Giáo án Hình học lớp 7 - Tuần 12

doc 5 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 632Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học lớp 7 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hình học lớp 7 - Tuần 12
Ngày soạn: 7 tháng 17 năm 2014 
Tuần 12 : Tiết 23,24 
Ngày dạy : 14 tháng 11 năm 2014 
Tiết 23:Đ3. trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác
cạnh-cạnh-cạnh (C.C.C)
A. Mục tiêu:
	1. Kiến thức :
- Học sinh phát biểu được trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh của 2 tam giác.
- Học sinh vẽ được một tam giác biết 3 cạnh của nó. Sử dụng được trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh để chứng minh 2 tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau.
	2. Kĩ năng : 
- Học sinh sử dụng được dụng cụ đo vẽ, rèn tính cẩn thận chính xác trong vẽ hình. Biết trình bày bài toán chứng minh 2 tam giác bằng nhau. 
	3. Thái độ :
- Học sinh yêu thích bộ môn, học tập nghiêm túc.
- Học sinh có tinh thần hợp tác nhóm, rèn tính độc lập, sáng tạo.
	4. Năng lực :	
- Học sinh được phát triển năng lực sử dụng các dụng cụ đo vẽ trong hình học ; năng lực suy luận logic ; năng lực giao tiếp ; năng lực hợp tác ; năng lực tự học ; năng lực giải quyết vấn đề.
B. chuẩn bị:
- Thước thẳng, com pa, thước đo góc, máy vi tính, máy chiếu
C. tổ chức các hoạt động : 
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Tiến trình bài học:
- Yêu cầu học sinh đọc bài toán.
- Nghiên cứu SGK 
- 1 học sinh đứng tại chỗ nêu cách vẽ.
- Cả lớp vẽ hình vào vở.
- 1 học sinh lên bảng làm
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?1
- Cả lớp làm bài
- 1 học sinh lên bảng làm.
? Đo và so sánh các góc:
 và , và , và . Em có nhận xét gì về 2 tam giác này.
- Cả lớp làm việc theo nhóm, 2 học sinh lên bảng trình bày.
? Qua 2 bài toán trên em có thể đưa ra dự đoán như thế nào.
- Học sinh phát biểu ý kiến.
- Giáo viên chốt.
- 2 học sinh nhắc lại tính chất.
- Giáo viên đưa lên màn hình:
Nếu DABC và DA'B'C' có: AB = A'B', BC = B'C', AC = A'C' thì kết luận gì về 2 tam giác này.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- GV giới thiệu trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh của hai tg.
- GV yêu cầu làm việc theo nhóm ?2
- Các nhóm thảo luận 
+ Đại diện các nhóm nêu kết quả
- GV chốt lại vấn đề
1. Vẽ tam giác biết ba cạnh 
- Vẽ 1 trong 3 cạnh đã cho, chẳng hạn vẽ BC = 4cm.
- Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC, vẽ cung tròn tâm B bán kính 2 cm và cung tròn tâm C bán kính 3 cm.
- Hai cung cắt nhau tại A
- Vẽ đoạn thẳng AB và AC ta được DABC
2. Trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh 
?1
 DABC = DA'B'C' vì có 3 cạnh bằng nhau và 3 góc bằng nhau 
* Tính chất: (SGK)
- Nếu DABC và DA'B'C' có: AB = A'B', BC = B'C', AC = A'C' thì DABC = DA'B'C'
?2
DACD và DBCD có:
AC = BC (gt)
AD = BD (gt)
CD là cạnh chung
 DACD = DBCD (c.c.c)
 (theo định nghĩa 2 tam giác bằng nhau)
	IV. Củng cố: 
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 15, 16, 1 (tr114- SGK)
BT 15: học sinh lên bảng trình bày
BT 16: giáo viên đưa bài 16 lên máy chiếu, 1 học sinh đọc bài và lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
BT 17:
+ Hình 68: DABC và DABD có: AB chung, AC = AD (gt), BC = BD (gt)
 DABC = DABD
+ Hình 69: DMPQ và DQMN có: MQ = QN (gt), PQ = MN (gt), MQ chung
 DMPQ = DQMN (c.c.c)
	V. Hướng dẫn học ở nhà:
- Vẽ lại các tam giác trong bài học
- Hiểu được chính xác trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh 
- Làm bài tập 18, 19 (114-SGK)
- Làm bài tập 27, 28, 29, 30 ( SBT )
Ngày dạy : 19 tháng 11 năm 2014
Tiết 24: Luyện tập
A. Mục tiêu:
	1. Kiến thức :
- Học sinh phát biểu lại được trường hợp bằng nhau của tam giác cạnh cạnh cạnh. 
