/Giới thiệu bài:Một văn bản được cấu tạo bằng nhiều đoạn văn. Muốn tạo tính chỉnh thể cho văn bản, giữa các đoạn văn phải có sự liên kết. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách sử dụng một số phưng tiện để liên kết văn bản. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng -Hs: Đọc 2 đoạn văn -Gv:Trong hai đoạn văn trên có sự liên kết với nhau không? Vì sao? Đoạn 2 không có từ ngữ nói về thời điểm ở đoạn 1. Đoạn 1 tả cảnh sân trường trong ngày tựu trường, đoạn 2 nêu cảm giác của nhân vật tôi trong một lần ghé thăm trường trước đó. -Hs: Đọc 2 đoạn tiếp -Gv:Trong đoạn văn 2 cụm từ “trước đó mấy hôm”bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ 2? -Gv:Theo em, với cụm từ trên, hai đoạn văn đã liên hệ với nhau như thế nào? -Gv:Cụm từ “trước đó mấy hôm”là phương tiện liên kết đoạn. Em hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản? Làm các đoạn có sự liên kết chặt chẽ về ý -Hs: Đọc 2 đoạn văn a -GV:Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là những khâu nào? Tìm hiểu và khâu cảm thụ -GV:Như vậy ,mối quan hệ giữa các đoạn văn là mối quan hệ gì?(Liệt kê) -GV:Em hãy tìm các từ ngữ liên kết hai đoạn văn trên? -GV:Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê? -HS: Đọc đoạn văn b -GV:Em hãy tìm quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn đó? -GV:Em hãy tìm từ ngữ liên kết hai đoạn văn đó? -GV: Để liên kết hai đoạn văn có ý nghĩa đối lập ta thường dùng từ ngữ biểu thị ý nghĩa đối lập.Hãy tìm thêm các phương tiện liên kết có ý nghĩa đối lập? -GV:Cho HS đọc lại 2 đoạn văn I2 -GV:Em hãy cho biết từ đó thuộc loại từ nào?Trước đó là khi nào?(Trước khi đi học) -GV: Đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn.Hãy kể thêm một vài đại từ có tác dụng làm phương tiện chuyển đoạn ? -HS: Đọc 2 đoạn văn -GV:Em hãy cho biết quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn trên? -GV: Để liên kết đoạn .Hãy kể thêm các phương tiện liên kết tổng quát? -HS: Đọc đoạn văn -GV:Em hãy tìm câu liên kết đoạn giữa hai đoạn văn trên?Tại sao câu đó lại có tác dụng liên kết? -HS: Đọc ghi nhớ -HS: Đọc bài tập 1 -GV:Tìm từ ngữ có tác dung liên kết đoạn văn?Mối quan hệ gì? -HS: Đọc bài tập 2 -GV:Em hãy điền vào chổ trống I/Tác dụng của viếc liên kết các đoạn văn trong văn bản 1/Trường hợp 1: Hai đoạn văn không có sự liên kết vì hai đoạn văn nói đến hai sự việc ở hai thời điểm khác nhau mà không có từ liên kết 2/trường hợp 2: Cụm từ “trước đó mấy hôm” làm rõ thời điểm -Hai đoạn văn liền ý, liền mạch II/Cách liên kết đoạn văn trong văn bản 1/Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn *Quan hệ liệt kê -Từ ngữ liên kết: bắt đầu là, sau là, trước hết, sau là, đầu tiên, một mặt, mặt khác *Quan hệ so sánh đối lập -Từ ngữ liên kết: nhưng, trái lại, tuy vậy, ngược lại, thế mà. * Đại từ -Đại từ liên kết:trước đó, này, ấy, vậy, thế *Quan hệ tổng kết khái quát -Từ ngữ liên kết: nói tóm lại, nhìn chung, tổng kết lại, có thể nói 2/Dùng câu nối để liên kết các đoạn -Ái dà, lại còn nói chuyện đi học nữa cơ đấy! ->Dùng câu nối *Ghi nhớ:sgk III/Luyện tập 1/Từ ngữ có tác dụng liện kết a)Nói như vậy b)Thế mà c)Cũng, tuy nhiên 2/Điền vào chỗ trống a)Từ đó b)Nói tóm lại c)Tuy nhiên d)Thật khó trả lời 4/Củng cố - dặn dò:Về làm bài tập còn lại, chuẩn bị cho bài viết số 1 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 I/Mục tiêu cần đạt -Ôn lại cách viết bài văn tự sự, chú ý tả người, kể việc, kể những cảm xúc trong tâm hồn mình. -Luyện tập viết bài văn và đoạn văn. II/Tiến trình dạy và học 1/Ổn định lớp 2/Kiểm tra sĩ số: 3/Đề bài: Tuổi học trò thường để lại trong ta nhiều kỷ niệm đẹp.Hãy kể lại những kỷ niệm ngày đầu tiên đi học của em *Yêu cầu làm bài: *Mở bài: -Giới thiệu những kỷ niệm trong ngày đầu tiên đi học *Thân bài: -Kể về những kỷ niệm theo trình tự: +Theo thời gian, không gian +Theo diễn biến của sự việc +Theo diễn bién của tâm trạng *Kết bài: +Cảm nhận chung
Tài liệu đính kèm: