Ngày soạn:......................................... Ngày giảng:........................................ GIÁO ÁN ÔN TẬP TIẾT 5 – LỚP 10 Bài tập: CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ (tiết 1) Mục tiêu bài dạy: Kiến thức: Biết được: - Giúp học sinh nhớ lại các kiến thức về cấu tạo vỏ nguyên tử: sự chuyển động của các electron xung quanh hạt nhân, khái niệm lớp và phân lớp electron, số electron tối đa trong 1 lớp, phân lớp. Hiểu được: - Hình dung được quy luật phân bố electron vào các lớp, phân lớp. Vận dụng thấp - Phân tích mối liên hệ giữa lớp electron ngoài cùng với loại nguyên tố. Vận dụng cao - Hệ thống được quy luật sắp xếp electron trong nguyên tử, viết được cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Kĩ năng- năng lực: - Tính và liệt kê được số electron tối đa trong 1 lớp, phân lớp bất kì - Luyện tập thành thạo viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố khi biết số electron, viết cầu hình electron đầy đủ khi biết cấu hình electron lớp ngoài cùng - Dự đoán tính chất hóa học của nguyên tố dựa vào cấu hình electron. - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề: bài toán hóa học - Phát triển năng lực tư duy thông qua dự đoán tính chất hóa học của nguyên tố dựa vào cấu hình electron nguyên tử Thái độ: - Rèn luyện niềm yêu thích và hứng thú học tập hóa học thông qua giải các bài tập về cấu tạo và cấu hình electron nguyên tử. Chuẩn bị: Giáo viên: Giáo án và bài tập. Học sinh: Ôn lại các kiến thức về cấu hình electron. Quá trình thực hiện bài giảng: Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số, ổn định trật tự. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS TG Nội dung Hoạt động 1: Các kiến thức cần nhớ: GV yêu cầu HS nhắc lại các phần kiến thức đã học sau: + Thứ tự mức năng lượng của các lớp, phân lớp được sắp xếp như thế nào? + Có bao nhiêu loại phân lớp, tên phân lớp và số electron tối đa trên mỗi phân lớp? + Với số lớp n 4 thì tên các lớp và số electron tối đa trên một lớp được tính như thế nào ? + Dựa vào đâu ta biết được họ của nguyên tố? + Đặc điểm số electron lớp ngoài cùng? 10’ I.Các kiến thức cần nhớ: 1/ Thứ tự các mức năng lượng: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 2/ Số e tối đa trong: - Lớp thứ n (=1,2,3,4) có tối đa là 2n2 e. - Phân lớp: số e tối đa trên mỗi phân lớp là : s2 , p6 , d10 , f14 . 3/ Electron có mức năng lượng cao nhất phân bố vào phân lớp nào thì đó chính là họ của nguyên tố ( hay electron cuối cùng điền vào phân lớp nào thì đó chính là họ của nguyên tố đó). 4/ Số e lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của nguyên tố, sẽ bão hòa và bền với 8e lớp ngoài cùng ( trừ He, 2e ngoài cùng). -Nguyên tử có 8e (hoặc 2e với H) ở lớp ngoài cùng thuộc nguyên tử khí hiếm. - Nguyên tử có 1,2,3 e ở lớp ngoài cùng thuộc nguyên tử kim loại. - Nguyên tử có 5, 6,7e ở lớp ngoài cùng thuộc nguyên tử phi kim. - Nguyên tử có 4e lớp ngoài cùng thuộc nguyên tử kim loại (chu kỳ lớn) hoặc nguyên tử phi kim ( chu kỳ nhỏ). 5/ Các bước viết cấu hình e nguyên tử: Có 3 bước : - Xác định số e trong nguyên tử. - Phân bố các e vào các phân lớp theo chiều tăng mức năng lượng trong nguyên tử, đảm bảo số e tối đa trong mỗi phân lớp, mỗi lớp. - Sắp xếp các e vào các phân lớp thuộc các lớp khác nhau. Hoạt động 2: Bài tập Bài 1: Viết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 10,11,17, 20, 26. Cho biết các nguyên tử trên là kim loại, phi kim hay khí hiếm ? 10’ Bài tập: Bài 1: Z = 10: 1s22s22p6 → nguyên tố khí hiếm Z = 11: 1s22s22p63s1 → kim loại Z = 17: 1s22s22p63s23p5 → phi kim Z = 20: 1s22s22p63s23p64s2 → kim loại Z = 26: 1s22s22p63s23p63d64s2 → kim loại Bài 2: Cho biết cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng của các nguyên tử sau lần lượt là 3p1, 3d5, 4p3, 5s2, 4p6. Viết cấu hình e đầy đủ của mỗi nguyên tử. Cho biết mỗi nguyên tử có mấy lớp e, số e trên mỗi lớp là bao nhiêu? Nguyên tố nào là kim loại? phi kim hay khí hiếm? Giải thích. 10’ Bài 2: GV hướng dẫn HS viết cấu hình e khi biết cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng: Cấu hình e đầy đủ như sau: + 1s22s22p63s23p1 : nguyên tử có 3 lớp e ( lớp 1-2e; lớp 2- 8e; lớp 3- 3e), là nguyên tố kim loại vì có 3 e lớp ngoài cùng. + 1s22s22p63s23p63d5 4s2: nguyên tử có 4 lớp e ( lớp 1-2e; lớp 2- 8e; lớp 3- 13e; lớp 4-2e), là nguyên tố kim loại vì có 2 e lớp ngoài cùng. HS làm tương tự với các ý tiếp theo. Bài 3: a) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s24p4 . Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử X. b) Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số electron ở các phân lớp p là 11. Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử Y. 10’ Bài 3: Cấu hình electron của nguyên tử X: 1s22s22p63s23p63d64s2 4p4 Để nguyên tử nguyên tố Y có tổng số electron ở các phân lớp p là 11 thì cấu hình electron của Y phải như sau: 1s22s22p63s23p5 Tổng kết bài học: (1’) GV yêu cầu HS về xem kĩ lại các dạng bài tập đã học. Câu hỏi, bài tập và hướng dẫn tự học: (3’) Bài tập củng cố: Bài 1: Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau: C , O , Mg , P , Ca , Ar , Br, Zn , Cu . Cho biết nguyến tố nào là kim loại , nguyên tố nào là phi kim, nguyên tố nào là khí hiếm? Vì sao? và cho biết các nguyên tố trên nguyên tố nào thuộc nguyên tố s , p , d , f ? Vì sao? Bài 2 : Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện âm là 21.Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố A, B. Tự đánh giá và rút kinh nghiệm: (nội dung, phương pháp, thời gian) ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Hải Dương, ngày ........tháng........năm...... Nhóm chuyên môn duyệt giáo án Người soạn
Tài liệu đính kèm: