Chương IV POLIME Và VậT LIệU POLIME. Bài . đại cương về polime (Giáo án 1) I. MụC ĐíCH YÊU CầU Theo chuẩn kiến thức và kỹ năng II. Đồ DùNG DạY HọC: - Những bảng tổng kết, sơ đồ hình vẽ liên quan đến bài học. - Hệ thống câu hỏi của bài. HOạT ĐộNG TRÊN LớP 1. Kiểm tra bài cũ 2. Nội dung bài giảng Tiết 18: o Định nghĩa, phân loại và danh pháp: o Cấu trúc phân tử polime. Tiết 19: o Tính chất của polime. o Điều chế polime. TG Nội dung Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh I. Định nghĩa, phân loại, danh pháp 1. Định nghĩa Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ gọi là mắt xích liên kết với nhau tạo nên. Các phân tử tham gia phản ứng polime hóa gọi là monome. VD: CH2 = CH2 Hệ số n được gọi là hệ số polime hóa hay độ polime hóa. 2. Phân loại: 3 cách Theo nguồn gốc: o Polime thiên nhiên( cao su, xenluloz...) ; o Polime tổng hợp (polietilen, nhựa phenolfomandehit...) o Polime nhân tạo hay bán tổng hợp (xenluloz nitrat...) Theo cách tổng hợp: o Polime trùng hợp: tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp. VD: polietilen o Polime trùng ngưng: tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng. VD: nilon -6. Theo cấu trúc: dạng mạch nhánh, không nhánh và mạng lưới. 3. Danh pháp: Xuất phát từ tên monome hoặc hợp chất + Poli VD: (CH2-CH2)n: polietilen (PE) (C6H10O5)n : polisaccarit II. Cấu trúc 1.Cấu tạo điều hòa và không điều hòa 2. Các dạng cấu trúc mạch polime III. Tính chất 1. Tính chất vật lý 2. Tính chất hóa học IV. Điều chế polime 1. Phản ứng trùng hợp 2. Phản ứng trùng ngưng Hoạt động 1: GV yêu cầu HS: o Nêu định nghĩa polime. o Cho VD. o Cho biết mọt số thuật ngữ hóa học: monome, hệ số polime hóa GV yêu cầu HS: o Cho biết các cách phân loại polime. o Bản chất của sự phân loại. Cho VD. Hoạt động 2: Hoạt động 3: Hoạt động 4: Hoạt động 5: HS nghiên cứu SGK và trả lời. Củng cố bài: Bài . đại cương về polime (Giáo án 2) I. TRọNG TÂM II. PHƯƠNG PHáP Trực quan - Giảng giải – Đàm thoại gợi mở - Nêu vấn đề. III. CHUẩN Bị Một vài vật liệu bằng polime: áo mưa, ống nước, nilon. Hình ảnh về cấu trúc của một số polime trong không gian. IV. THIếT Kế CáC HOạT ĐộNG Hoạt động của Giáo viên (GV) Hoạt động của Học sinh (HS) HOạT ĐộNG 1 Vào bài GV cho HS quan sát một số vật liệu được làm bằng polime. Ví dụ: áo mưa, ống nước, nilon GV dẫn dắt: Những đồ vật trên được làm từ vật liệu polime. Vậy polime là gì? Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết được khái niệm, phân loại, đặc điểm cấu trúc và tính chất polime. Ngoài ra chúng ta cũng sẽ tìm hiểu về phản ứng trùng hợp và trùng ngưng trong điều chế các polime. HOạT ĐộNG 2 I. Khái niệm GV cho một vài công thức của polime và yêu cầu HS rút ra khái niệm về polime : ; GV diễn giảng thêm hệ số n : hệ số polime hoá hay độ polime. GV yêu cầu HS gọi tên của một số polime đã học ở lớp dưới. GV diễn giảng thêm tên riêng (tên thông thường) của một số polime khác. Ví dụ : : teflon : nilon – 6 : xenlulozơ GV: Em hãy nghiên cứu SGK và cho biết polime được phân loại như thế nào ? GV bổ sung các kiến thức còn thiếu và cho thêm một số ví dụ ngoài SGK. HOạT ĐộNG 3 II. Đặc điểm cấu trúc GV cho HS quan sát cấu trúc không gian của một số polime Ví dụ : _ amilozơ _ amilopectin _ cao su lưu hoá _ nhựa bakelit Từ đó, GV diễn giảng các cấu trúc về mạch không nhánh, mạch phân nhánh và mạch mạng lưới của các polime. HOạT ĐộNG 4 III. Tính chất vật lý GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và yêu cầu HS lên bảng thuyết trình về tính chất vật lý của polime. HS quan sát công thức kết hợp với việc nghiên cứu SGK rút ra khái niệm về polime. HS gọi tên: : polietilen : poli (vinyl clorua) HS nghiên cứu SGK: Polime được phân loại theo nguồn gốc: _ Polime tổng hợp. _ Polime thiên nhiên. Trong polime tổng hợp lại được phân thành: _ Polime trùng hợp. _ Polime trùng ngưng. HS quan sát và tiếp thu kiến thức. HS nghiên cứu SGK và thuyết trình về tính chất vật lý của polime. HS cho ví dụ: 3000C HOạT ĐộNG 5 IV. Tính chất hóa học 1. Phản ứng phân cắt mạch polime GV diễn giảng: polime có phản ứng phân cắt mạch, giữ nguyên mạch và phát triển mạch cacbon. Phản ứng phân cắt mạch cacbon có thể là : _ Phản ứng thủy phân : polime có nhóm chức trong mạch dễ bị thủy phân. (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 _ Phản ứng nhiệt phân. GV yêu cầu HS cho ví dụ minh họa cho từng loại phản ứng. GV : Ngoài ra, còn có một số polime bị oxi hoá cắt mạch. 3000C 2. Phản ứng giữ nguyên mạch polime GV diễn giảng: những polime có liên kết đôi trong mạch hoặc nhóm chức ngoại mạch có thể tham gia các phản ứng đặc trưng của liên kết đôi và của nhóm chức đó. GV cho ví dụ : Cao su hidroclo hóa GV yêu cầu HS viết phương trình hóa học của phản ứng : 3. Phản ứng tăng mạch polime GV diễn giảng: Khi có điều kiện thích hợp, các mạch polime có thể nối với nhau qua cầu thành mạch dài hơn hoặc thành mạng lưới. Ví dụ : lưu hóa cao su, chuyển nhựa rezol thành nhựa rezit. GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và viết phương trình hóa học của phản ứng tăng mạch polime. HOạT ĐộNG 6 V. Phương pháp điều chế 1. Phản ứng trùng hợp GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và làm sáng tỏ các vấn đề sau : _ Khái niệm phản ứng trùng hợp ị Cho ví dụ _ Điều kiện cần để monome tham gia phản ứng trùng hợp. ị Cho ví dụ 2. Phản ứng trùng ngưng GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau : _ Nêu khái niệm phản ứng trùng ngưng. _ Cho ví dụ minh họa. _ Điều kiện cần để monome tham gia phản ứng trùng ngưng. _ Cho ví dụ minh họa. HOạT ĐộNG 7 VI. ứng dụng GV: Em hãy nêu ứng dụng của polime cho sản xuất và đời sống mà em biết. GV bổ sung các kiến thức còn thiếu. HS viết các PTHH minh họa HS : nêu ứng dụng của một vài vật liệu polime phục vụ cho sản xuất và đời sống. Chương 5 ĐạI CƯƠNG Về KIM LOạI Bài . Vị TRí Và CấU TạO CủA KIM LOạI (SGK Hóa học 12) A. MụC TIÊU BàI HọC Theo chuẩn kiến thức và kỹ năng B. Đồ DùNG DạY HọC (Tùy theo điều kiện của trường và của mỗi giáo viên) - Bảng tuần hoàn - Mô hình hoặc tranh ảnh ba kiểu mạng tinh thể kim loại C. PHƯƠNG PHáP DạY HọC (Tùy theo điều kiện cụ thể của GV và trình độ của HS) - Nêu vấn đề - đàm thoại. - Học sinh thảo luận tổ nhóm. - Học sinh thuyết trình (lớp khá, giỏi). D. THIếT Kế CáC HOạT ĐộNG NộI DUNG CáC HOạT ĐộNG I. Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố kim loại có mặt ở: - Nhóm IA (trừ hiđro) và IIA. - Nhóm IIIA (trừ bo) và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA. - Các nhóm B (từ IB đến VIIIB). - Họ lantan và actini, được xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng. II. Cấu tạo của kim loại 1. Cấu tạo của nguyên tử kim loại - Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng (1, 2 hoặc 3e). Thí dụ: Na: 1s2 2s2 2p6 3s1 Mg: 1s2 2s2 2p6 3s2 Al: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 - Trong cùng chu kì, nguyên tử của nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với nguyên tử của nguyên tố phi kim. - Thí dụ: xét chu kì 2 (bán kính nguyên tử được biểu diễn bằng nanomet, nm): 11Na 12Mg 13Al 14Si 15P 16S 17Cl 0,157 0,136 0,125 0,117 0,110 0,104 0,099 2. Cấu tạo tinh thể của các kim loại - Hầu hết các kim loại ở điều kiện thường đều tồn tại dưới dạng tinh thể (trừ Hg). - Trong tinh thể kim loại, nguyên tử và ion kim loại nằm ở những nút của mạng tinh thể. Các electron hoá trị liên kết yếu với hạt nhân nên dễ tách khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong mạng tinh thể. - Đa số các kim loại tồn tại dưới ba kiểu mạng tinh thể phổ biến sau : a) Mạng tinh thể lục phương H5.1. Mạng tinh thể lục phương b) Mạng tinh thể lập phương tâm diện H5.2. Mạng tinh thể lập phương tâm diện c) Mạng tinh thể lập phương tâm khối H5.3. Mạng tinh thể lập phương tâm khối 3. Liên kết kim loại - ở trạng thái lỏng và rắn, các nguyên tử kim loại liên kết với nhau bằng một kiểu liên kết hoá học riêng gọi là liên kết kim loại. - Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do. * Hoạt động 1: I. Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn - Giáo viên: em còn nhớ sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong một chu kì, một nhóm A không? - Học sinh: + Trong chu kì 1: Z tăng: tính kim loại giảm; tính phi kim tăng + Trong chu kì nhóm A: Z tăng: tính kim loại tăng; tính phi kim giảm (Nếu học sinh quên thì giáo viên ôn lại kiến thức) - Giáo viên: Từ sự biến đổi tính chất các nguyên tố mà ta vừa ôn lại, em hãy xác định một cách tương đối vị trí của các nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn. - Học sinh: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố kim loại có mặt tập trung ở phía bên trái và phía dưới của bảng. - Học sinh đọc SGK để biết vị trí cụ thể của các nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn * Hoạt động 2 II. Cấu tạo của kim loại 1. Cấu tạo của nguyên tử kim loại - Giáo viên yêu cầu học sinh viết cấu hình electron nguyên tử của 19K, 20Ca, 26Fe, 30Zn. K: 1s22s22p63s23p64s1 Ca: 1s22s22p63s23p64s2 Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2 Zn: 1s22s22p63s23p63d104s2 - Từ cấu hình electron nguyên tử của Na, Mg, Al trong SGK và K, Ca, Fe, Zn vừa viết, em hãy rút ra nhận xét về đặc điểm lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố kim loại. - Em còn nhớ sự biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong một chu kì không? - Học sinh đọc SGK những kiến thức và thông tin về bán kính nguyên tử kim loại. * Hoạt động 3: 2. Cấu tạo tinh thể của các kim loại - Giáo viên ôn lại cho học sinh kiến thức mạng tinh thể đã học ở lớp 10. Sau đó học sinh đọc SGK nội dung cấu tạo tinh thể kim loại. Hoạt động 4: 3. Liên kết kim loại Dựa trên cấu tạo mạng tinh thể kim loại, giáo viên diễn giảng kiến thức liên kết kim loại vì đây là kiến thức khó và rất trừu tượng. * Hoạt động 5: Luyện tập và củng cố - Phiếu học tập số 1: bài 4 (SGK) - Phiếu học tập số 2: bài 6 (SGK) - Phiếu học tập số 3: bài 7 (SGK) Bài TíNH CHấT CủA KIM LOạI - DãY ĐIệN HóA CủA KIM LOạI (Giáo án 1) A. MụC TIÊU BàI HọC Theo chuẩn kiến thức và kỹ năng B. Đồ DùNG DạY HọC (Tùy theo điều kiện của trường và của mỗi giáo viên) - Hóa chất: + Dây Fe, dây Al, khí O2, khí Cl2, bột Fe, bột S, H2O, Na + Dung dịch: HCl, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc, HNO3 loãng, HNO3 đặc, CuSO4 - Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn, chén sứ, chậu thủy tinh, bông thấm dung dịch NaOH để nút miệng ống nghiệm - Hoặc: các phim thí nghiệm, mô phỏng C. PHƯƠNG PHáP DạY HọC (Tùy theo điều kiện cụ thể của GV và trình độ của HS) Nêu vấn đề - đàm thoại. Học sinh thuyết trình (lớp khá, giỏi). HS thảo luận tổ, nhóm. D. THIếT Kế CáC HOạT ĐộNG NộI DUNG CáC HOạT ĐộNG I. Tính chất vật lý chung của kim loại 1. Tính chất vật lí chung ở điều kiện thường, các kim loại đều ở trạng thái rắn (trừ Hg), có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim. 2. Giải thích tính chất vật lí của kim loại a) Tính dẻo Khác với phi kim, kim loại có tính dẻo: dễ rèn, dễ dát mỏng và dễ kéo sợi. Vàng là kim loại có tính dẻo cao, có thể dát thành lá mỏng đến mức ánh sáng có thể xuyên qua. Kim loại có tính dẻo là vì các ion dương trong mạng tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau dễ dàng mà không tách ra khỏi nhau nhờ những electron tự do chuyển động dính kết chúng với nhau. • : Electron tự do ; Åð : Ion dương kim loại H5.4. Sự trượt của lớp mạng tinh thể trong kim loại b) Tính dẫn điện Khi đặt một hiệu điện thế vào hai đầu dây kim loại, những electron tự do trong kim loại sẽ chuyển động thành dòng có hướng từ cực âm đến cực dương, tạo thành dòng điện. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al, Fe,... Nhiệt độ của kim loại càng cao thì tính dẫn điện của kim loại càng giảm do ở nhiệt độ cao, các ion dương dao động mạnh cản trở dòng electron chuyển động. c) Tính dẫn nhiệt Tính dẫn nhiệt của các kim loại cũng được giải thích bằng sự có mặt các electron tự do trong mạng tinh thể. Các electron trong vùng nhiệt độ cao có động năng lớn, chuyển động hỗn loạn và nhanh chóng sang vùng có nhiệt độ thấp hơn, truyền năng lượng cho các ion dương ở vùng này nên nhiệt lan truyền được từ vùng này đến vùng khác trong khối kim loại. Thường các kim loại dẫn điện tốt cũng dẫn nhiệt tốt. d) ánh kim Các electron tự do trong tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được, do đó kim loại có vẻ sáng lấp lánh gọi là ánh kim. Tóm lại: Tính chất vật lí chung của kim loại như nói ở trên gây nên bởi sự có mặt của các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại. II. Tính chất hóa học chung của kim loại Trong một chu kì, nguyên tử của các nguyên tố kim loại có bán kính tương đối lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với phi kim, số electron hoá trị ít, lực liên kết với hạt nhân của những electron này tương đối yếu nên chúng dễ tách khỏi nguyên tử. Vì vậy, tính chất hoá học chung của kim loại là tính khử. M đ Mn+ + ne 1. Tác dụng với phi kim Nhiều kim loại có thể khử được phi kim đến số oxi hoá âm, đồng thời nguyên tử kim loại bị oxi hoá đến số oxi hoá dương. a) Tác dụng với clo Hầu hết các kim loại đều có thể khử trực tiếp clo tạo ra muối clorua. Thí dụ: Dây sắt nóng đỏ cháy mạnh trong khí clo tạo ra khói màu nâu là những hạt chất rắn sắt (III) clorua. Trong phản ứng này Fe đã khử từ xuống b) Tác dụng với oxi Hầu hết các kim loại có thể khử từ xuống Thí dụ: Khi đốt, bột nhôm cháy mạnh trong không khí tạo ra nhôm oxit. c) Tác dụng với lưu huỳnh Nhiều kim loại có thể khử lưu huỳnh từ xuống . Phản ứng cần đun nóng (trừ Hg). Thí dụ: 2. Tác dụng với dung dịch axit - Dãy hoạt động hóa học của kim loại: K Ba Ca Na Mg Al Mn Zn Cr Fe Ni Sn Pb H2 Cu Ag Hg Pt Au. a) Với dung dịch H2SO4 loãng, HCl - Từ K đ Ni: có phản ứng Nhiều kim loại có thể khử được ion H+ trong các dung dịch axit H2SO4 loãng, HCl thành hiđro. Thí dụ: b) Với dung dịch H2SO4 đặc, HNO3 * Với dung dịch H2SO4 đặc - Hầu hết kim loại (trừ Pt, Au) khử được (trong H2SO4) xuống số oxi hoá thấp hơn (+4/SO2, 0/S, -2/H2S). - H2SO4 đặc, nguội làm thụ động hoá Al, Fe, Cr, ... Thí dụ: c) Với dung dịch HNO3 * Hầu hết kim loại (trừ Pt, Au) khử được (trong HNO3) xuống số oxi hoá thấp hơn (+4/NO2, +2/NO, +1/N2O, 0/N2, -3/NH4NO3). * HNO3 đặc, nguội làm thụ động hoá Al, Fe, Cr, ... Thí dụ: 3. Tác dụng với nước Các kim loại ở nhóm IA và IIA của bảng tuần hoàn (trừ Be, Mg) do có tính khử mạnh nên có thể khử được H2O ở nhiệt độ thường thành hiđro. Các kim loại còn lại có tính khử yếu hơn nên chỉ khử được H2O ở nhiệt độ cao (thí dụ Fe, Zn,...) hoặc không khử được H2O (thí dụ Ag, Au,...). Thí dụ: 4. Tác dụng với dung dịch muối Kim loại mạnh hơn có thể khử được ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do. Thí dụ: Ngâm một đinh sắt (đã làm sạch lớp gỉ) vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian màu xanh của dung dịch CuSO4 bị nhạt dần và trên đinh sắt có lớp đồng màu đỏ bám vào. III. Dãy điện hoá của kim loại 1. Cặp oxi hoá - khử của kim loại Nguyên tử kim loại dễ nhường electron trở thành ion kim loại, ngược lại ion kim loại có thể nhận electron trở thành nguyên tử kim loại. Thí dụ: Các nguyên tử kim loại (Ag, Cu, Fe,...) đóng vai trò chất khử, các ion kim loại (Ag+, Cu2+, Fe2+...) đóng vai trò chất oxi hoá. Chất oxi hoá và chất khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hoá - khử. Thí dụ ta có cặp oxi hoá - khử : Ag+/Ag ; Cu2+/Cu ; Fe2+/Fe. 2. So sánh tính chất của các cặp oxi hoá - khử Thí dụ: So sánh tính chất của hai cặp oxi hoá - khử Cu2+/Cu và Ag+/Ag, thực nghiệm cho thấy Cu tác dụng được với dung dịch muối Ag+ theo phương trình ion rút gọn: Cu + 2Ag+ đ Cu2+ + 2Ag So sánh : Ion Cu2+ không oxi hoá được Ag, trong khi đó Cu khử được ion Ag+. Như vậy, ion Cu2+ có tính oxi hoá yếu hơn ion Ag+. Kim loại Cu có tính khử mạnh hơn Ag. 3. Dãy điện hoá của kim loại Người ta đã so sánh tính chất của nhiều cặp oxi hoá - khử và sắp xếp thành dãy điện hoá của kim loại: K+Na+Mg2+Al3+Zn2+Fe2+Ni2+Sn2+Pb2+H+Cu2+Ag+Au3+ Tính oxi hoá của ion kim loại tăng K Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H2 Cu Ag Au Tính khử của kim loại giảm 4. ý nghĩa của dãy điện hoá của kim loại Dãy điện hoá của kim loại cho phép dự đoán chiều của phản ứng giữa 2 cặp oxi hoá - khử theo quy tắc a (anpha): Phản ứng giữa 2 cặp oxi hoá - khử sẽ xảy ra theo chiều, chất oxi hoá mạnh nhất sẽ oxi hoá chất khử mạnh nhất, sinh ra chất oxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn. Thí dụ: Phản ứng giữa 2 cặp Fe2+/Fe và Cu2+/Cu xảy ra theo chiều ion Cu2+ oxi hoá Fe tạo ra ion Fe2+ và Cu. Cu2+ + Fe đ Fe2+ + Cu Chất oxi hoá mạnh Chất khử mạnh Chất oxi hoá yếu Chất khử yếu * Hoạt động 1: Tính chất vật lý chung của kim loại - HS thuyết trình hoặc thảo luận tổ nhóm vì SGK đã viết rất kĩ, HS đọc là hiểu. - GV chỉ cần nhấn mạnh lại từng