	2. Kiến thức :
- Học sinh chứng minh được 2 tam giác bằng nhau để chỉ ra 2 góc bằng nhau. 
- Học sinh vẽ được tia phân giác của góc bằng thước và compa.
	3. Thái độ :
- Học sinh yêu thích bộ môn, học tập nghiêm túc.
- Học sinh có tinh thần hợp tác nhóm, rèn tính độc lập, sáng tạo.
	4. Năng lực :	
- Học sinh được phát triển năng lực sử dụng các dụng cụ đo vẽ trong hình học ; năng lực suy luận logic ; năng lực giao tiếp ; năng lực hợp tác ; năng lực tự học ; năng lực giải quyết vấn đề.
B. chuẩn bị :
- Thước thẳng, com pa, thước đo góc; bảng phụ.
C. tổ chức các hoạt động: 
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
- HS 1: Nêu tính chất 2 tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh-cạnh-cạnh, ghi bằng kí hiệu.
- HS 2: Vẽ tam giác ABC biết AB = 4cm; AC = 3cm; BC = 6cm, sau đó đo các góc của tam giác.
	III. Tiến trình bài học:
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
- Cả lớp làm việc.
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
- Đưa lời giải lên bảng phụ, học sinh quan sát.
- Yêu cầu học sinh đọc bài toán.
- GV hướng dẫn học sinh vẽ hình:
+ Vẽ đoạn thẳng DE
+ Vẽ cung trong tâm D và tâm E sao cho 2 cung tròn cắt nhau tại 2 điểm A và C.
? Ghi GT, KL của bài toán.
- 1 học sinh lên bảng ghi GT, KL.
- 1 học sinh lên bảng làm câu a, cả lớp làm bài vào vở.
- Để chứng minh ta đi chứng minh 2 tam giác chứa 2 góc đó bằng nhau. đố là 2 tam giác nào.
- HS: DADE và DBDE
- Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu SGK bài tập 20
- HS nghiên cứu trong SGK khoảng 3' sau đó vẽ hình vào vở.
- 2 học sinh lên bảng vẽ hình.
- GV đưa lên bảng phụ phần chú ý trang 115 - SGK
- Hs ghi nhớ phần chú ý 
? Đánh dấu những đoạn thẳng bằng nhau 
- 1 học sinh lên bảng làm.
? Để chứng minh OC là tia phân giác ta phải chứng minh điều gì.
- Chứng minh 
? Để chứng minh ta đi chứng minh 2 tam giác chứa 2 góc đó bằng nhau. Đó là 2 tam giác nào.
- DOBC và DOAC
- GV nêu chú ý lên 
- 3 học sinh nhắc lại cách làm bài toán 20
Bài 18 (tr114-SGK)
GT
DADE và DANB
có MA = MB; NA = NB
KL
- Sắp xếp: d, b, a, c
Bài 19 (tr114-SGK)
GT
DADE và DBDE có AD = BD; AE = EB
KL
a) DADE = DBDE
b) 
Chứng minh
a) Xét DADE và DBDE có: AD = BD; AE = EB (gt) DE chung
DADE =DBDE (c.c.c)
b) Theo câu a: DADE = DBDE
 (2 góc tương ứng)
Bài 20 (tr115-SGK)
- Xét DOBC và DOAC có: DOBC= DOAC (c.c.c)
 (2 góc tương ứng)
Ox là tia phân giác của góc XOY
* Chú ý:
	IV. Củng cố: 
? Khi nào ta có thể khẳng định 2 tam giác bằng nhau. 
? Có 2 tam giácc bằng nhau thì ta có thể suy ra những yếu tố nào trong 2 tam giác bằng nhau đó.
	V. Hướng dẫn học ở nhà:
- Làm lại các bài tập trên, làm tiếp các bài 21, 22, 23 (tr115-SGK)
- Làm bài tập 32, 33, 34 (tr102-SBT)
- Ôn lại tính chất của tia phân giác.
 Ngày ...... tháng ...... năm 2014
 Ký duyệt của tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12.doc