Giáo án Hình học 8 tiết 24: Ôn tập chương I (t1)

doc 6 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1671Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 tiết 24: Ôn tập chương I (t1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hình học 8 tiết 24: Ôn tập chương I (t1)
Tuần 12 Ngày soạn : 5/11/2009
Tiết 23: ÔN TẬP CHƯƠNG I (t1)
 I. MỤC TIÊU : 
Kiến thức : HS cần hệ thống hoá các kiến thức về các tứ giác đã học trong chương (định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết) 
Kĩ năng : Vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm điều kiện của hình.
Thái độ : Thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho HS.
 II. CHUẨN BỊ :
GV : Sơ đồ nhận biết các loại tứ giác vẽ trên bảng phụ, thước kẻ, compa, êke, phấn màu 
HS : Oân tập lý thuyết theo các câu hỏi ôn tập ở SGK và làm các bài tập theo yêu cầu của GV, thước kẻ, compa, êke.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Tổ chức lớp : 1’
 2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra khi ôn tập 
 3.Bài mới : Giới thiệu bài : (1’)Để hệ thống lại các kiến thức đã học ở chương I và rèn kĩ năng chứng minh các bài toán hình học , hôm nay chúng ta tổ chức ôn tập.
* Tiến trình bài dạy :
TL
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Kiến thức
31’
Hoạt động 1:ÔN TẬP LÝ THUYẾT
GV đưa sơ đồ các loại tứ giác tr152 SGV lên bảng phụ để ôn tập cho HS (có để trống một số chỗ)
Sau đó GV yêu cầu HS 
a) Ôn tập định nghĩa các hình bằng cách trả lời các câu hỏi :
- Nêu định nghĩa tứ giác ABCD, hình thang, hình thang cân, hình thang vuông, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
GV lưu ý : Hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông đều được định nghĩa theo tứ giác.
b) Ôn tập về tính chất của các hình
- Nêu tính chất về góc của tứ giác, hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông.
- Nêu tính chất về đường chéo của hình thang cân, hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông.
c) Tính chất đối xứng 
- Trong các tứ giác đã học hình nào có trục đối xứng ? hình nào có tâm đối xứng ? nêu cụ thể ?
GV vẽ thêm vào hình đường chéo, trục đối xứng để minh hoạ.
d) Ôn tập về dấu hiệu nhận biết :
Nêu dấu hiệu nhận biết của hình hình thang cân, hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông.
Nêu định nghĩa các loại tứ giác như SGK
Nêu tính chất về đường chéo, về góc của các loại tứ giác 
- Hình thang cân có trục đối xứng là đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân
- Hình bình hành có tâm đối xứng là giao điểm hai đường chéo
- Hình chữ nhật có hai trục đối xứng là hai đường thẳng đi qua trung điểm hai cặp cạnh đối, có tâm đối xứng là giao điểm hai đường chéo 
- Hình thoi có hai trục đối xứng là hai đường chéo, có một tâm đối xứng là giao điểm hai đường chéo
- Hình vuông có bốn trục đối xứng (hai trục của hình chữ nhật, hai trục của hình thoi) và một tâm đối xứng là giao điểm hai đường chéo.
Nêu dấu hiệu nhận biết của các loại tứ giác như SGK 
10’
Họat động 2:LUYỆN TẬP
GV đưa đề bài 87 tr111 SGK lên bảng phụ 
Gọi một HS lên bảng điền vào chổ trống 
 Hình bình hành
Hình 
vuông
 Hình chữ nhật
một HS lên bảng điền vào chỗ trống 
 Hình thang
 Hình thoi
.
Bài 87 tr111 SGK
a)Tập hợp các hình chữ nhật là tập hợp con của tập hợp các hình bình hành, hình thang.
b)Tập hợp các hình thoi là tập hợp con của tập hợp các hình bình hành, hình thang
c)Giao của tập hợp các hình chữ nhật và tập hợp các hình thoi là tập hợp các hình vuông.
	4.Hướng dẫn về nhà : 2’
	 Ôn tập các kiến thức của chương I,nắm vững dấu hiệu nhận biết các hình để tiết sau giải bài tập
 Bài tập về nhà 88;89/SGK;bài 159, 161, 162, tr76 SBT
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tuần 12 Ngày soạn : 8/11/2009 Ngày dạy :13/11/2009 
Tiết 24: ÔN TẬP CHƯƠNG I (t2)
I . Mục tiêu bài dạy :
	-Kiến thức:Hs hệ thống hoá các kiến thức về tứ giác đã học trong chương ( đ/n , t/c và các dấu hiệu nhận biết giải các bài tập.
	-Kỹ năng:Vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập dạng tính toán , C/m , nhận biết hình , tìm điều kiện của tứ giác .
	-Thái độ : Thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho HS.
 II . Chuẩn Bị:
	- Gv : Bài giảng , SGK, bài tập .
	- Hs : Xem bài mới , học bài cũ và làm bài tập .
III . Tiến Trình Tiết Dạy :
	1. Ổn định lớp(1’) : Kiểm tra sĩ số lớp .
	2. Kiểm tra bài cũ :(kết hợp trong tiết ôn tập )
	*ĐVĐ:(1’) Để giúp các em vận dụng lại các kiến thức đã học trong chương I , hôm nay chúng ta tiến hành giải bài tập .
 3. Oân tập :
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
13’
25’
Hoạt động 1: bài tập
Bài tập 88 SGK 
Cho học sinh vẽ hình và nêu GT và KL của bài toán ?
Từ giả thiết có nhận xét gì về tứ giác EFGH ? 
 Cho học sinh C/m EFGH là hình bình hành ?
 Theo GT của bài toán muốn hình bình hành EFGH là hình chữ nhật thì AC và BD phải như thế nào ?
 -Để hình bình hành EFGH là hình thoi thì ta cần điều kiện gì của AC và BD ?
Với điều kiện nào của AC và BD thì EFGH là hình vuông ?
GV cho HS làm bài 89 tr111 SGK
Gọi một HS lên bảng vẽ hình và ghi GT, KL
Muốn chứng minh E đối xứng với M qua AB ta cần chứng minh điều gì ?
Chứng minh AB là đường trung trực của EM như thế nào ? hãy chứng minh ?
Tứ giác AEMC là hình gì ? Vì sao ?
Em đã dùng dấu hiệu nào để chứng minh AEMC là hình bình hành ?
Tứ giác AEBM là hình gì ? vì sao ?
Ta đã dùng dấu hiệu nào để chứng minh AEBM là hình thoi ?
GV Có thể dùng dấu hiệu nào để chứng minh AEBM là hình thoi nữa không ? nếu được thì hãy chứng minh.
Lưu ý trong bài toán này có nhiều cách giải các em về nhà tìm thêm cách giải khác
Vẽ hình và nêu GT và KL của bài toán .
Từ GT ta dự đoán được EFGH là hình bình hành .
 Làm như sau 
Vì EF và HG là đường trung bình của ABC và ADC nên ta có :
+ EF//AC và EF = AC
+ HG//AC và HG =AC
 EF//HG và EF = HG
 EFGH là hình bình hành .
 -Để hình bình hành EFGH là hình chữ nhật thì EFGH phải có một góc vuông .
 HEEF 
mà EF//AC và HE//BD
Thế thì EFGH là hình chữ nhật thì AC BD
Để EFGH là hình thoi 
 EF = EH .
mà EF =AC và EH =BD 
Vậy EF = EH AC = BD
Do đó EFGH là hình thoi khi AC = BD .
EFGH là hình vuông EFGH vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi.
EFGH là hình chữ nhật AC BD 
EFGH là hình thoi AC = BD 
EFGH là hình vuông 
GT
DABC , 
MB = MC ; DA = DC
E đối xứng với M qua D
KL
a) E đối xứng với M qua AB
b) Tứ giác AEMC, AEBM là hình gì ? vì sao ?
Muốn chứng minh E đối xứng với M qua AB ta cần chứng minh AB là đường trung trực của EM
Cần chứng minh :
AB ^ EM và DE = DM
Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành
Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc là hình thoi
Có thể dùng dấu hiệu hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.
Hình bình hành AEBM có AE = AM = nên là hình thoi.
Bài tập 88 SGK 
a) Vì EF và HG là đường trung bình của ABC và ADC nên ta có :
+ EF//AC và EF = AC
+ HG//AC và HG =AC
 EF//HG và EF = HG
 EFGH là hình bình hành .
Để EFGH là hình chữ nhật 
Vậy khi AC BD thì EFGH là hình chữ nhật .
b) Để hình bình hành EFGH là hình thoi 
 EH = EF
 BD = AC .
Vậy khi AC = BD thì EFGH là hình thoi .
c) Để EFGH làhình vuông EFGH vừa là hình chữ nhật , vừa là hình thoi 
Vậy khi hai đường chéo bằng nhau và vuông góc với nhau thì EFGH là hình vuông . 
Bài 89 tr111 SGK
Chứng minh :
a)DABC có :MB = MC (gt) và DA = DC (gt)
Þ DM là đường trung bình của tam giác ABC 
Þ DM // AC
mà AB ^ AC (gt) 
Þ AB ^ DM 
Hay AB ^ EM
Lại có DE = DM (gt) 
Þ AB là đường trung trực của EM
Þ E đối xứng với M qua AB
b)Ta có DM là đường trung bình của tam giác AC 
Þ DM // AC và DM = 
Þ EM // AC và EM = AC = 2DM
Þ AEMC là hình bình hành
Tứ giác AEBM có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm cả mỗi đường (DE = DM ; DA = DB) nên là hình bình hành
Mà AB ^ EM (chứng minh trên)
Þ AEBM là hình thoi
 4.Hướng dẫn về nhà : 5’
	GV cho bài tập bổ sung (lớp 8A1):Ở trong phía trong hình vuông ABCD, dựng tam giác ABE cân
tại E có góc ở đáy bằng 150 . Chứng minh rằng tam giác CDE đều.
GV hướng dẫn HS chứng minh: Ta nhận ra rằng tam giác ADE bằng tam giác BCE
Nên ED = EC. Chỉ còn chứng minh ED hoặc EC bằng
Cạnh hình vuông hoặc chứng minh tam giác CDE có một góc bằng 600.
Để đạt được điều này ta phải vẽ thêm yếu tố phụ. 
Có thể vễ theo hai cách như sau:
Cách1: Dựng tam giác đều IEB, I nằm trong DCEB
	Cách2: Dựng DABH đều, H nằm ngoài hình vuông ABCD. 
 Ôn tập các kiến thức của chương I.Xem lại các dạng bài tập đã chữa
Tiết sau kiểm tra 1 tiết 
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • dochinh8-t24.doc