Tuần:19 Tiết: 37 Ngày 1 tháng 1 năm 2011 Chương IV: Oxi. Không khí Tính chất của Oxi A. Mục tiêu + Kiến thức: - Học sinh nắm được tính chất vật lí của oxi: Trạng thái,màu sắc,mùi,tính tan. Nắm được tính chất hoá học của oxi qua chất tác dụng với phi kim, viết phương trình phản ứng . + Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp. Nhận biết được khí oxi, biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong oxi. + Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận,tiết kiệm, yêu thích môn học. B. Chuẩn bị - Gv: Chuẩn bị 4 lọ S, 4 lọ P, 8 bình khí O2, dụng cụ thí nghiệm (4 thìa sắt, giấy lọc, đèn cồn, nước, đũa tt ) - Học sinh : Chuẩn bị bài ở nhà C. Phương pháp: - Đàm thoại, giải quyết vấn đề - Trực quan - Thảo luận D. Tiến trình dạy học 1.ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới ? Các em đã được nghiên cứu một số vấn đề chung về hoá học. Như các em đã biết hoá học nghiên cứu về chất và sự b/đ của chất. Từ chương này các em sẽ đi nghiên cứu cụ thể một số chất. ? Vậy em đã biết gì về nguyên tố oxi ? (49,4% khối lượng vỏ trái đất) Gv cho nhóm học sinh quan sát tưùng lọ oxi Gv cho học sinh trả lời 2 câu hỏi SGK. ? Trả lời câu hỏi 6 SGK/84 Gv giới thiệu xem Oxi có khả năng phản ứng với Phi kim hay không ? Gv t/c dạy học nêu vấn đề - Gv nêu mục đích thí nghiệm - Hướng dẫn học sinh cách tiến hành. - Hoàn thành vào phiếu học tập (Lưu ý làm với lượng nhỏ S, bịt miệng lọ bằng mảnh giấy lọc ướt.) Gv yêu cầu học sinh lên bảng ghi lại ptpư. (Tính chất hoạt động tượng tự phần a) I. Tính chất vật lý 1/ Quan sát 2/ Trả lời câu hỏi 3/ Kết luận Khí oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Oxi hoá lỏng - 1830C và có màu xanh nhạt) II- Tính chất hoá học 1/ Tác dụng với Phi Kim TN Không có t0 Có t0 (1) S tác dụng với O2 (2) *Hiện tượng Không có hiện tượng *Hiện tượng S chấy trong không khí S cháy trong S chấy trong oxi *Giải thích Không có pưhh Giải thích – ptpư ? (1) Nêu hiện tượng. (2) Giải thích bằng ptpư. a. Lưu huỳnh tác dụng với oxi. - Thí nghiệm: - Hiện tượng: Không có t0 S không phản ứng với O2. Có t0, S cháy với ngọn lửa xanh nhạt trong không khí và cháy mãnh liệt trong O2, tạo ra khí mùi mùi hắc S02(sunfurơ) t0 - Ptpư: S(r) + O2 (k) SO2 (k) b. Phốt pho tác dụng với oxi - Thí nghiệm - Hiện tượng: P cháy chói sáng trong O2 khi có t0, tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột (P2O5) - Ptpư: 4P + 5O2 2P2O5 t0 4. Củng cố: Gv cho học sinh giải bài 4 sgk trên lớp, theo nhóm. nP = 12,4 gam = 0,53 gam 4P + 5O2 2P2O5 4mol 5 mol 2 mol 0,4 mol 0,3 mol 0,2 mol Vậy oxi dư, P phản ứng hết nP dư = 0,03 mol = 0,2 . 142 = 28,4 gam 5. Hướng dẫn về nhà: Làm BT: 5,3 SGK Đọc trước phần sau. Tuần:19 Tiết: 38 Ngày 2 tháng 1 năm 2011 Tính chất của Oxi ( tiếp) A. Mục tiêu + Kiến thức: - Học sinh nắm được oxi có thể tác dụng được với kim loại, hợp chất. Từ đó khái quát chung oxi là đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt là ở nhiệt độ cao, có thể tham gia phản ứng với nhiều kim loại, phi kim, và hợp chất. Trong các hợp chất oxi có hoá trị II .Thấy được sự cần thiết của oxi trong đời sống. + Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, viết phương trình phản ứng + Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích môn học và có ý thức bảo vệ môi trường. B. Chuẩn bị Gv: Chuẩn bị bình khí O2, dụng cụ thí nghiệm , dây phanh sắt, đèn cồn. Học sinh : Chuẩn bị bài ở nhà C. Phương pháp: - Đàm thoại, giải quyết vấn đề - Trực quan - Thảo luận D. Tiến trình dạy học 1.ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới Ngoài phản ứng với S, P oxi còn có thể tác dụng với những chất nào? ? Nghiên cứu thử xem oxi có tác dụng với sắt hay không? Gv hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo hướng dẫn của sgk/ gv Yêu cầu học sinh sau khi tiến hành thí nghiệm theo nhóm có thể trả lời được các vấn đề sau: ? Khi chưa có nhiệt độ, sắt có tác dụng với oxi không? ? Khi có nhiệt độ sắt cháy trong oxi như thế nào? ? Giải thích hiện tượng xảy ra, viết phương trình phản ứng. Gv minh hoạ phản ứng bằng phản ứng của khí ga bật lửa khi cháy 2. Tác dụng với kim loại. - Thí nghiệm - Hiện tượng Sắt không phản ứng với khí oxi khi chưa đốt nóng. Khi được đốt nóng, sắt cháy mãnh liệt trong khí oxi tạo ra những tia sáng chói tạo ra những hạt nhỏ màu nâu đó là sắt từ oxit ( Fe3O4) 3Fe + 2O2 Fe3O4 3. Tác dụng với hợp chất. CH4+ 2O2 CO2 + 2H2O 4. Củng cố ? Ngoài những phi kim, kim loại hợp chất mà oxi có thể tác dụng , oxi còn có thể tác dụng với những chất nào mà em biết. ? Muốn các phản ứng xảy ra cần có điều kiện gì ? Nhận xét khả năng hoạt động hoá học của oxi ? Nhận xét hoá trị của oxi trong hợp chất. 5. Hướng dẫn về nhà: Làm các bài tập còn lại sgk. Tuần:20 Tiết: 39 Ngày 5 tháng 1 năm 2011 Sự oxi hoá. Phản ứng hoá hợp. ứng dụng của oxi A. Mục tiêu + Kiến thức: - Học sinh hiểu được: Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với 1 chất khác,khái niệm phản ứng hoá hợp, ứng dụng của oxi. + Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, viết phương trình phản ứng. Xác định được có sự oxi hóa trong 1 số hiện tượng thực tế. Nhận biết được 1 số phản ứng hóa học thuộc loại phản ứng hóa hợp. + Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thích môn học B. Chuẩn bị Gv: Chuẩn bị sưu tầm tranh ảnh ứng dụng của oxi, bảng phụ Học sinh : Kiến thức cũ, xem bài mới C. Phương pháp: - Đàm thoại, giải quyết vấn đề - Trực quan - Thảo luận D. Tiến trình dạy học 1.ổn định lớp. 2.Kiểm tra 15 phút Câu 1(7điểm) Nêu tính chất hoá học của oxi? Câu 2(3điểm) Đốt Lưu huỳnh trong 3,2g khí oxi. Tính thể tích khí SO2 sinh ra (ở đktc) và số nguyên tử lưu huỳnh. Đáp án- biểu điểm: Câu 1: HS nêu đúng mỗi tính chất, viết đúng phương trình phản ứng minh hoạ được 2 điểm. - Nêu được kết luận 1điểm Câu 2: Tính được n của oxi (0,5đ) Số mol SO2 (1đ) - Tính được thể tích SO2(ở đktc) (1đ) - Tính được số nguyên tử oxi (0,5đ) 3.Bài mới Sự oxi hoá, phản ứng hoá hợp là gì ? oxi có ứng dụng gì ? Cho học sinh đọc và trả lời câu hỏi a,b sgk ? Sự oxi hoá là gì ? Lấy vd về sự oxi hoá 1 số chất trong đời sống thực tế. Gv cho học sinh hoàn thành bảng sgk rút ra nhận xét Học sinh khác nhận xét, bổ sung rút ra kết luận. Cho học sinh vận dụng làm bài tập: ? Trong các phản ứng sau đâu là phản ứng hoá hợp. Cho học sinh hoàn thành bài tập gv treo ở bảng phụ Gọi một học sinh lên bảng, học sinh khác theo dõi, nhận xét Học sinh nghiên cứu thông tin sgk Treo tranh về ứng dụng của oxi. Gv giảng giải kếthợp với đàm thoại gợi mở: ? Oxi có vai trò chủ yếu nào? ? Vì sao càng lên cao cần phải có thêm bình oxi nén. ? Đốt nhiên liệu cháy trong oxi có gì khác với trong không khí ? Giải thích. Gv có thể giảng giải thêm tại sao đốt nhiên liệu trong oxi lượng nhiệt toả ra nhiều. I. Sự oxi hoá 1. Trả lời câu hỏi: S(r) + O2 (k) đ SO2 (k) CH4+ 2O2 đ CO2 + 2H2O Đó là sự oxi hoá S, CH4 2..Định nghĩa. SGK II. Phản ứng hoá hợp. 1.Trả lời câu hỏi. 2. Nhận xét 3. Định nghĩa VD: Đâu là phản ứng hoá hợp, giải thích. 4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 đ2Fe(OH)3 CaO + CO2 đCaCO3 CaCO3CaO + CO2 Zn + 2HCl đZnCl2 + H2. III. ứng dụng của oxi 1.Trả lời câu hỏi. 2. Nhận xét Oxi được dùng vào 2 lĩnh vực chủ yếu là: Sự đốt nhiên liệu. Sự hô hấp ( 4. Củng cố -Học sinh đọc phần ghi nhớ -Làm bài tập 1 sgk/87 5. Hướng dẫn về nhà: Làm các bài tập còn lại sgk. Gv hướng dẫn bài tập 3 sgk. Tuần:20 Tiết: 40 Ngày 6 tháng 1 năm 2011 oxit A. Mục tiêu + Kiến thức:- Học sinh hiểu được định nghĩa oxít là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố O; Biết và hiểu công thức hóa học của ôxít, cách gọi tên ôxít. Bíêt được oxít có 2 loại, dẫn ra ví dụ minh hoạ. Biết vận dụng thành thạo cách lập CTHH. + Kỹ năng:- Rèn kỹ năng lập CTHH, kĩ năng đọc tên oxit, phân loại oxit,tìm hóa tri của nguyên tố. B. Chuẩn bị - Học sinh : ôn lại bài 9 và bài 10 chương I - GV: Bảng phụ C. Phương pháp: - Đàm thoại, giải quyết vấn đề - Trực quan - Thảo luận D. Tiến trình dạy học 1.ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ - Thế nào là phản ứng hoá hợp, sự oxi hoá một chất cho ví dụ ? - Trình bày ứng dụng của O2. 3.Bài mới - Ôxít là gì ? có mấy loại ôxít, cách lập và gọi tên ôxít? Ta tìm hiểu bài hôm nay * Nhận xét: Chúng là đơn chất hay hợp chất ? Thành phần cấu tạo của chúng có gì giống nhau ? Vậy oxit là gì ? Gv cho học sinh thực hiện yêu cầu của SGK. GV đưa bảng phụ: Công tức oxit, phân loại, cach gọi tên Nêu ví dụ về oxit Phi kim ? Lấy ví dụ về oxit bazơ, Gv cho học sinh gọi tên một số oxit đã biết đ Tổng quát Gv đưa ra các mâu thuẫn từ đó chia thêm 2 trường hợp nhỏ. Gv cho học sinh áp dụng gọi tên một số oxit . I/ Định nghĩa 1. Trả lời câu hỏi 2. Nhận xét. - Đều là hợp chất - Gồm 2 nguyên tố - Có một nguyên tố là oxi. 3.Định nghĩa: SGK II/ Công thức 1. Trả lời câu hỏi 2. Kết luận : Mxn OyII đ x. n = y. II III. Phân loại (2 loại chính) 1. Oxit axit - Thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axít. Ví dụ: SO3 axit tương ứng H2SO4 CO2 axit tương ứng H2CO3 P2O5 axit tương ứng H3PO4 2/ Oxít bazơ - Thường là ôxít của của kim loại và tương ứng với 1 bazơ Ví dụ: Na2O tương ứng với bazơ NaOH CuO tương ứng với bazơ Cu(OH)2 IV/ Cách gọi tên Tên oxit = tên nguyên tố (kim loại, phi kim) + oxit - Với kim loại có nhiều hoá trị: Tên = Tên kim loại + hoá trị + oxit FeO : Sắt II oxit - Với phi kim nhiều hoá trị : Tên oxit = Tên phi kim + oxit cùng tiền tố chỉ nguyên tử phi kim, oxi . môno - 1; đi - 2; tri – 3 Ví dụ: CO: cacbon mono oxit hay cacbon oxit CO2 : cacbon đioxit. P2O5: đi photpho penta oxit 4. Củng cố - Học sinh đọc kết luận chung SGK. 5. Hướng dẫn về nhà: - Làm các bài tập còn lại SGK, SBT - Đọc trước bài sau: Điều chế oxi - Phản ứng phân huỷ Tuần:21 Tiết: 41 Ngày soạn 10 tháng 1 năm 2011 Điều chế Ôxi - Phản ứng phân hủy A. Mục tiêu + Kiến thức:- Học sinh biết phương pháp điều chế, thu khí O2 trong PTN, biết được cách sản xuất O2 trong công nghiệp. - Hiểu được phản ứng phân huỷ, lấy được ví dụ. - Củng cố khái niệm chất xúc tác + Kỹ năng:- Rèn kỹ năng thao tác thực hành. - Viết PT điều chế oxi từ KClO3 và KMnO4.Tính được thể tích khí oxi ở đktc điều chế từ PTN và công nghiệp. - Nhận biết được 1 số phản ứng cụ thể là phản ứng cụ thể hay hóa hợp. B. Chuẩn bị - Gv: chuẩn bị dụng cụ, hoá chất theo 4 nhóm KMnO4, KClO3, MnO2, bình thu - HS chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK C. Phương pháp: - Đàm thoại, giải quyết vấn đề - Trực quan - Thảo luận D. Tiến trình dạy học 1.ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ - Làm bài tập 3, 4 SGK/ 91 3.Bài mới - Để có được ôxi trong PTN ta làm như thế nào? Làm thế nào để lấy được ôxi có trong không khí ? Gv: - Hướng dẫn học sinh, chia nhóm tiến hành thí nghiệm - Yêu cầu học sinh chú ý khi nhiệt phân Những chất nào chứa oxi em biết ? Những chất như thế nào dùng để điều chế O2 ? Để sản xuất một lượng lớn O2 người ta lấy nguyên liệu từ đâu ? Cách sản xuất như thế nào ? (Gv giới thiệu) Tìm ra điểm giống nhau giữa các phản ứng ? Em hiểu thế nào là phản ứng phân huỷ ? So sánh phản ứng phân huỷ và phản ứng hoá hợp ? I/ Điều chế O2 trong PTN 1/ Thí nghiệm Cách tiến hành: SGK - Thu O2 theo 2 cách + Đẩy không khí + Đẩy nước - Thử O2 bằng tàn đóm đỏ: 2 KClO3 2KCl + 3O2 Kết luận: SGK/93 II. Sản xuất O2 trong Công nghiệp 1/ Sản xuất O2 từ không khí - Hoá lỏng không khí, cho không khí lỏng bay hơi. Ban đầu thu được N2 (- 1960C); sau đó thu được O2 (- 1830C) 2/ Sản xuất O2 từ H2O 2 H2O 2H2 + O2 III. Phản ứng phân huỷ 1. Trả lời câu hỏi Ví dụ: 2 KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 CaCO3 CaO + CO2 2/ Định nghĩa : (SGK) 4. Củng cố - Học sinh đọc kết luận chung SGK. - Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK/94 5. Hướng dẫn về nhà: - Làm các bài tập còn lại SGK, SBT - Đọc trước bài sau. Tuần:21 Tiết: 42 Ngày soạn 10 tháng 1 năm 2011 Không khí – Sự cháy A. Mục tiêu + Kiến thức:- Học sinh biết được không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích và khối lượng. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng tính toán tỷ lệ phần trăm... - Học sinh hiểu và có ý thức giữ cho bầu không khí tránh ô nhiễm + Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. B. Chuẩn bị - ống thuỷ tinh trụ (chia vạch), chậu nước, P đỏ - Sưu tầm tranh ảnh về ô nhiễm không khí C. Phương pháp: - Đàm thoại, giải quyết vấn đề - Trực quan - Thảo luận D. Tiến trình dạy học 1.ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ - Phản ứng phân huỷ là gì ? cho ví dụ 3.Bài mới - Trong không khí chứa những khí gì ? làm thế nào để xác định được thành phần không khí, bảo vệ không khí tránh ô nhiễm như thế nào ? Theo em không khí có những khí nào ? Khí nào cần cho sự cháy ? Khí O2 chiếm V là bao nhiêu % trong không khí ? Gv làm thí nghiệm . Giải thích hiện tượng xẩy ra ? Khí còn lại là N2 Nhận xét tỷ lệ % V của N2, O2 trong không khí . Hiện tượng gì khi để lá lạnh trong cốc thuỷ tinh ? Giải thích ? Cho học sinh trả lời 2 câu hỏi Không khí ô nhiễm dẫn đến hậu quả gì ? Làm thế nào để bảo vệ không khí tránh ô nhiễm ? I/ Thành phần của không khí 1/ Thí nghiệm (SGK) a/ Thí nghiệm đốt P trong không khí b/ Quan sát - P cháy, nước trong bình dâng lên khoảng trống. c/ Nhận xét Giải thích P đã tác dụng O2 làm giảm (Do tạo ra P2O5 tan trong H2O) d/ Kết luận: SGK 2/ Ngoài O2, N2 không khí còn chứa chất nào khác ? a/ Trả lời câu hỏi b/ Kết luận - Không khí còn chứa hơi nước, CO2, - Ngoài ra còn chứa khí hiếm, bụi khoảng 1%. 3/ Bảo vệ không khí tránh ô nhiễm - Không khí ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, động vật, CO2 gây hư kính . - Cần trồng rừng, chế tạo động cơ điện để giữ cho không khí trong lành. 4. Củng cố - Bài tập 1, 2 SGK/99 - Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK/94 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, làm bài tập 7 SGK/99 - Đọc trước phần II Tuần:22 Tiết: 43 Ngày 15 tháng 01 năm 2011 Không khí – Sự cháy A. Mục tiêu + Kiến thức:- Học sinh biết được sự cháy là sự ôxi hoá có toả nhiệt và phát sáng, còn sự ôxi hoá chậm cũng là sự ôxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng. - Học sinh biết và hiểu điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy. - Biết được sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễm. + Kỹ năng: - Phân biệt được sự oxi hóa chậm và sự cháy trong 1 số hiện tượng của đời sống và sản xuất. + Thái độ: - Giáo dục ý thức phòng cháy, chữa cháy. B. Chuẩn bị - Học sinh tìm hiểu nguyên nhân của các vụ cháy, cách chữa cháy. C. Phương pháp: - Đàm thoại, giải quyết vấn đề - Trực quan - Thảo luận D. Tiến trình dạy học 1.ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ -Dựa vào đâu để xác định thành phần không khí ? cho ví dụ 3.Bài mới - Sự cháy và sự ôxi hoá chậm là gì ? điều kiện để phát sinh sự cháy và có thể dập tắt đám cháy bằng cách nào ? Sự cháy là gì ? Sự cháy một chất trong không khí và trong O2 có gì khác nhau ? giải thích ? Gv hướng dẫn học sinh đọc SGK Sự ôxi hoá chậm là gì ? So sánh sự cháy và sự ôxi hoá chậm ? Sự tự bốc cháy được hiểu như thế nào ? Vì sao không được để giẻ lau dính dầu mỡ chất đồng ? Với đồng than to tránh sự tự bốc cháy bằng cách nào ? Vì sao than, rơm rạ có thể chýa khi nào ? Gv cho học sinh thảo luận tìm hiểu điều kiện phát sinh và cách dập tắt đám cháy. Dùng gì để dập tắt đám cháy bằng xăng ? Đèn gần hết cồn, bấc không chạm mà không còn cồn làm thế nào để đèn tiếp tục cháy ? I/ Sự cháy và sự ôxi hoá chậm 1/ Sự cháy - K/n: Là sự ôxi hoá có toả nhiệt và phát sáng. - Sự cháy trong không khí và trong O2 * Giống nhau: đều là sự ôxi hoá * Khác nhau: không khí có 4/5 là N2 đ diện tiếp xúc kém, nhiệt còn bị mất đi bởi các phân tử N2. 2/ Sự ôxi hoá chậm - Là sự ôxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng. - Ví dụ: SGK - Sự ôxi hoá chậm trong điều kiện nhất định sẽ chuyển thành sự cháy đ cần đề phòng sự tự bốc cháy. 3/ Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy. - Điều kiện phát sinh sự cháy: + Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy + Phải có đủ O2 cho sự cháy - Dập tắt sự cháy cần làm đồng thời. + Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới t0 cháy + Cách ly chất cháy với O2 4. Củng cố - Học sinh đọc kết luận chung SGK 5. Hướng dẫn về nhà: - Trả lời các câu hỏi còn lại SGK, SBT - Trả lời, làm toàn bộ các bài tập trong SGK (bài 29 luyện tập). Tuần:22 Tiết: 44 Ngày16 tháng 1 năm 2011 Bài luyện tập 5 A. Mục tiêu + Kiến thức:- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức cơ bản và các khái niệm hoá học trong chương IV về ôxi, không khí; tính chất vật lý, tính chất hoá học, ứng dụng, điều chế ôxi trong PTN và trong công nghiệp, thành phần của oxits, sự cháy, sự ôxi hoá chậm, phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ. + Kỹ năng: - Rèn kĩ năng tính toán hoá học, viết PTPƯ - Tập cho học sinh vận dụng các khái niệm cơ bản ở chương I đ III để khắc sâu, giải thích kiến thức ở chương IV, rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập, bước đầu vận dụng kiến thức hoá học vào thực tế đời sống. B. Chuẩn bị - Học sinh ôn tập theo nội dung bài 29/Tr100 C. Phương pháp: - Đàm thoại, giải quyết vấn đề - Trực quan - Thảo luận D. Tiến trình dạy học 1.ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ - 1 học sinh trả lời câu hỏi 3,4 SGK/99, 1học sinh trả lời câu 5, 6 SGK ? 3.Bài mới - Để nắm vững tính chất điều chế O2, thành phần không khí, định nghĩa, phân loại ôxít, sự ôxi hoá, phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ. Nhận xét khả năng hoạt động hoá học của O2 O2 có ứng dụng quan trọng nào ? Nguyên liệu được dung điều chế O2 trong PTN cần đảm bảo đk gì ? Sự ôxi hoá là gì ? Phân loại ôxít ? Thành phần theo tt của không khí ? So sánh phản ứng hoá hợp và phản ứng phân huỷ ? Gv cho học sinh thảo luận theo nhóm lần lượt 3 bài tập 1, 2, 3, 4,5,6,7 SGK (mỗi bài tập 2 phút) Gọi đại diện nhóm trình bày (có thể viết lên bảng) Các phản ứng bài tập 1 thuộc loại phản ứng gì ? Gv cho học sinh tóm tắt bài toán Nêu hướng giải ? Gv gọi 1 học sinh lên bảng Gv nhận xét, chấm điểm. I/ Kiến thức cần nhớ Khí O2 Là 1đ/c phi kim hoạt động mạnh ứng dụng : cho h2, đốt nhiên liệu Nguyên liệu điều chế O2 trong PTN, là hợp chất giầu O2 dễ phân huỷ Sản xuất O2 trong Công nghiệp từ H2O, kk Là 1đ/c phi kim hoạt động mạnh ứng dụng : cho h2, đốt nl Khí O2 Nguyên liệu điều chế O2 trong PTN, là hợp chất giầu O2 dễ phân huỷ. Sản xuất O2 trong Công nghiệp Từ H2O, kk II/ Bài tập: Xen kẽ vào phần kiến thức cần nhớ. 4. Củng cố - Hoàn thiện các bài tập trong sách bài tập 5. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà các em học sinh hoàn thành các bài tập còn lại trong SGK - Đọc trước bài thực hành 4 (chuẩn bị kĩ cách tiến hành thí nghiệm) viết 1 phần thí nghiệm ra bản tường trình. Tuần:23 Tiết: 45 Ngày 6 tháng 02 năm 2011 Bài Thực hành 4 Điều chế ôxi – Thu khí ôxi và thử tính chất của ôxi A. Mục tiêu + Kiến thức: - Học sinh nắm vững nguyên tắc điều chế, thu khí O2 trong PTN, tính chất vật lí (khí ít tan trong H2O, nặng hơn không khí ), tính chất hoá học của O2 (có tính ôxi hoá mạnh),phản ứng cháy của S trong không khí và oxi + Kỹ năng: - Rèn kỹ năng lắp ráp dụng cụ, thu khí O2 theo 2 cách(đẩy nước và đẩy không khí), nhận biết khí O2 ; tiến hành thí nghiệm đơn giản chứng minh tính chất hoá học của O2,S cháy trong không khí và trong oxi, đốt sắt trong oxi. - Quan sát thí nghiệm,nêu và giải thích hiện tượng.Viết các PTPƯ + Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận,tiết kiệm,gọn gàng ngăn nắp,yêu thích môn học. B. Chuẩn bị - Chuẩn bị 4 bộ dụng cụ, hoá chất thí nghiệm: ống nghiệm, đèn cồn, nút cao su, ống dẫn, giá sắt, kẹp sắt, kẹp gỗ, chậu tt, muôi sắt, hoá chất: KMnO4, S, que đóm. - Học sinh chuẩn bị trước lí thuyết ở nhà, viết một phần bản tường trình C. Phương pháp: - Đàm thoại, giải quyết vấn đề - Trực quan - Thảo luận - Thí nghiệm thực hành D. Tiến trình dạy học 1.ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới Cách điều chế chế O2 trong TPN như thế nào, dựa trên nguyên tắc gì ? Những nguyên liệu như thế nào được dùng để điều chế oxi trong PTN? I. Nội dung thực hành: Giáo viên cho học sinh nêu mục đích, cách
Tài liệu đính kèm: