Giáo án Kiểm tra: Điện tích điện trường thời gian 60 phút

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 5682Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kiểm tra: Điện tích điện trường thời gian 60 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Kiểm tra: Điện tích điện trường thời gian 60 phút
 KIỂM TRA: ĐIỆN TÍCH ĐIỆN TRƯỜNG
Thời gian 60 phút
I. Phần trác nghiệm
Câu 1. Chọn câu sai:
các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
Đơn vị của điện tích là Culông.
Điện tích của một hạt có thể có giá trị tùy ý.
Điện tích của electron có giá trị tuyệt đối là 1,6-19C
Câu 2. Có thể làm một vật nhiễm điện bằng cách:
cho vật cọ xát với vật khác.
Cho vật tiếp xúc với vật khác.
Cho vật đặt gần một vật khác
Cho vật tương tác với vật khác
Câu 3. Một thanh kim loại sau khi đã nhiễm điện do hưỡng ứng thì số electron trong thanh kim loại:
	A. tăng	B. không đổi.
	C. giảm.	D. lúc đầu tăng, sau đó giảm.
Câu 4. Chọn câu sai:
vật nhiễm điện âm là vật thừa electron.
vật nhiễm điện dương là vật thừa proton.
vật trung hòa là vật có tổng đại số tất cả các điện tích bằng không.
nguyên nhân tạo ra sự nhiễm điện của các vật là sự di chuyển electron từ vật này sang vật khác.
Câu 5. Vật A không mang điện được đặt tiếp xúc với vật B nhiễm điện dương, khi đó:
electron di chuyển từ vật A sang vật B.
electron di chuyển từ vật B sang vật A
proton di chuyển từ vật A sang vật B
proton di chuyển từ vật B sang vật A.
Câu 6. Chất nào sau đây không phải là chất dẫn điện?
	A. dung dịch muối.	B. dung dịch axit.
	C. dung dịch bazơ	D. nước nguyên chất.
Câu 7. Đặt đầu A của thanh kim loại AB lại gần quả cầu mang điện tích âm, khi đó trong thanh kim loại:
	A. electron bị hút về phía đầu A.	
	B. electron bị đẩy về phía đầu B.
	C. các điện tích dương bị hút về phía đầu A	
	D. các nguyên tử bị hút về phía đầu A
Câu 8. Theo định luật bảo toàn điện tích thì trong một hệ cô lập về điện:
tổng đại số các điện tích trong hệ luôn bằng không.
Tổng đại số các điện tích trong hệ luôn bằng hằng số.
Số hạt mang điện tích dương luôn bằng số hạt mang điện tích âm.
Tổng các điện tích dương luôn bằng trị tuyệt đối của tổng các điện tích âm.
Câu 9. Tính chất cơ bản của điện trường là:
tác dụng lực lên điện tích đặt trong nó.
gây ra lực tác dụng lên nam châm đặt trong nó.
có mang năng lượng rất lớn.
làm nhiểm điện các vật đặt trong nó.
Câu 10. Để đặt trưng cho điện trường về phương diện tác dụng lực, người ta dùng:
	A. đường sức điện trường	B. lực điện trường
	C. năng lượng điện trường.	D. vectơ cường độ điện trường.
Câu 11. Trong hệ SI, đơn vị của cường độ điện trường là:
	A. vôn (V)	B. oát (W)
	C. vôn trên mét (V/m)	D. jun (J)
Câu 12. Tại điểm M trên đường sức điện trường, vectơ cường độ điện trường có phương:
vuông góc với đường sức tại M.
trùng với tiếp tuyến của đường sức tại M.
bất kỳ.
đi qua M và cắt đường sức đó.
Câu 13. Nhiễm điện cho một thanh nhựa rồi đưa nó lại gần hai vật M và N . ta thấy thanh nhựa hút cả hai vật M và N . Tình huống nào dưới đây chắc chắn không thể xảy ra :
 A . M và N nhiễm điện cùng dấu B . M nhiễm điện còn N không nhiễm điện 
 C . M và N nhiễm điện trái dấu D . M và N đều không nhiễm điện 
Câu 14. Môi trường nào dưới đây không nhiễm điện tích tự do :
 A . Nước biển B . Nước sông
 C . Nước mưa D . Nước cất 
Câu 15. Cho quả cầu trung hoà về điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện tích dương thì quả cầu nhiễm điện tích dương . Hỏi khối lượng quả cầu thay đổi như thế nào ?
 A . Tăng lên rõ rệt B . Giảm đi rõ rệt
 C . Tăng lên không đáng kể D . Giảm đi không đáng kể 
Câu 16. Nhiễm điện cho một thanh nhựa rồi đưa nó lại gần hai vật M và N. Ta thấy thanh nhựa hút cả hai vật M và N. Tình huống nào sao đây chắc chắn không thế xảy ra?
M và N nhiễm điện cùng dấu.
M và N nhiễm điện trái dấu.
M nhiễm điện còn N không nhiễm điện.
M và N đều không nhiễm điện.
Câu 17. Một hệ cô lập gồm 3 điện tích điểm, có khối lượng không đáng kể, nằm cân bằng với nhau. Tình huống nào dưới đay có thể xảy ra?
Ba điện tích cùng dấu nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều.
Ba điện tích cùng dấu nằm trên một đường thẳng.
Ba điện tích không cùng dấu nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều.
Ba điện tích không cùng dấu nằm trên một đường thẳng.
Câu 18. Nếu tăng khoảng cách hai điện tích điểm lên 3 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ:
	A. tăng lên 3 lần.	B. giảm đi 3 lần.
	C. tăng lên 9 lần.	D. giảm đi 9 lần.
Câu 19. Tinh thể muối ăn NaCl là:
vật dẫn điện vì có chứa các ion tự do.
vật dẫn điện vì có chứa các electron tự do
vật dẫn điện vì có chứa các ion lẫn electron tự do.
vật cách điện vì không chứa điện tích tự do.
Câu 20. Hai quả cầu kim loại cùng kích thước. Ban đầu chúng hút nhau. Sau khi cho chúng chạm nhau thì chúng bắt đầu đẩy nhau. Có thể kết luận cả hai qua cầu đều:
tích điện dương.
tích điện âm.
tích điện trái dấu nhưng có độ lớn bằng nhau.
Tích điện trái dấu nhưng có độ lớn không bằng nhau.
Câu 21. Hai quả cầu cùng kích thước tích điện trái dấu nhưng độ lớn khác nhau. Sau khi cho chúng tiếp xúc với nhau rồi tách ra thì chúng sẽ:
luôn luôn đẩy nhau.
luôn luôn hút nhau.
có thể hút hoặc đẩy tùy thuộc vào khoảng cách giữa chúng.
không có cơ sở để kết luận.
Câu 22. Hai điện tích dương cùng độ lớn được đặt tại hai điểm A và B. Đặt một điện tích điểm Q tại trung điểm của AB thì ta thấy Q đứng yên. Có thể kết luận:
Q là điện tích dương.
Q là điện tích âm.
Q là điện tích có thể âm, có thể dương.
Q phải bằng không.
Câu 23. Tại A có điện tích điểm q1, tại B có điện tichí điểm q2. Tại M trong đoạn thẳng AB và gần A hơn B điện trường bằng không. Ta có:
q1, q2 cùng dấu ‏׀q1‏׀> ‏׀q2‏׀
 q1, q2 khác dấu ‏׀q1‏׀> ‏׀q2‏׀
q1, q2 cùng dấu ‏׀q1‏׀< ‏׀q2‏׀
q1, q2 khác dấu ‏׀q1‏׀< ‏׀q2‏׀
Câu 24. Một vật mang điện âm là do:
nó dư electron.
nó thiếu electron.
hạt nhân nguyên tử của nó có số nơtron nhiều hơn số proton.
hạt nhân nguyên tử của nó có số proton nhiều hơn số nơtron.
Câu 25. Hai điện tích hút nhau bằng một lực 2.10-6N. Khi chúng dời xa nhau thêm 2cm thì lực hút là 5.10-7N. Khoảng cách ban đầu giữa chúng là:
	A. 1cm	B. 2cm
	C. 3cm	D. 4cm
Câu 26. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 4cm thì lực đẩy giữa chúng là F1 = 9.10-5N. Để lực tác dụng giữa chúng là F2 = 1,6.10-4N thì khoảng cách r2 giữa các điện tích đó bằng:
	A. 1cm	B. 2cm
	C. 3cm	D. 4cm
Câu 27. Nếu truyền cho một quả cầu trung hòa điện 105 điện tử thì quả cầu sẽ mang một điện tích là:
	A. 1,6.10-14C	B. 1,6.10-24C
	C. -1,6.10-14C	D. -1,6.10-24C
Câu 28. Hai điện tích điểm đều bằng +Q đặt cách xa nhau 5cm. Nếu một điện tích được thay bằng -Q, để lực tương tác giữa chúng có độ lớn không đổi thì khoảng cách giữa chúng bằng:
	A. 2,5cm	B. 5cm
	C. 10cm	D. 20cm
Câu 29. Hai điện tích đẩy nhau bằng một lực F0 khi đặt cách xa nhau 8cm. Khi đưa lại gần nhau chỉ còn cách nhau 2cm thì lực tương tác giữa chúng bây giờ là:
	A. F0/2	B. 2F0
	C. 4F0	D. 16F0
Câu 30. Hai quả cầu nhỏ giống nhau, có điện tích Q1 và Q2, ở khoảng cách R đẩy nhau với một lực F0. Sau khi cho chúng tiếp xúc, đặt lại ở khoảng cách R thì chúng sẽ:
	A. hút nhau với F < F0	B. đẩy nhau với F < F0.
	C. đẩy nhau với F > F0.	D. hút nhau với F > F0.
Câu 31. Hai điện tích điểm q1 = 2.10-6C và q2 = -8.10-6C lần lượt tại A và B với AB = a = 10cm. Xác định điểm M trên đường AB tại đó E2 = 4E1 và các vectơ cường độ điện trường cùng chiều.
	A. M nằm trong AB với AM = 2,5cm.
	B. M nằm trong AB với AM = 5cm.
	C. M nằm ngoài AB với AM = 2,5cm.
	D. M nằm ngoài AB với AM = 5cm.
Câu 32. Vectơ cường độ điện trường do điện tích điểm Q>0 gây ra thì:
luôn hướng về Q.
luôn hướng xa Q.
tại mỗi điểm xác định trong điện trường độ lớn của cường độ điện trường thay đổi theo thời gian.
Tại mọi điểm trong điện trường độ lớn cường độ điện trường là hằng số.
Câu 33. Chọn câu sai:
 A . Đường sức của điện trường tại mỗi điểm trùng với véctơ cuường độ điện trường .
 B . Qua bất kỳ một điểm nào trong điện trường cũng có thể vẽ được một đường sức 
 C . Các đường sức không cắt nhau và chiều của đường sức là chiều của cường độ điện trường.
 D . Đường sức của điện trường tĩnh không khép kín .xuất phát từ dương và đi vào ở âm 
Câu 34. Chọn câu sai : Điện trường đều ..
 A . Có cường độ như nhau tại mọi điểm 
 B . Có đường sức điện là những đường thẳng song song cách đều nhau 
 C . Xuất hiện giữa hai bản kim loại phẳng đặt song song và tích điện trái dấu
 D . Cả ba ý trên đều sai 
Câu 35. Khi một điện tích q di chuyển trong điện trường từ một điểm A có thế năng tĩnh điện 2,5J đến một điểm B thì lực điện sinh công 2,5J. Thế năng tĩnh điện của q tại B sẽ là:
	A. -2,5J	B. -5J
	C. 5J	D. 0
Câu 36. Một electron di chuyển từ điểm âm đến bản dương của tụ điện thì lực điện sinh ra một công 6,4.10-18J. Chọn mốc thế năng ở bản âm thì thế năng tĩnh điện của electron tại sát bản dương là:
	A. 0	B. 6,4.10-18J
	C. -6,4.10-18J	D. -40J
Câu 37. Chọn phát biểu sai.
Cường độ điện trường đặt trưng về mặt tác dụng lực của điện trường.
Trong vật dẫn luôn có điện tích.
Hiệu điện thế đặt trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường.
Điện trường của điện tích điểm là điện trường đều.
Câu 38. Thế năng tĩnh điện của một electron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là -32.10-19J. Mốc thế năng ở vô cực. Điện thế tại điểm M bằng:
	A. 32V	B. -32V
	C. 20V	D. -20V
Câu 39. Một electron bay từ M đến N trong một điện trường, giữa hai điểm có hiệu điện thế UMN = 100V. Công mà lực điện trường sinh ra là :
	A. 1,6.10-19J	B. -1,6.10-19J 
	C. 100eV	D. -100eV
Câu 40. Thả một ion dương cho chuyển động không vận tốc đầu trong một điện trường do hai điện tích điểm gây ra. Ion đó sẽ chuyển động:
dọc theo một đường sức.
dọc theo một đường nằm trong mặt đẳng thế.
từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp.
từ điểm có điện thế thấp tới điểm có điện thế cao.
II. Phần tự luận
Câu 1. Cho hai điểm A và B nằm trong điện trường đều có cường độ 8000V/m. Tại điểm A người ta đặt thêm điện tích q =2.10-8C. Tìm cường độ điện trường tại điểm B, cho biết AB =10cm và AB hợp với phương của điện trường đều góc 60o.
Câu 2. Hai điện tích q1 = q2 = 5.10-16 (C), đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác đều ABC cạnh bằng 8 (cm) trong không khí. Tính lực điện trường tác dụng lên q3 = 2.10-16C đặt tại đỉnh A của tam giác ABC.
Câu 3. Cho hai điện tích +q và –q đặt tại hai điểm A và B cách nhau một khoảng a=3cm trong chân không. Cho q=2.10-6C.
Xác định cường độ điện trường tại C là trung điểm của AB.
Xác định cường độ điện trường tại D nằm trên đường trung trực của AB và cách A một khoảng a.
Xác định lực tĩnh điện tác dụng lên điện tích +q đặt tại C và D.
Câu 4. Cho hai điện q1=3.10-8 C và q2= - 4.10-8 C đặt tại hai điểm A và B cách nhau một khoảng là 9 cm trong chân không. Tính cường độ điện trường tại điểm C nằm trong khoảng AB và cách A là 3 cm?
Câu 5. Hình vuông ABCD cạnh a = 5cm. Tại hai đỉnh A,B đặt hai điện tích điểm qA=qB = -5.10-8 C . Tính cường độ điện trường tại tâm O của hình vuông.
----------------------------------- Hết-----------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docktra_chuong1dap_an.doc