Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26 đến 30 - Năm học 2016-2017

doc 15 trang Người đăng dothuong Lượt xem 384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26 đến 30 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26 đến 30 - Năm học 2016-2017
 TUẦN 6
Tiết
Tên bài dạy
26
Truyện Kiều của Nguyễn Du (tt)
27
Chị em Thuý Kiều
28
Cảnh ngày xuân
29
Thuật ngữ
30
Trả bài Tập làm văn số 1
Ngày soạn: 23/9/2016
Ngày dạy : 26/9/2016 – 1/10/2016
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
A/Mục tiêu cần đạt
I- Kiến thức:
 Nắm được cốt truyện, giá trị cơ bản của Truyện Kiều, từ đó thấy rõ vai trò vị trí của Nguyễn Du và kiệt tác “Truyện Kiều” trong lịch sử văn học và đời sống tâm hồn dân tộc Việt Nam.Chuẩn bị cơ sở để học sinh học tốt các đoạn trích trong Truyện Kiều.
II-Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng khái quát và trình bày nội dung dựa vào sgk để tóm tắt Truyện Kiều.
III- Thái độ:
 -Giáo dục ý thức trân trọng giá trị to lớn của Truyện Kiều.
IV- Nội dung trọng tâm của bài:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của truyện Kiều.
- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong tác phẩm văn học trung đại.
- Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm.
B/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP :
I.Phương tiện, thiết bị:
1. Giáo viên: giáo án, SGK, Truyện Kiều.
2. Học sinh : vở soạn, vở ghi, sgk.
II. Các phương pháp: 
1. Phương pháp:Vấn đáp giải thích, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, tổng kết khái quát.
 2.Kĩ thuật: Động não
C.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH:
I.Năng lực chung: 
1.Tự học, nắm bắt nội dung .
2. HS đặt câu hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề, xác định và làm rõ thông tin, phân tích thông tin.
3.HS làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí.
II.Năng lực chuyên biệt: 
1- Đọc – hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.
 2-Nhận ra giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu của truyện Kiều..
D/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức : KT sĩ số 
II. Kiểm tra bài cũ : 5’ 
?Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du ?
-> HS chỉ ra nội dung cơ bản đã học ở tiết trước.
 III. Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2 phút) GV thuyết trình, giới thiệu	
 Truyện kiều như một tiếng kêu thương về thân phận con người nhưng đó là một kiệt tác có một không hai của một thiên tài văn học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
-Thời gian:30 phút
-Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm
-Trọng tâm kiến thức: nắm được nội dung tóm tắt của truyện Kiều, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đặc sắc.
-Năng lực hình thành:rèn kĩ năng tóm tắt văn bản thơ, nhận biết nét chính về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật .
Gv: Giới thiệu:Truyện Kiều còn có tên là: Đoạn trường tân thanh (Tiếng kiêu đau đớn đứt ruột mới)
-Hs: Đọc tóm tắt Truyện kiều
-Gv:Em biết gì về nguồn gốc Truyện kiều?
 Viết Truyện Kiều Nguyễn Du có dựa vào cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện”của Thanh Tâm Tài Nhân. Tuy nhiên phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn.
-Gv:Em hãy tóm tắt Truyện Kiều.
-Gv:Về giá trị nội dung, truyện Kiều đã phản ánh hiện thực xã hội như thế nào?
Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền!
-Gv:Truyện Kiều đã thể hiện tính chất nhân đạo như thế nào?
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung!
-Gv:Về giá trị nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện Kiều như thế nào?
-Gv:Truyện Kiều dùng nghệ thuật tự sự như thế nào?
 Trực tiếp (lời nhân vật),gián tiếp(lời tác giả)nửa trực tiếp(lời tác giả nhưng mang giọng điệu nhân vật)
II/Truyện kiều
1/Tóm tắc truyện kiều
-Gặp gỡ và đính ước
-Gia biến và lưu lạc
-Đoàn tụ
2/Giá trị nội dung
-Giá rị hiện thực:Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tần lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.
-Giá trị nhân đạo: Niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người, lên án tố cáo những thế lực tàn bạo, trân trọng đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức đến những khát vọng chân chính.
3/Giá trị nghệ thuật
-Ngôn ngữ nghệ thuật: đạt đến đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng biểu đạt, biểu cảm, thẩm mĩ.
-Nghệ thuật tự sự: Trực tiếp, gián tiếp, nửa trực tiếp.
-Thể loại: Thể thơ lục bát đạt đến đỉnh cao điêu luyện.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 3’
1- Củng cố: 
 ?Nêu giá trị Truyện Kiều? (MĐNB)
 +Giá trị nhân đạo
 +Giá trị hiện thực
 +Giá trị nghệ thuật
? Tìm những câu thơ có giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều ? (MĐTH)
->HS trao đổi chỉ ra một vài câu thơ trong truyện Kiều
?Nhận định nào nói đầy đủ nhất về giá trị nội dung của Truyện Kiều? (MĐVD)
A-Truyện Kiều có giá trị hiện thực
B-Truyện Kiều có giá trị nhân đạo
C-Truyện Kiều thể hiện lòng yêu nướcD-Kết hợp A và B.
2.Hướng dẫn về nhà:
 - Giới thiệu tác giả Nguyễn Du
 - Tóm tắt Truyện Kiều
 -Soạn văn bản: Chị em Thuý Kiều
CHỊ EM THUÝ KIỀU
(Trích Truyện Kiều)
A/Mục tiêu cần đạt
I- Kiến thức:
 - Thấy được tài năng nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc,tài năng, tính cách số phận Thuý Vân, Thuý Kiều bằng bút pháp ước lệ cổ điển.Qua đó, thể hiện cảm hứng nhân đạo trong Truyện Kiều. Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của con người.
II- Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng đọc truyện thơ,phân tích nhân tích bằng cách so sánh đối chiếu
III- Thái độ:
 - Giáo dục ý thức trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp con người
IV- Nội dung trọng tâm của bài:
-Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật. Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một giai đoạn cụ thể. Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật.
B/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP :
I.Phương tiện, thiết bị:
1. Giáo viên: giáo án, SGK, chân dung chị em Thuý Kiều.
2. Học sinh : vở soạn, vở ghi, sgk.
II. Các phương pháp: 
1. Phương pháp:Vấn đáp giải thích, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, tổng kết khái quát.
 2.Kĩ thuật: Động não
C.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH:
I.Năng lực chung: 
1.Tự học, nắm bắt nội dung .
2. HS đặt câu hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề, xác định và làm rõ thông tin, phân tích thông tin.
3.HS làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí.
II.Năng lực chuyên biệt: 
- Đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại. Theo dõi diễn biến trong tác phẩm.
-Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu nhân vật. Phân tích một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong văn bản.
D/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức : KT sĩ số 
II. Kiểm tra bài cũ : 5’ 
Hãy kể tóm tắt truyện Kiều của Nguyễn Du?
-> HS kể tóm tắt nội dung văn bản theo cách hiểu dựa vào nội dung SGK.
 III. Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2 phút) GV thuyết trình, giới thiệu	
Đọc truyện Kiều của Nguyễn Du không ai quên được chân dung của chị em Thuý Kiều, bức chân dung chẳng những cho thấy cách hình dung nghệ thuật thời xưa mà còn gợi liên tưởng số phận, tính cách của mỗi con người.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
-Thời gian:30 phút
-Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm
-Trọng tâm kiến thức: nắm bố cục,chân dung của Thúy Kiều, Thúy Vân.
-Năng lực hình thành: rèn kĩ năng cảm thụ thơ ca.
-HS: Đọc chú thích
-GV:Em hãy nêu vị trí đoạn trích trong truyện Kiều?
-HS: Đọc đoạn trích.
-GV:Hãy cho biết kết cấu đoạn thơ có thể chia làm mấy phần?
 +Phần 1(Bốn câu đầu):Giới thiệu khái quát chị em Thuý Kiều.
 +Phần 2(Bốn câu tiếp):Gợi tả vẻ đẹp Thuý Vân
 +Phần 3(Mười hai câu tiếp):Tả vẻ đẹp Thuý Kiều
 +Phần 4(Bốn câu cuối):Nhận xét chung về cuộc sống hai chị em.
-GV:Câu thơ nào gợi tả vẻ đẹp chung của chị em Thuý Kiều?
-GV:Mai cốt cách là gì?Tuyết tinh thần là gì?
-GV:Nhà thơ sử dụng biện pháp ước lệ,miêu tả vẻ đẹp hai chị em như thế nào?
 Tác giả khái quát vẻ đẹp chung “mười phân vẹn mười”và vẻ đẹp riêng “mỗi người một vẻ”của từng người.
-GV:Ngay câu thơ đầu nhà thơ khái quát vẻ đẹp Thuý Vân như thế nào?
-GV:“Trang trọng” có nghĩa là gì?
 Là vẻ nghiêm trang đứng đắn.Vẻ đẹp cao sang quý phái.
-Gv:Sắc đẹp của Thuý Vân được so sánh với hình tượng thiên nhiên nào?
-Gv;Tác giả dùng bút pháp nghệ thuật gì?
 Liệt kê: khuôn mặt, đôi mày,mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói.
-Gv:Với thủ pháp nghệ thuật trên miêu tả vể đẹp và tính cách Thuý Vân như thế nào?
 Khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thoát ra từ hàm răng trắng ngà,mái tóc đen óng nhẹ hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết
-Gv:Vẻ đẹp của Thuý Vân tạo sự hoà hợp êm đềm với xung quanh “mây thua” “tuyết nhường”liên tưởng số phận Thuý Vân sau này sẽ như thế nào?
-HS: Đọc 12 câu tiếp theo
 Để miêu tả vẻ đẹp của Kiều, Nguyễn Du lấy chân dung Thuý Vân làm nền để nổi bật chân dung Thuý Kiều sắc sảo mặn mà hơn.
-Gv:Nguyễn Du miêu ta vẻ đẹp Thuý Kiều như thế nào?
-Gv:Em hiểu “làn thu thuỷ, nét xuân sơn”là gì? (Chú thích 5)
-Gv:Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?Gợi lên vẻ đẹp Thuý Kiều như thế nào?
 Hình ảnh ước lệ “làn thu thuỷ”làn nước mùa thu gợi lên vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng long lanh “nét xuân sơn”nét núi mùa xuân gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung. Vẻ đẹp của Kiều có thể so sánh với vẻ đẹp của các Mĩ nhân trong văn học cổ Trung Quốc: Tây Thi, Điều Thuyền, Đát Kỷ, Dương Quý Phi
-Gv:Khi tả nhan sắc Thúy Kiều, tác giả sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em có điểm nào giống và khác với Thuý Vân?
-Gv:Bên cạnh những vẻ đẹp hình thức, tác giả còn nhấn mạnh vẻ đẹp nào của Kiều?
 Vẻ đẹp tài năng:Tài năng của Kiều đạt đến mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến gồm đủ cả: cầm, kì, thi, hoạ.
-Gv:Qua phân tích cho thấy vẻ đẹp của Kiều như thế nào?
-Gv:Chân dung Thuý Kiều là chân dung mang tính cách số phận.Vẻ đẹp làm cho tạo hoá đố kị “hoa ghen” “liễu hờn”.Nên dự báo số phận nàng sau này sẽ như thế nào?
-Gv:Tác giả nhận xét chung về cuộc sống hai chị em như thế nào?
-Gv:Em có nhận xét gì về bút pháp nghệ thuật của tác giả?
-Gv:Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, em thấy chân dung nào nổi bật hơn?Vì sao
I/Tìm hiểu chung
1/Vị trí đoạn trích: ở phần đầu truyện kiều.
2/Bố cục: 4 phần
II/Đọc - hiểu văn bản
1/Giới thiệu chi em Thuý Kiều
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
=>Vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng.
2/Vẻ đẹp Thuý Vân
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
->Nghệ thuật: ước lệ, liệt kê, so sánh, ẩn dụ.
=>Vẻ đẹp trung thực phúc hậu mà quý phái.Số phận cuộc đời bình lặng suông sẻ.
3/Vẻ đẹp Thuý Kiều
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
=>Nghệ thuật ước lệ: Vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng long lanh, đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung. Vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân.
	Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bật ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân
=>Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp kết hợp của cả: sắc - tài - tình. Số phận nàng sẽ éo le, đau khổ.
4/Nhận xét chung về cuộc sống hai chi em
Êm đềm trướng rủ màng che
->Cuộc sống êm đềm hạnh phúc, kín đáo, gia phong,..
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 3’
1- Củng cố: 
Học sinh đọc ghi nhớ sgk
Học sinh đọc diễn cảm đoạn thơ. (MĐNB)
? Em nhận xét vẻ đẹp của Thuý Kiều? (MĐTH)
? Nhận xét về nghệ thuật đoạn trích trên. (MĐVD)
+Tả người qua nghệ thuật đòn bẩy,so sánh,ẩn dụ, nhân hoá.
+Chọn hình ảnh thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp của chị em Kiều.
2.Hướng dẫn về nhà:
 +Học thuộc lòng đoạn thơ.
 +Phân tích nội dung và nghệ thuật
 +Soạn bài “Cảnh ngày xuân”
 -Tìm bố cục.
 -Nội dung, chủ đề đoạn trích
CẢNH NGÀY XUÂN
(Trích Truyện Kiều)
A/Mục tiêu cần đạt
I- Kiến thức:
 - Giúp hs nắm được nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du, kết hợp tả, gợi, sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình để tả ngày cuối xuân với những đặc điểm riêng. Qua cảnh vật phần nào nói lên tâm trạng nhân vật.
II-Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát và tưởng tượng trong khi làm văn miêu tả, phân tích hình ảnh giàu chất tạo hình để tả cảnh.
 III-Thái độ:
 - Giáo dục ý thức trân trọng vẻ đẹp con người, thiên nhiên,và bảo vệ nó.
IV- Nội dung trọng tâm của bài:
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào Nguyễn Du.
- Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ.
B/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP :
I.Phương tiện, thiết bị:
1. Giáo viên: giáo án, SGK, Truyện Kiều.
2. Học sinh : vở soạn, vở ghi, sgk.
II. Các phương pháp: 
1. Phương pháp:Vấn đáp giải thích, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, tổng kết khái quát.
 2.Kĩ thuật: Động não
C.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH:
I.Năng lực chung: 
1.Tự học, nắm bắt nội dung .
2. HS đặt câu hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề, xác định và làm rõ thông tin, phân tích thông tin.
3.HS làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí.
II.Năng lực chuyên biệt: 
1- Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích.
2-Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cảnh vật trong ngày xuân. Vận dụng bài học để viết văn miêu tả và biểu cảm.
D/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức : KT sĩ số 
II. Kiểm tra bài cũ : 5’ 
?Đọc đoạn trích “Chi em Thuý Kiều”. Phân tích vẻ đẹp của Thúy Vân?
-> HS đọc thuộc lòng đoạn thơ. Phân tích vẻ đẹp của Thúy Vân
 III. Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2 phút) GV thuyết trình, giới thiệu	
 Mùa xuân từ bao đời nay là đề tài thi hứng bất tận.Thế nhưng cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân thì mỗi người một vẻ. Nguyễn Du không chỉ cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân ở cảnh vật mà còn gợi lên tâm trạng nhân vật.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
-Thời gian:30 phút
-Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm
-Trọng tâm kiến thức: nắm được vị trí đoạn trích,cảnh vật, tâm trạng của 2 chị em đi chơi xuân.
-Năng lực hình thành: rèn kĩ năng cảm thụ đoạn thơ.
-Hs: Đọc chú thích
-Gv:Hãy cho biết vị trí đoạn trích
-Hs: Đọc đoạn trích
-Gv:Hãy cho biết kết cấu đoạn trích có thể chia làm mấy phần?
 +Phần 1(Bốn câu thơ đầu):Nói lên khung cảnh ngày xuân.
 +Phần 2(Tám câu tiếp):Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
 +Phần 3(sáu câu cuối)Cảnh chị em du xuân trở về.
-Hs: Đọc 4 câu đầu
-Gv:Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân?
-Gv:Trong hai câu đầu nhà thơ gợi tả điều gì?
 Vừa nói thời gian vừa gợi không gian.
Gv:Nguyễn Du tả cảnh thiên nhiên như thế nào?
-Gv:Theo em trong hai câu thơ này từ ngữ nào ngữ nào làm nổi bật sắc xuân?
 Xanh tận, trắng điểm
-Gv:Hình ảnh “cỏ non xanh tận, cành lê trắng điểm”gợi tả thiên nhiên vào xuân như thế nào?
 Khoáng đạt , trong trẻo , nhẹ nhàng, thanh khiết.
-Gv:Từ “điểm”gợi cho ta ấn tượng gì về bức tranh xuân?
 Cảnh vật trở nên sinh động có hồn chứ không tĩnh tại.
-Gv:Vậy bức tranh xuân qua ngòi bút của Nguyễn Du hiện ra như thế nào?
-Gv:Em hãy cho biết lễ tảo mộ là gì?Hội đạp thanh là gì?
 Tảo mộ : Đi viếng mộ quét don,sửa sang phần mộ người thân. Hội đạp thanh: Đi chơi xuân ở chốn đồng quê.
-Gv:Hai phong tục thể hiện truyền thống gì của dân tộc?
-Gv:Hãy liệt kê những từ ghép và từ láy là những danh từ, động từ, tính từ miêu tả không khí lễ hội trong đoạn thơ này?
-Gv:Các danh từ(yến anh, chị em, tài tử, giai nhân)gợi tả điều gì của lễ hội?
 Gợi tả sự đông vui, nhiều người cùng đến lễ hội.
-Gv:Các động từ(sắm sửa, dập dìu)gợi tả lễ hội như thế nào?
 Gợi tả sự rộn ràng náo nhiệt của ngày hội.
-Gv:Các tính từ(gần xa, nô nức)nói lên điều gì?
 Làm rõ tâm trạng của người đi hội.
-Gv;Những từ ngữ trên gợi không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào?
-Gv:Cách nói ẩn dụ “”nô nức, yến anh” gợi lên hình ảnh như thế nào?
 Hình ảnh đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én chim oanh bay ríu rít. Trong lễ hội mùa xuân tấp nập, nhộn nhịp nhất là nam thanh nữ tú, những tài tử giai nhân.
-Gv:Trong khung cảnh lễ hội nhà thơ vẫn chú ý khắc hoạ tâm trạng con người và ở đây là chị em Thuý Kiều, theo em câu thơ nào thể hiện điều này?
 Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
-Gv:Câu này thể hiện tâm trạng gì của chị em Thuý Kiều?
 Náo nức,rạo rực
 Thông qua hoạt động du xuân của chị em Kiều, Nguyễn Du khắc hoạ tỉ mỉ về lễ hội thanh minh.
-HS: Đọc 6 câu cuối
-Gv:Câu thơ nào diễn tả thời gian? Đây là thời khắc nào trong ngày?
Chiều hoàng hôn
-Gv:Câu thơ nào miêu tả cảnh vật?
-Gv;Cảnh vật không khí mùa xuân trong 6 câu thơ cuối có gì khác với 4 câu thơ đầu?
 Cảnh vẫn đẹp vẫn thanh nhưng thời gian, không gian thay đổi, nhưng điều quan trọng là cảnh vật được cảm nhận qua tâm trạng.
-Gv:Những từ ngữ “tà tà, thanh thanh, nao nao”có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay tâm trạng con người?Vì sao?
 Không chỉ miêu tả sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người.
-Gv:Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối như thế nào?
-Gv: Đoạn trích đã sử dụng nghệ thuật như thế nào? Miêu tả cảnh ngày xuân như thế nào?
I/Tìm hiểu chung:
1/Vị trí đoạn trích
-Sau đoạn trích tả tài sắc chị em Thuý Kiều.
2/Bố cục: 3 phần
II/Đọc - hiểu văn bản
1/Khung cảnh ngày xuân
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
=>Mùa xuân: Mới mẻ tinh khôi giàu sức sống, khoáng đạt trong trẻo, nhẹ nhàng tinh khiết.
2/Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
->Truyền thống văn hoá lễ hội
Gần xa nô nức yến anh
 Chị em sắm sửa 
Dập dìu tài tử giai nhân
=>Không khí lễ hội thật rộn ràng, náo nhiệt
3/Khung cảnh chị em du xuân trở về
Tà tà bóng ngả về tây
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
=>Thiên nhiên đẹp, tâm trạng bâng khuâng xao xuyến một ngày xuân còn mà sự linh cảm điều gì sắp sẽ xảy ra.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 3’
1- Củng cố: 
Gọi hs đọc ghi nhớ sgk (MĐNB)
Qua đoạn trích em nhận xét nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du ? ( MĐTH)
Thảo luận nhóm câu hỏi sau: Thiên nhiên trong Truyện Kiều được coi như một nhân vật. Em có ý kiến gì không? (MĐVD)
+Thiên nhiên đổi mùa
+Thiên nhiên như một nhân vật lặng lẽ, kín đáo nhưng không mấy khi vắng mặt.
 -Nhận xét nào sau đây đúng với nội dung đoạn trích?
A-Tả vẻ đẹp của chị em Kiều.
B-Tả chị em Kiều đi chơi xuân.
C-Tả mọi người đi lễ hội trong tiết thanh minh.
D-Tả cảnh thiên nhiên mùa xuân.
->B
2.Hướng dẫn về nhà:
 - Học thuộc lòng đoạn thơ
 -Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong tiết thanh minh.
 - Soạn bài: Thuật ngữ
THUẬT NGỮ
A/Mục tiêu cần đạt
I-Kiến thức:
 - Nắm được khái niệm thuật ngữ, phân biệt được thuật ngữ với các từ thông dụng khác.
II- Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng giải thích nghĩa của thuật ngữ và vận dụng thuật ngữ trong nói và viết.
III- Thái độ:
 - Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
IV- Nội dung trọng tâm của bài:
- Khái niệm thuật ngữ
- Những đặc điểm của thuật ngữ.
B/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP :
I.Phương tiện, thiết bị:
1. Giáo viên: giáo án, sgk, bảng phụ.
2. Học sinh : vở soạn, vở ghi, sgk.
II. Các phương pháp: 
1. Phương pháp:Vấn đáp giải thích, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, tổng kết khái quát.
 2.Kĩ thuật: Động não
C.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH:
I.Năng lực chung: 
1.Tự học, nắm bắt nội dung .
2. HS đặt câu hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề, xác định và làm rõ thông tin, phân tích thông tin.
3.HS làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí.
II.Năng lực chuyên biệt: 
 1- Trình bày, trao đổi về cách sử dụng thuật ngữ trong giao tiếp.
 2-Lựa chọn và sử dụng thuật ngữ trong giao tiếp.
D/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức : KT sĩ số 
II. Kiểm tra bài cũ : 5’ 
?Hãy cho biết mô hình cấu tạo từ tiếng Việt?Cho ví dụ.
-> HS chỉ ra một số mô hình.Lấy được ví dụ
 III. Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2 phút) GV thuyết trình, giới thiệu
 Bất cứ một ngành khoa học nào cũng cần phải có một tập hợp từ ngữ được xác định một cách nghiêm ngặt, dùng để biểu thị những khái niệm trong đó. Lớp từ vựng đó được gọi là thuật ngữ.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng

Tài liệu đính kèm:

  • docGA NV 9-TUẦN 6 DA SUA.doc