Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 40 + 41, Bài 25: Cuộc kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873- 1884) - Năm học 2016-2017

docx 18 trang Người đăng dothuong Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 40 + 41, Bài 25: Cuộc kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873- 1884) - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 40 + 41, Bài 25: Cuộc kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873- 1884) - Năm học 2016-2017
Ngày soạn: 15/01/2017
Ngày giảng dậy: 17/01/2017
Tiết 40 + 41 – Bài 25: 
Cuộc kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 – 1884)
Mục tiêu học bài:
Kiến thức:
Năm được diễn biến cuộc chiến tranh xâm lược chống thực dân Pháp sau khi chúng đã làm chủ được sáu tỉnh Nam Kì và cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì lần thứ nhất và thứ hai.
Thông qua các sự kiện lịch sử từ 1874 – 1884 hiểu trên những cơ sở dữ kiện về quá trình nước ta từ một quốc gia độc lập trở thành quốc gia thuộc địa của Pháp.
Giải thích vì sao đến năm 1883 Pháp quyết tân chiến bằng được Việt Nam.
Nắm được cơ bản ba hiệp ước: Giáp Tuất, Hắc – măng, Pa – tơ – nốt.
Tư tưởng:
Có thái độ đúng đắn khi xem xét sự kiện lịch sử nhất là xem về công và tội của triều đình nhà Nguyễn.
Củng cố lòng tự hào dân tộc trước những chiến công hiển hách của cha ông.
Trân trọng lịch sử, tôn kính các vị anh hùng dân tộc.
Kỹ năng:
Rèn học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ để tường thuật diễn biến trận đánh.
Rèn học sinh kĩ năng nói sự kiện lịch sử hấp dẫn, sôi động.
Chuẩn bị: 
Giáo viên:
Sách giáo khoa, sách giáo viên.
Lược đồ về kháng chiến Cầu Giấy, lược đồ khu vực Bắc Kì, lược đồ hành chính Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
Bảng phụ ghi một số điều khoản của các hiệp ước: Giáp Tuất, Hắc – măng; Pa – tơ – mốt.
Học sinh:
Vở ghi, sách giáo khoa.
Trả lời một số câu hỏi trong sách giáo khoa.
Tìm hiểu về một số người anh hùng như: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu.
Hoạt động dậy và học:
Kiểm tra bài cũ: Thực dân Pháp thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào?
Bài mới: Sau khi xâm chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì thì lòng tham của thực dân Pháp vẫn không ngừng lại mà nó cứ thế nhân lên và cuối cùng Pháp đã quyết định xâm chiếm đồng bằng Bắc Kì. Vậy cuộc xâm chiếm đồng bằng Bắc Kì của Pháp diễn ra như thế nào, nhân dân ta đã có những hành động gì và triều đình nhà Nguyễn đá có thái độ ra sao? Thì bài học hôm nay thầy trò chúng ta sẽ tìm hiều nhé!
Thầy
Trò
Nội dung 
?Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì thực dân Pháp có những hành động gì? Những hành động ấy nhằm mục đích gì.
?Để thực hiện những mưu mô ấy Pháp đã có nhứng biện pháp nào.
?Em có nhận xét gì về những âm mưu ấy.
?Dã tâm mở rộng của Pháp rất rõ rệt trong khi đó triều đình Huế thi hành những chính sách gì.
?Em có đánh giá gì về những chính sách ấy.
?Những chính sách lỗi thời, phản động đấy tác động tới tình hình mọi mặt của đất nước ta như thế nào.
?Em có suy nghĩ gì về tình hình đất nước lúc bấy giờ.
Cho học sinh quan sát lược đồ hành chính Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
?Theo em, tại sao thực dân Pháp chiếm Bắc Kì chứ không phải Trung Kì?
-Các em ạ, Pháp muốn chiếm đóng được Bắc Kì cũng còn một lí do vô cùng quan trọng đó chính là: Bắc kì tiếp giáp với một vùng đất vô cùng màu mỡ, giàu khoáng sản ở Trung Quốc và nó cũng tiếp giáp với Lào. Bời vậy, Pháp nhận định rằng muốn chiếm đóng được thêm nhiều vùng lãnh thổ rộng lơn hơn Việt Nam thì chắc chắn phải chiếm được Bắc Kì.
?Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất trong hoàn cảnh nào.
?Thực dân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội và thời điểm nào.
?Vậy trước sự tấn công của thực dân Pháp quân triều đình đã tổ chức chiến đấu ra sao.
?Các em có suy nghĩ gì về Nguyễn Tri Phương.
?Sau khi chiếm được thành Hà Nội thì Pháp tiếp tục làm gì.
-Giáo viên chiếu lược đồ trên máy.
?Dựa vào kiến thức vừa tìm hiểu, trình bày lại trên lược đồ diễn biến thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất.
-Giáo viên đưa tự liệu:
+ Quân Pháp: 212 tên, 11 khẩu đại bác, 2 tàu chiến, 1 tầu đổ bộ
+ Quân ta: 7000 người,chưa kể lực lượng quần chúng.
?Em hãy so sánh tương quan lực lượng giữa quân ta và quân Pháp.
?Vậy tại sao quân triều đình ở Hà Nội lại không thắng nổi quân Pháp.
?Trong những nguyên nhân trên thì nguyên nhân nào cơ bản nhất dẫn đến sự thất bại của triều đình.
?Cho thầy biết khi thực dân Pháp đặt chân đến Hà Nội nhân dân đã tổ chức kháng chiến như thể nào.
?Phong trào kháng chiến tại Bắc Kì (1873 – 1874) diễn ra như thế nào.
?Em có nhận xét gì về tinh thần kháng chiến của nhân dân ta.
Học sinh tìm hiểu sách giáo khoa trong 2 phút. Giáo viên chiếu lược đồ trận đánh ở Cầu Giấy.
?Dựa vào kiến thức vừa tìm hiểu, tường thuật lại diễn biến của trận Cầu Giấy trên lược đồ.
?Cho thầy biết kháng chiến Cầu Giấy có ý nghĩa như thế nào.
?Nếu em là người giữ cương vị đứng đầu triều đình Huế thì em sẽ đưa ra quyết định như thế nào.
?Vậy triều đình có đưa ra quyết định như vậy không.
?Nội dung cơ bản của hiệp ước Giáp Tuất là gì.
Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm (mỗi tổ một nhóm)
?Hãy so sánh nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất và Giáp Tuất.
?Hãy tìm hiểu sách giáo khoa phần 1 trang 121 và nêu tình hình nước ta sau khi kí hiệp ước Giáp Tuất.
?Kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. Mục tiêu đấu tranh. Thể hiện trong khẩu hiệu.
?Qua tìm hiểu em có nhận xét chung gì về tình hình nước ta.
?Theo dõi đoạn tiếp theo trong sách giáo khoa cho thầy biết trong hoàn cảnh đó Pháp có âm mưu như thế nào.
?Tại sao lúc này Pháp lại muốn chiếm bằng được Bắc Kỳ.
Các em ạ, Pháp là một đất nước rất phát triển, với những tư tưởng rất mới, ở Pháp có những người dân yêu chuộng hòa bình. Nên khi đánh chiếm bất kì một nước nào thì chính quyền Pháp cũng phải có những lí do để thuyết phục những con người tiến bộ đó. 
?Vậy Pháp đã dựa vào duyên cớ nào để kéo ra Bắc.
?Dựa vào sách giáo khoa, em hãy tóm tắt diễn biến chính và kết quả cuộc tấn công Bắc Kì lần thứ II của thực dân Pháp.
?Từ việc tìm hiểu ở trên em có nhận xét gì về quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì.
?Tại sao Pháp đánh chiếm Bắc Kì nhanh chóng.
Các em ạ, khi quân Pháp chiếm được thành Hà Nội thì tướng giữ thành lúc đó là Hoàng Diệu đã thắt cổ tự tử để bảo toàn được khí tiết.
?Vậy qua cái chết của Hoàng Diệu em có nhận xét gì về ông.
?Khi thực dân Pháp tấn công Bắc Kì, nhân dân đã làm gì.
?Cụ thể, nhân dân Hà Nội đã làm gì.
?Còn ở các địa phương khác.
?Trong các phong trào kháng chiến ở thời kì này nhân dân đã có những chiến thắng tiêu biểu nào.
Giáo viên chiếu lược đồ Cầu Giấy lên máy. 
Các em hãy ngồi đọc sách giáo khoa về chiến thắng Cầu Giấy trong 2 phút.
?Hãy lên bảng trình bầy cho thầy chiến thắng Cầu Giấy lần thứ II trên lược đồ.
?Em hãy so sánh ra điểm giống Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ I và II.
? Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ II, một lần nữa làm cho quân Pháp hoang mang, dao động; đồng thời nhân dân hăng hái, phấn khởi. Đó là cơ hội của triều đình lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân Pháp ra khỏi Bắc Kì. Nhưng triều đình nhà Nguyễn có tận dụng cơ hội đó không.
?Còn thực dân Pháp tại sao lại không nhượng bộ như mười năm trước.
?Dựa vào sự chuẩn bị ở nhà hãy cho thầy biết trong thời gian 1883 – 1884 triều đình đã kí với Pháp bao nhiêu hiệp ước đó là những hiệp ước gì.
Giáo viên chiếu sơ đồ từ của biển Thuận An đến kinh thành Huế.
?Quan sát sơ đồ em hãy xác định địa danh Thuận An, kinh thành Huế. Hãy dựa trên lược đồ và giải thích tại sao khi quân Pháp tấn công và đổ bộ lên Thuận An, triều đình hoảng hốt xin đình chiến.
?Hãy nêu nội dung chính của bản hiệp ước Hắc – măng.
?Vậy thái độ của nhân dân ta khi kí hiệp ước Hắc – măng.
?Các em hãy chứng minh câu nói của thầy: Lúc này Pháp đã làm chủ tình thế. 
?Về nội dung hiệp ước Pa – tơ – nốt có gì giống với Hiệp ước Hắc – măng.
?Tại sao hiệp ước Pa – tơ – nốt Pháp lại mở rộng địa giới khu vực Trung Kì.
?Tại sao Pháp đã làm chủ được tình thế rồi mà vẫn muốn lấy lòng vua quan phong kiến.
?Hiệp ước Pa – tơ – nốt có tác động gì đến sự tồn tại của nhà Nguyễn.
Các em ạ, sau khi kí hiệp ước Pa – tơ – nốt thì triều đình nửa phong kiến đã phải giữa điện Thái Hòa nung chảy ấn vàng nặng 5,2kg do vua Nguyễn Ánh năng xưa đúc khi mới lập ra triều đình nhà Nguyễn. Đây chính là một sự nhục nhã trong lịch sử dân tộc. Và đây cũng là cái kết của chế độ phong kiến.
- Pháp thiết lập bộ máy cai trị và bóc lột kinh tế.
- Âm mưu biến nơi đây thành bàn đạp để đánh chiếm Lào, Cam – pu – chia và chiếm nốt ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
- Xây dựng bộ máy cai trị mang tính quân sự.
- Đẩy mạnh bóc lột tô thuế.
- Cướp đoạt ruộng đất.
- Mở trường đào tạo tay sai.
- Xuất bản báo chí tuyên truyển cho chính sách xâm lược mới.
- Âm mưu của Pháp vô cùng thâm độc nhằm tiếp tục xâm lược nước ta.
- Triều đình vơ vét tiền của của nhân dân để phục vụ cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí.
- Đối với Pháp triều đình muốn tiếp tục thương lượng để chia sẻ quyền thống trị.
- Chính sách không phù hợp với tình hình kinh tế lúc bấy giờ.
- Đây là chính sách phản động, nhu nhược và lỗi thời.
- Kinh tế công, nông, thương nghiệp sa sút.
- Tài chính thiếu hụt.
- Binh lực đất nước suy yếu.
- Làm cho đời sống nhân dân cơ cực, hàng loạt các cuộc khời nghĩa nông dân nổ ra rộng khắp.
- Tình hình đất nước lúc bấy giờ khủng hoảng, suy yếu về mọi mặt.
- Bởi đây đông dân và giàu khoáng sản.
- Thực dân Pháp nhận thấy nhà Nguyễn nhu nhược nên muốn quyết định tấn công nước ta.
- Triều đình Huế nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp cướp biển.
- Chúng dò thám được tình hình Bắc Kì.
- Pháp lấy cớ giải quyết vụ Đuy – puy, hơn 200 quân do Giác – ni – ê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc.
- Sáng 20 – 11 – 1873
- 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, cố gắng cản giặc nhưng bị thất bại. Buổi trưa cùng ngày thì thành mất. Nguyễn Tri Phương bị thương, bị giặc bắt, cuối cùng tuyệt thực mà chết.
- Em rất khâm phục về hành động này, bởi nó thể hiện tinh thần căm thù giặc, bất hợp tác với giặc Pháp của ông.
- Đây là hành động dũng cảm, không tham sống sợ chết của Nguyễn Tri Phương.
- Tỏa quân chiếm các tỉnh Hải Dương, Phủ Lí, Ninh Bình, Hưng Yên, Nam Định.
- Sáng 20 – 11 – 1873 Pháp tấn công thành Hà Nội.
- 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, cố gắng cản giặc nhưng bị thất bại. Buổi trưa cùng ngày thì thành mất. Nguyễn Tri Phương bị thương, bị giặc bắt, cuối cùng tuyệt thực mà chết.
- Sau khi Pháp chiếm được thành Hà Nội Pháp tiếp tục tỏa quân chiếm các tỉnh Hải Dương, Phủ Lí, Ninh Bình, Hưng Yên, Nam Định.
- Quân ta đông gấp nhiều lần quân Pháp.
- Quân triều đình vũ khí lạc hậu, không tập luyện thường xuyên còn quân Pháp lại có 11 khẩu đại bác.
- Triều đình Pháp nhờ Bắc Kì dẹp bọn Đuy – puy, nhưng bọn chúng lại không làm vậy mà lại đánh quân triều đình, quân triều đình không có sự chuẩn bị chu đáo để đánh Pháp.
- Triều đình nhà Huế muốn thương lượng với Pháp để chuộc lại Nam Kì nên không chủ động đánh Pháp. 
- Nguyên nhân cơ bản nhất là do triều đình nhà Huế vẫn giữ tư tưởng chủ hòa, muốn thương lượng với Pháp để chuộc lại Nam Kì.
- Nhân dân anh dũng đứng lên kháng chiến:
+ Ban đêm tập kích
+ Đốt cháy kho đạn.
+ Đội nghĩa binh do viên Chưởng cơ chặn địch ở ô Thanh Hà (ô Quan Chưởng). Họ đã hi sinh đến người cuối cùng.
+ Tổ chức nghĩa hội của những người yêu nước được thành lập.
- Quân Pháp đi tới đâu cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân, điển hình: Phong trào cha con Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình) và Phạm Văn Nghị (Nam Định).
- Tinh thần kháng chiến của nhân dân ta diễn ra sôi nổi, phát triển rộng khắp các tỉnh Bắc Kì.
- Khi thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta khép chặt vòng vây. Ngày 21 – 12 – 1873, khi quân Pháp đánh ra Cầu Giấy, chúng đã bị quân của Hoàng Tá Viên phối hợp với quân cở đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích. Gác – ni – ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính giết tại trận.
- Chiến thắng Cầu Giấy khiến cho quân Pháp hoang mang còn quân dân ta thì phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.
- Em sẽ đưa ra quyết định động viên nhân dân cùng quân đội chiều đình tiêu diệt thực dân Pháp.
- Triều đình không quyết định như vậy mà lại kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất vào 15 – 3 – 1874.
- Pháp rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình thì thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
Nhâm Tuất
Giáp Tuất
G
Hiệp ước bán nước,
đầu hàng thực dân Pháp
K
Thừa nhận quyền cai quản của ba tỉnh Đông Nam Kì
Thừa nhận quyền cai quản của sáu tỉnh Nam Kì
- Kinh tế: kiệt quệ
- Chính trị: 
+ Cầu cứu Pháp, Thanh
+ Khước từ đề nghị cải cách, duy tân
- Xã hội:
+ Nhân dân đói khổ
+ Giặc cướp khắp nơi
+ Nhân dân đấu tranh 
- Khởi nghĩa Trần Tấn – Đặng Như Mai ở Nghệ An – Hà Tĩnh.
- Mục tiêu: đấu tranh chống Pháp và triều đình đầu hàng.
- Thể hiện qua khẩu hiệu:
“Dập dìu trống đánh cờ xiêu
Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây”
-Đất nước rối loạn cực độ
-Quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kỳ.
-Tư bản Pháp đang phát triển mạnh, rất cần nguồn tài nguyên khoáng sản Bắc Kì.
- Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874: tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý kiến Pháp ...
- 03/04/1882 đổ bộ lên Bắc Kì
- 25/04/1882 đánh chiếm thành Hà Nội
- Nhanh chóng chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc Kì
-Đánh nhanh, thắng nhanh
-Vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại.
-Triều đình nhà Nguyễn cầu cứu quan Thanh, thương lượng với Pháp, ra lệnh cho quân ta rút lên mạn ngược.
- Là người yêu nước, không sợ hi sinh.
- Phối hợp với quân triều đình kháng chiến.
- Tự tay đốt nhà tạo bức tường lửa cản giặc, tập hợp đội ngũ kéo vào thành, không bán lương thực ...
-Nhân dân đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chống cạm bẫy, ...
-Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ II (19/05/1883)
- 19/05/1883 quân Pháp dưới sự chỉ huy của Rui – ve – e tấn công lên Sơn Tây nhưng khi đến Cầu Giấy đã bị quân của Hoàng Tá Viên phối hợp với quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc đánh phục kích. Tại đây Rui – vi – e cùng nhiều lính Pháp tử trận, quân Pháp hoảng sợ toan bỏ chạy.
- Giống về lực lượng của ta: quân của Hoàng Tá Viên và quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc.
- Giống nhau về cách đánh: phục kích.
- Giống kết quả: nhiều binh lính, sĩ quan Pháp bị giết, trong đó có cả chỉ huy của chúng.
- Giống nhau về ý nghĩa: làm cho quân Pháp hoang mang, dao động; đồng thời nhân dân hăng hái, phấn khởi.
-Không, mà triều đình vẫn tiếp tục thương lượng với Pháp, hi vọng chúng sẽ rút quân như mười năm trước.
- Chúng có thêm viện binh
- Nội bộ triều đình Huế lục đục khi vua Tự Đức vừa mất.
- Chủ nghĩa tư bản Pháp trên đà phát triển cần thuộc địa, thị trường hơn bao giờ hết.
- Hiệp ước Hắc – măng (25/08/1883)
- Hiệp ước Pa – tơ – nốt (06/06/1884)
-Xác định kinh thành Huế và cửa biển Thuận An.
- Khi quân Pháp kéo tới của biển Thuận An có thể đị dọc theo đường sông Hương khoảng 15km thì đên được kinh thành Huế. Nên khi quân Pháp đánh đến của biển Thuận An đã uy hiếp trực tiếp đến kinh thành Huế.
- Khi quân Pháp kéo đến của biển Thuận an triều đình nhà Nguyễn đã hoảng hốt xin đình chiến.
-Triều đình thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì. Cắt tình Bình Thuận khỏi Trung Kì để nhập vào 
Nam Kì. Ba tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì.
- Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua Khâm sứ Pháp ở Huế.
- Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
- Quan lại ở triều đình và các địa phương phản ứng lệnh bãi binh.
- Phái kháng chiến trong triều đình hoạt động mạnh.
- Thực dân Pháp đã tổ chức các cuộc tấn công tiêu diệt các ổ đề kháng.
- Từ cuối năm 1883, chúng cho quân chiếm các tỉnh: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên, Tuyên Quang, ...
- Thỏa hiệp với nhà Thanh bằng hiệp ước Thiên Tân (05/1884): nhà thanh rút hết quân khỏi Bắc Kì.
-Thừa nhận quyền bào hộ của Pháp ở các tỉnh Bắc và Trung Kì.
-Xoa dịu dư luận và lấy lòng triều đình phong kiến.
-Để giữ bộ máy vua quan phong kiến làm tay sai thống trị dân tộc, phục vụ chính sách bóc lột của chúng.
- Chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách một quốc gia độc lập thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
I.Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.
1.Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đáng chiếm Bắc Kì:
- Pháp thiết lập bộ máy cai trị và bóc lột kinh tế.
-Triều đình thi hành chính đối nội, đối ngoại lỗi thời.
2.Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)
-Hoàn cảnh: Lấy cở giải quyết Đuy – puy để chiếm đánh Bắc Kì.
-Diễn biến: Sáng 20 – 11 – 1873 Pháp tấn công thành Hà Nội.
-Kết quả: chiếm được Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận.
3.Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 – 1874)
-Nhân dân sôi nổi kháng chiến ở khắp các tỉnh Bắc Kì
-Chiến thắng Cầu Giấy 1874.
-Hiệp ước Giáp Tuất 1874.
II.Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ II. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 – 1884.
1.Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ II (1882) 
-Hoàn cảnh
+ Rối loạn cực độ
+ Pháp quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kỳ.
-Diễn biến:
+ 03/04/1882 đổ bộ lên Bắc Kì
+ 25/04/1882 đánh chiếm thành Hà Nội
+ Nhanh chóng chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc Kì
2.Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến chống Pháp:
- Phối hợp với quân triều đình kháng chiến.
-Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ II (19/05/1883)
3.Hiệp ước Pa – tơ – nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ (1884)
- Hiệp ước Hắc – măng (25/08/1883)
- Hiệp ước Pa – tơ – nốt (06/06/1884)
-Thừa nhận quyền bào hộ của Pháp ở các tỉnh Bắc và Trung Kì.
Củng cố:
Câu 1. Em có đánh giá như thế nào về trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ra rơi vào tay thực dân Pháp?
Đáp án: Nhà Nguyễn có trách nhiệm để mất nước.
Câu 2. Qua 4 tiết học, chúng ta thấy trước hành động của thực dân Pháp, vì quyền lợi dòng họ, triều đình nhà Nguyễn đã thực hiên chính sách thương lượng, thỏa hiệp dẫn đến mất nước. Qua đó chúng ta rút ra bài học gì?
Đáp án: Không thỏa hiệp với quân xâm lược, phải kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc.
Câu 3. Trong bối cảnh đất nước ta, khu vực hiện nay, chủ quyền biển đảo ta đang bị đe dọa nghiêm trọng: Trung Quốc luên tiếp có những hành động gây hấn ở biển Đông. Đảng và nhà nước ta có những biện pháp nào?
Đáp án: Đấu tranh ngoại giao, thương lượng, dùng dư luận quốc tế, ...
Câu 4. Nếu chỉ dựa vào chính sách ngoại giao mền dẻo, kiên quyết đó thì có thể giữ gìn được độc lập chủ quyền dân tộc?
Đáp án: Không. Còn phải xây dựng đất nước giàu đẹp.
Câu 5. Muốn xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp ta phải làm gì?
Đáp án: Học tập tốt, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, ...
Bài tập về nhà:
Ôn tập lại bài học.
Trả lời câu hỏi sau: Đường lối kháng chiến của triều đình Huế có gì thay đổi sau chiến thắng Cầu Giấy.
Rút ra kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
BÀI TẬP NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁM (2017)
Đại số:
Bài 1. Giải các phương trình sau:
x3-3x2+4=0
x4+x3-4x2+5x-3=0
4x-10.2x+16=0
2x2-3x-12-32x2-3x-5-16=0
xx-1x+4x+5=84
2x-53-3x-43+x+13=0
(x-1)3+(2x-3)3+(3x-5)3-3x-12x-33x-5=0
(x2+3x-4)3+(3x2+7x+4)3=(4x2+10x)3
(x+5)4+(x-4)4=(2x+1)4
xx+2+a2-3=2ax+1
x3-a+b+cx2+ab+bc+cax-abc=0
x3+3a2+3a3-bc+a3+b3+c3-3abc=0
148 - x25+169 - x23+186 - x21+199 -x 19=10
x - b -ca+x - c - ab+x - a - bc=3
x24x2 + 4+4x2 + 4x2=2
xx2-3x+3+2xx2+3x+3=97
Bài 2. Có ba cánh đồng cỏ như nhau, cỏ cũng luôn mọc đều như trên toàn bộ mỗi cánh đồng. Biết rằng 9 con bò ăn hết số cỏ có sẵn và số cỏ mọc thêm của cánh đồng I trông 2 tuần, 6 con bò ăn hết số cỏ có sẵn và số cỏ mọc thêm của cánh đồng II trong 4 tuần.
Tính xem trên mỗi cánh đồng, số cỏ mọc thêm trong một tuần bằng mấy phần số cỏ có sẵn lúc đầu?
Bao nhiêu con bò ăn hết số cỏ có sẵn và số cỏ mọc thêm của cánh đồng III trong 6 tuần?
Bài 3.
Với giá trị nào của n 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTest_11.docx