tính chất sau khi HS đã thảo luận - Thông tin cho giáo viên. * Tính dẻo: Có thể cán lá vàng mỏng hơn 0,0002mm Từ 1gam vàng có thể kéo thành sợi mảnh dài tới 3,5 km * Tính dẫn điện: Dây dẫn điện là đồng có độ tinh khiết 99,99% Hoạt động 2: Tính chất hóa học chung của kim loại - GV: Vì sao tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử? + HS đọc SGK và trả lời - GV phân biệt lại cho HS các khái niệm: tính khử – chất bị oxi hóa – tính oxi hóa – chất bị khử – quá trình (sự) oxi hóa – quá trình (sự) khử - Vì đã được học nhiều lần ở nhiều bài trong chương trình L9, L10, L11, do đó GV nên để HS chủ động làm TN và viết PTHH của các PƯ trong phần kim loại tác dụng với phi kim, với dung dịch axit, với dung dịch muối. 1. Tác dụng với phi kim - GV hướng dẫn để HS làm TN nghiên cứu: * Kim loại tác dụng với phi kim: Đốt dây Fe trong khí O2, khí Cl2 Đốt bột Al trong không khí Trộn bột Fe với bột S rồi đốt Rắc bột S lên Hg đựng trong chén sứ. HS viết PTHH của các PƯ 2. Tác dụng với dung dịch axit * Khi dạy về nội dung kim loại tác dụng với dung dịch axit GV nên chia rõ dàn bài, dùng dãy hoạt động hóa học của kim loại HS đã được học ở các lớp dưới (chưa phải dãy điện hóa) thì HS mới nắm chắc được kiến thức - GV hướng dẫn để HS làm TN nghiên cứu: * Kim loại tác dụng với dung dịch axit - Cho đinh Fe vào dung dịch HCl - Cho đinh Fe vào dung dịch H2SO4 đặc nguội - Cho vụn Cu vào dung dịch HNO3 loãng hoặc đặc, dung dịch H2SO4 loãng và đặc. HS viết PTHH của các PƯ. - GV nhớ: không cho HS viết PTHH với Sn, Pb vì + Sn tan chậm trong dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch HCl + PbCl2, PbSO4 tan ít trong H2O, dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch HCl - Nếu lớp khá, giỏi: GV hướng dẫn HS làm TN Fe hoặc Al tác dụng với dung dịch HCl, dung dịch HNO3 đặc nguội để HS hiểu rõ thế nào là sự thụ động hóa của Fe, Al, Cr trong dung dịch HNO3 đặc nguội, dung dịch H2SO4 đặc nguội. 3. Tác dụng với nước - HS đọc SGK nội dung kim loại tác dụng với H2O. * GV hướng dẫn HS làm TN: cho 1 mẩu Na bằng hạt đậu xanh vào ống nghiệm chứa từ 1/2 đến 2/3 H2O. Sau khi pư xong nhỏ 1-2 giọt phenolphtalein vào. - HS nhận xét rồi viết PTHH của PƯ. 4. Tác dụng với dung dịch muối - GV nên chia lại dàn bài: + từ Kđ Na + từ Mg đ Hg - HS làm TN: ngâm đinh Fe trong dung dịch CuSO4, dây Cu trong dung dịch AgNO3, quan sát hiện tượng, giải thích, viết PTHH của các PƯ - GV làm TN: cho 1 mẩu Na bằng hạt đậu xanh vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4. HS quan sát hiện tượng. GV đặt câu hỏi: Có Cu kim loại được tạo ra không? GV giải thích, hướng dẫn HS viết PTHH của PƯ. Sau TN này, GV nêu vấn đề: Điều khẳng định “Kim loại mạnh hơn có thể khử được ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do” luôn luôn đúng? Từ đây GV nhấn mạnh đến ý thứ hai: Kim loại kiềm, Ca, Ba khi cho vào dung dịch muối của kim loại yếu hơn không tạo thành kim loại tự do vì phản ứng của chúng với H2O rất mãnh liệt tạo dung dịch bazơ mạnh. * Hoạt động 3: Dãy điện hoá của kim loại 1. Cặp oxi hoá - khử của kim loại - Do đã ôn lại các khái niệm chất khử, chất oxi hóa ở hoạt động 2 nên phần này HS tiếp thu dễ dàng hơn. - GV yêu cầu HS viết phương trình ion rút gọn của phản ứng ở hoạt động 2: Fe tác dụng với dung dịch CuSO4, Cu tác dụng với dung dịch AgNO3, xác định vai trò củ
Tài liệu đính kèm: