Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 16 đến 35 - Năm học 2014-2015

doc 77 trang Người đăng dothuong Lượt xem 365Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 16 đến 35 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 16 đến 35 - Năm học 2014-2015
 Ngày soạn : 2/12/2014
TIẾT 16:	 THỰC HÀNH, NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ
CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC: HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: - Thực hành, t×m hiểu thªm những nội dung c¸c bài đ· học, hiểu nội dung ý nghĩa của những việc làm, th«ng qua c¸c bài đ· häc đÓ vận dụng vào cuộc sống.
- Giúp học sinh hiểu rõ hơn về Bác Hồ, một con người đặc biệt hội tụ và thống nhất những phẩm chất cao quý : Giản dị , nhân ái, vị tha , yêu thương con người , cần kiệm liêm chính chí công vô tư... đặc biệt là lòng nhân ái yêu thương con người của Bác
	2. Kĩ năng:
 - HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
 - Học sinh biết rèn luyện bản thân để có lòng yêu thương mọi người
	3. Thái độ: 
 - HS biết sống và làm việc theo các chuẩn mực đạo đức đã học.
 -Yêu quý học tập và làm theo tấm gương của bác
B. Phương pháp:
	- Kích thích tư duy 
	- Giải quyết vấn đề 
C. Chuẩn bị của GV và HS.
	1. Giáo viên: sgk, sgv ,các tài liệu lien qua ( câu chuyện về Bác )
	2. Học sinh: Ôn lại nội dung các bài đã học.
D. Tiến trình lên lớp:
	1. Ổn định: 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Vì sao Hs phải xác định đúng đắn mục đích học tập?
	- Nêu một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về việc học và giải thích?
	3. Bài mới: Giáo viên đưa ra một số bức tranh về Bác
HS quan sát 
Em có cảm nhận gì về việc quan sát hình ảnh trên ?
GV : Bác Hồ vị cha già kính yêu của dân tộc, người không chỉ là một nhà yêu nước vĩ đại mà còn là một nhà thơ lớn , một danh nhân văn hóa. Cả cuộc đời người cống hiến hết mình cho non song đất nước như nhà Tố Hữu đã từng nói: 
 “ Bác ơi tim Bác mênh mông thế 
 Ôm cả non song mọi kiếp người”
Các em thế hệ trẻ hôm nay, chúng ta cần học tập và làm theo tấm gương của Bác như thế nào. Hôm nay cô em đi tìm hiểu trong tiết ngoại khóa này
Hoạt động của thày và trò 
Nội dung cần đạt 
- Em hiểu thế nào là yêu thương con người?
- Lòng yêu thương con người của bác biểu hiện ntn?
- Bác quan tâm đến những ai?
Nhà thơ Tố Hữu viết:"Bác ơi tim Bác mênh mông thế...kiếp người"
-Em hãy kể những câu chuyện về bác để chứng minh nhận định trên ?
I- Bác Hồ - tấm gương sáng về lòng yêu thương con người
- Bác thương mọi kiếp người:...
- Bác dành cho nhân dân ta tình thương yêu vô bờ bến đặc biệt là các cháu thiếu nhi
- Bác mong muốn làm những điều tốt đẹp cho mọi ngưi
	(+Năm 1946 Bác sang thăm Pháp, đi giữa Pa-Ri hoa lệ , người đề nghị dừng xe để đi bộ sang bên kia đường ôm hôn người lính cụt tay trong thế chiến thứ 2 đang đứng gác ở tòa nhà Quốc hội , Bác nói "Anh là 1 người lính dũng cảm, 1 công dân tốt của nước Pháp"Bác làm hết sức mình để có 1 nền hòa bình cho Việt Nam
+Bác thản nhiên lấy 1 quả táo cho vào túi trên bàn tiệc , Bác đến thăm 1 trại trẻ mồ côi , Bác bế 1 em bé và cho em bé quả táo đó
+Ngày Tết Bác đi thăm hỏi , mừng tuổi các cụ già, em nhỏ, Bác dặn đi mừng tuổi dù chỉ 1 xu thôi cũng phải gói vào giấy hồng điều cẩn thận 
+Khi Bác ở Hà Nội Bác thường đi thăm các nhà trí thức và những người nghèo khổ , chia sẻ nỗi đau khổ với mọi nhà, trân trọng những tài năng của đất nước
+Tình thương của người ngay cả với kẻ thù khi đã chết rồi Bác cũng nói: "Máu nào chẳng là máu đỏ". Chúng ta báo cáo với Bác đánh 1 trận rất đẹp , giết được nhiều giặc , Bác nói "Một trận chết nhiều như vậy mà các chú bảo là đánh đẹp sao. Đó là các chú đánh giỏi thôi , đổ máu không bao giòe đẹp cả . Đó là chất nhân văn Hồ Chí Minh. 
+Lòng nhân ái bao dung của Bác thể hiện ở lối ứng xử tháu tình đạt lý, Bác luôn khích lệ điều tốt , cổ vũ cho con người hướng thiện . Có lần Bác về Hải Phòng thăm trại học sinh miền Nam Bác chia kẹo cho các cháu , cháu nào ngoan được thưởng 2 cái, cháu nào chưa ngoan được thưởng 1 cái . Bác bảo các cháu tự giác nhận . Có 1 cháu trai rụt rè chỉ nhận 1 cái , Bác hỏi cậu bé khóc thưa Bác cháu chưa ngoan . Bác nói "Cháu biết mình chưa ngoan là cháu đã ngoan rồi , Bác thưởng thêm cho 1 cái
+Có lần Bác đến thăm trại trẻ mồ côi Kim Đồng , vốn là trại lính cũ xung quanh có hàng rào dây thép gai ...Bác bảo như trại tù vậy ,phải để các cháu coi đây như nhà của mình Bác dạy các cô các chú phải quan tâm....
+Có lần đi kiểm tra công tác trực chiến , Bác đội thử cái mũ sắt trên đầu của các chú phòng không mà như cái chảo rang Bác rất thương , về đến phòng Bác nhắc đ/c Vũ Kỳ mang ngay tiền tiết kiệm của Bác đi mua nước ngọt gủi ra trận địa cho bộ đội 
+Bác quan tâm đặc biệt tới thanh thiếu niên : gửi thư ngày khai trường, gửi quà tết trung thu, Bác dạy 5 điều ..., Bác dạy tuổi trẻ phải biết tránh xa 3 điều nguy hiểm : tiền bạc, quyền lực , danh vọng...
Hoạt động dạy và học Nội dung ghi bảng
- Em hãy kê một câu chuyên về tấm gương đạo đạo đức mà em biết
(Chuyện 1 que diêm=>tiÕt kiÖm
Chiếc vòng bạc=>giữ chữ tín
Bác Hồ thăm trại trẻ mồ côi Kim 
Đồng=>tình thương yêu thiếu nhi
Bác Hồ với trung thu độc lập đầu tiên=>tình yêu thương thiếu nhi
Bác Hồ tôn trọng luật lệ chung=>tôn trọng kỷ luật
Bác Hồ tự học ngoại ngữ=>siêng năng
-Em phải làm gì để rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Bác? 
I- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác em phải làm gì?
- Rèn luyện theo 5 điều Bác dạy
- Phải xác định mục đích học tập đúng đắn
-Kiên trì, siêng năng trong học tập, rèn luyện
- Sống chan hòa với mọi người,có ý thức tổ chức 
kỷ luật
- Sống tiết kiệm , giản dị
t ơn các anh hùng liệt sĩ,các thế hệ cha anh
Giáo viên đưa ra các tình huống để học sinh trả lời
T×nh huèng 1: Cã mét sè b¹n trong líp lîi dông sinh ho¹t ®éi ®Ó tæ chøc ®i ch¬i riªng. §· nhiÒu lÇn Nam nãi dèi cha mÑ lµ tham gia c«ng t¸c tr­êng ®Ó cã dÞp rong ch¬i tháa thÝch víi nhãm b¹n bªn ngoµi.
ViÖc lµm cña Nam lµ ®óng hay sai ? 
T×nh huèng 2 : Mét nhãm b¹n cïng ®i ch¬i. Mét b¹n ®­a ý kiÕn hót thö thuèc l¸, mét b¹n rñ uèng bia, cßn mét b¹n kh¸c th× rñ ngåi qu¸n uèng cµ phª. Muèn chøng tá lµ ng­êi “biÕt sèng hßa ®ång” nªn An ®· lµm theo c¸c b¹n ®ã. C¸ch xö sù cña An nh­ vËy cã ph¶i lµ biÕt sèng chan hßa kh«ng? V× sao?
4. Củng cố: 
 - GV nhận xÐt tiết ngoại khãa.
	- Gv cho HS hệ thống kiến thứ của bài, 	
5. Dặn dò: 
	- Học kĩ bài.
 - Xem lại toàn bộ kiến thức đã học giờ sau ôn tập học kì
**********************************
 Ngày soạn: 7/12/2014
TIẾT 17:	 	ÔN TẬP HỌC KÌ I
	A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: Giúp HS nắm kiến thức đã học một cách có hệ thống, biết khắc sâu một số kiến thức đã học.
	2. Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. 
	3. Thái độ: HS biết sống và làm việc theo các chuẩn mực đạo đức đã học.
	B. Phương pháp:
	- Kích thích tư duy 
	- Giải quyết vấn đề 
	C. Chuẩn bị của GV và HS.
	1. Giáo viên: sgk, sgv giáo dục công dân 6. 
	2. Học sinh: Ôn lại nội dung các bài đã học.
	D. Tiến trình lên lớp:
	1. Ổn định: 
	2. Kiểm tra bàì cũ 
 3. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung kiến thức
Ví dụ: Thế nào là tự chăm sóc rèn luyện thân thể 
Gv: Yêu cầu HS tìm mối quan hệ giữa các chuẩn mực đạo đức đã học
HS: Nêu ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện các chuẩn mực đối với cá nhân, gia đình, xã hội và tác hại của việc vi phạm chuẩn mực.
* GV có thể cho hs tự hệ thống kiến thức theo cách lập bảng như sau:
TT
Tên bài
Khái niệm
Ý nghĩa
Cách rèn luyện
* HĐ2: Luyện tập, liên hệ , nhận xét việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức của bản thân và mọi người xung quanh.
Gv: HD học sinh làm các bài tập trong sgk,( có thể trao đổi tại lớp một số bài tập tiêu biểu).
- Cho hs làm một số bài tập nâng cao ở sách bài tập và sách tham khảo khác.
I. Nội dung các phẩm chất đạo đức đã học:
1. Tự chăm sóc rèn luyện thân thể
2. Siêng năng, kiên trì.
3. Tiết kiệm.
4. Lễ độ.
5. Tôn trọng kĩ luật.
6. Biết ơn.
7. Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên.
.
8. Sống chan hoà với mọi người.
9. Lịch sự, tế nhị.
10. Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
11. Mục đích học tập của học sinh.
II. Thực hành các nội dung đã học
 IV. Cũng cố: ( 2 phút) 
	Gv cho HS hệ thống kiến thức của các bài: 8, 9, 10, 11 	
	V. Dặn dò: ( 3 phút)
	- Học kĩ bài.
	- Tiết sau kiểm tra học kì I.
 ************************************************
TIẾT 18:	 	KIỂM TRA HỌC KÌ I
Ngày soạn: 15/12/09
Ngày giảng: 26/12/09
	A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã học.
	2. Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học làm bài.
	3. Thái độ: HS tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài.
	B. Chuẩn bị của GV và HS.
	1. Giáo viên: Đề kiểm tra
Ma trận đề:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 6
Nội dung chủ đề ( Mục tiêu)
Các cấp độ tư duy
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
A. Hiểu được tôn trọng kỷ luật sẽ mang lại lợi ích như thế nào? Biết được các biểu hiện tôn trọng kỉ luật ở nhà trường
Câu hỏi 1 TL (1đ)
Câu hỏi 1 TL (1đ)
B. Biết được ý nghĩa của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? Phải rèn luyện như thế nào để trở thành người tích cực, tự giác?
Câu hỏi 2 TL (2đ)
Câu hỏi 2 TL (1đ)
C. Biết được mục đích học tập của học sinh. Tìm một câu tục ngữ nói về việc học và giải thích câu tục ngữ đó
Câu hỏi 3 TN (1đ)
Câu hỏi 3 TL (1đ)
D. Từ bức thư của Bác Hồ gửi nhân ngày khai trường, HS thấy trách nhiệm của mình phải làm gì để thực hiện lời dạy đó.
Câu hỏi 3 TN (2đ)
Câu hỏi 3 TN (1đ)
Tổng số câu hỏi
2
3
3
Tổng điểm
3
4
3
Tỉ lệ
30 %
40 %
30 %
	2. Học sinh: Xem lại nội dung các bài đã học.
	C. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: 
	II. Nội dung:
Phát đề cho HS
Theo dõi quá trình làm bài của HS
Đề ra:
Câu 1: ( 2 điểm) 
Vì sao phải tôn trọng kỉ luật ? Hãy nêu các biểu hiện tôn trọng kỉ luật ở nhà trường?
Câu 2: (3 điểm). 
Vì sao phải tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? Để trở thành người tích cực, tự giác phải rèn luyện như thế nào?
Câu 3: ( 2 điểm)
 Mục đích học tập của học sinh là gì? Hãy tìm một câu tục ngữ nói về việc học và giải thích câu tục ngữ đó?
Câu 4: ( 3 điểm).
 Trong thư gửi các cháu học sinh nhân ngày khai trường năm 1945, Bác Hồ viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cùng các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ vào công lao học tập của các cháu” 
Em có suy nghĩ gì về câu nói đó? Em làm gì để thực hiện lời dạy ấy của Bác ?
	IV. Cũng cố: 
	- Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
	V. Dặn dò.
	- Học bài, xem trước nội dung bài 12
Đáp án
Câu 1: ( 2 điểm)
- Giúp cho gia đình, nhà trường xã hội có kỉ cương, nề nếp, dem lại lợi ích cho mọi người và giúp XH tiến bộ.
- Các hoạt động của tập thể, cộng đồng được thực hiện nghiêm túc, thống nhất và có hiệu quả.
- Tuỳ theo cách trình bày của từng HS để đánh giá
Câu 2:(2 điểm)
* Vì: - Tích cực, tự giác sẽ mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt.
- Rèn luyện được kỉ năng cần thiết của bản thân.
- Góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh, thân ái, được mọi người tôn trọng, quý mến.
* để trở thành người tích cực, tự giác cần: 
- Sống phải có ước mơ.
- Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định.
- Không ngại khó, lẫn tránh những việc chung.
- Giúp đỡ bạn bè, những người gặp khó khăn.
- Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, trường. 
Câu 3: ( 2 điểm) 
- Học để trở thành con ngoan, trò giỏi. Trở thành công dân tốt, người lao động giỏi góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN.
- Tuỳ theo cách trình bày của từng HS để đánh giá
Câu 4: ( 4 điểm).
- Bác tin vào thế hệ học sinh, sự phồn vinh, cường thịnh của một đất nước phụ thuộc phần lớn vào thế hệ mầm non tương lai, cụ thể là phụ thuộc vào việc học tập của các em ....
- Những việc cần làm:
+ Cố gắng học tập tốt.
+ Luôn xác định đúng đắn mục đích học tập.
+ Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
Phần bổ sung:
.....................................................................................................................................................
Ngày soạn: 31/12/09
Ngày giảng: 4/1/2010
TIẾT 19:	BÀI 12: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (T1)
	A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước Liên Hợp Quốc.
	2. Kĩ năng: HS biết phân biệt những việc làm vi phạm quyền tre em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em, biết tự bảo vệ quyền của mình
	3. Thái độ: HS thấy tự hào là tương lai của dân tộc, biết ơn những người đã chăm sóc,. dạy giỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.
	B. Phương pháp:
	- Kích thích tư duy
	- Giải quyết vấn đề.
	- Thảo luận nhóm....
	C. Chuẩn bị của GV và HS.
	1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em....
	2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
	D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: ( 1phút).
	II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
	Trả bài kiểm tra học kỳ và nhận xét.
	III. Bài mới. (33’)
	1. Đặt vấn đề (1 phút) 
	Trước thực tế của xã hội loài người ( một số người đã lợi dụng trẻ em, đối xử thô bạo, không công bằng với trẻ em...) năm 1989 LHQ đã ban hành công ước về quyền trẻ em. Vậy nội dung công ước đó như thế nào?. GV dẫn dắt vào bài.
	2 Triển khai bài: (32’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
HĐ 1: ( 8’ ) Tìm hiểu truyện đọc sgk
Gv: Gọi Hs đọc truyện "Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội"
 Gv: Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra ntn?. Có gì khác thường?.
-Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội rất vui, cứ 28-29 tết, nhà nào cũng đỏ lửa luộc bánh chưng thâu đêm.
- Tổ chức tết đày đủ lễ nghi như các gia đình bình thường.
 Gv: Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội?. 
- Dù là những trẻ em mồ côi, nhưng được sự chăm sóc tận tình của các mẹ trong làng SOS nên cuộc sống của các tre em rất hạnh phúc 
I. Truyện đọc:
HĐ2 (5') NỘI DUNG BÀI HỌC
Giới thiệu khái quát về công ước LHQ.
Gv cho HS quan sát trên màn hình máy chiếu: 
- Công ước về quyền trẻ em được hội đồng LHQ thông qua ngày 20/11/1989. VN kí công ước vào ngày 26/1/1990. Là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước 20/2/1990. Công ước có hiệu lực từ ngày 2/9/1990. Sau đó nhà nước ta đã ban hành luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em VN vào ngày 12/8/1991. đến năm 1999, công ước về quyền trẻ em có 191 quốc gia là thành viên.
Gv: Công ước LHQ ra đời vào năm nào?. Do ai ban hành?. 
GV: Giới thiệu thêm:
 Công ước LHQ là luật quốcc tế về quyền trẻ em. Các nướcc tham gia công ước phải đảm bảo mức cố gắng cao nhất để thực hiện các quyền trẻ em ghi trong công ước.
II. Nội dung bài học:
1. Giới thiệu khái quát về công ước:
- Năm 1989 công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời.
- Năm 1990 Việt nam kí và phê chuẩn công ước.
- Năm 1991. Việt Nam ban hành Luật bảo vệ , chăm sóc và giáo trẻ em.
HĐ 3: (13’) TÌM HIỂU NỘI DUNG CÁC QUYỀN TRẺ EM
GV:Cho HS thảo luận nhóm
 Phát cho mỗi nhóm 1 bộ tranh và 1 bộ phiếu rời ghi nội dung quyền trẻ em.
 Yêu cầu dán các phiếu ghi nội dung phù hợp với bức tranh.
HS: Các nhóm trình bày kết quả của nhóm
GV: Cho HS nhận xét 
Gv: Cho hs quan sát tranh và yêu cầu Hs nêu và phân biệt 4 nhóm quyền.
GV: Ở địa phương em có những biểu hiện nào tốt và chưa tốt trong việc thực hiện quyền trẻ em? 
HS: Trả lời.
2. Nội dung của các quyền trẻ em.
- Công ước gồm có lời mở đầu và 3 phần, có 54 điều và được chia làm 4 nhóm:
* Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ.
* Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.
* nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật..
* Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình...
HĐ3: ( 6’) LUYỆN TẬP
Gv: Đọc truyện" vào tù vì ngược đãi trẻ em"
Gv: HD học sinh làm bài tập a sgk/38; các bài tập sbt/ 35,36
	IV. Củng cố: ( 3 phút)
	Gv yêu cầu Hs khái quát nội dung toàn bài. 
	V. Dặn dò: ( 3 phút)
	- Học bài
	- xem trước nội dung còn lại, làm các bài tập sgk/38.
 ************************************
 Ngày soạn: 3/1/2010
TIẾT 20:	BÀI 12: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (T2)
	A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
 Giúp học sinh:
 - Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước của Liên hợp quốc.
 - Hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em. 
	2. Kĩ năng:
 - Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em. 
 - HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
3. Thái độ: 
-HS biết ơn những người đã chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.
- HS tự hào là thế hệ tương lai của dân tộc và nhân loại.
	B. Phương pháp:
	- Kích thích tư duy
	- Giải quyết vấn đề.
	- Thảo luận nhóm....
	C. Chuẩn bị của GV và HS.
	1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em....
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
- Bảng nhóm, bút dạ. Tranh ảnh về quyền trẻ em 
- Ca dao, tục ngữ, bài hát về trẻ em.
	D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: ( 2 phút).
	II. Kiểm tra bài cũ: (6 phút).
	1. Hãy nêu các nhóm quyền của trẻ em theo công ước LHQ?.
	2. Em đã được hưởng những quyền gì trong các quyền trên?. Nêu dẫn chứng cụ thể?.
	III. Bài mới. (32’)
	1. Đặt vấn đề (2 phút): Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới
	2 Triển khai bài: (31’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
HĐ1: (20’) NỘI DUNG BÀI HỌC
Thảo luận nhóm 
Gv: cho hs thảo luận nhóm nhỏ theo tình huống sau:
- Bà Lan ở Nam Định, do ghen tuông với người vợ trước của chồng đã liên tục hành hạ, đánh đập những người con riêng của chồng và không cho con đi học.
 Hãy nhận xét hành vi của Bà Lan?
?Em sẽ làm gì nếu được chứng kiến sự việc đó?.
 - Bà Lan đã vi phạm quyền trẻ em: Liên tục hành hạ, đánh đập những người con riêng của chồng và không cho con đi học.(vi phạm điều 28,37 - Trẻ em được học hành, không có trẻ em nào phả chịu sự tra tấn đối xử, trừng phạt độc ác, vô nhân đạo hay làm mất phẩm giá.. ) 
 Gv: Giới thiệu một số điều trong công ước LHQ; một số vấn đề liên quan đến quyền lợi của trẻ em ( Hỏi đáp về quyền trẻ em)
 Gv: Các quyền trẻ em cần thiết như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu quyền trẻ em không được thực hiện? lấy ví dụ?
GV: Cho HS suy nghĩ nhằm rút ra bổn phận của mình đối với công ước.
 - Rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ em.
 -Trẻ em bị suy dinh dưỡng, không được học tậpNhư vậy thế hệ tương lai sẽ không thể đưa đất nước, thế giới phát triển được.
VD: Trẻ em lang thang, trẻ em thất học
Gv: Cho Hs đóng vai theo nội dung tình huống ở bài tập đ sgk/38.
Hs thể hiện, nhận xét, gv chốt lại.
Gv: Là trẻ em cần phải làm gì để thực hiện và đảm bảo quyền của mình?.
HS: Hiểu sự quan tâm, chăm sóc của thầy cô, cha mẹ, biết ơn và đền đáp công ơn 
II. Nội dung bài học:
1. Giới thiệu khái quát về công ước:
2. Nội dung của các quyền trẻ em.
3. Ý nghĩa của công ước LHQ: 
- Thể hiện sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em.
- Công ước LHQ là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ, toàn diện.
4. Bổn phận của trẻ em: 
- Phải biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác.
- Thực hiện tốt bổn phận của mình. 
- Hiểu sự quan tâm của mọi người đối với mình. Biết ơn cha mẹ, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình.
HĐ2: (12 phút) LUYỆN TẬP
Gv: HD học sinh làm bài tập d sgk/38; Các bài tập sbt nâng cao.
HS: Nhận xét. 
GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
GV: Kết luận toàn bài.
III.Luyện tập
 Bài tập d: trang 38.
- Lan sai:vì cha mẹ đã đáp ứng quyền trẻ em ở mức độ tốt nhất.
- Nếu là Lan:cố gắng học giỏi, không oán trách, so sánh với bạn bè, cố gắng phụ giúpcha mẹ. 
	IV. Củng cố: ( 3 phút)
	Gv yêu cầu Hs khái quát nội dung toàn bài. 
- Các quyền trẻ em cần thiết như thế nào? 
- Là trẻ em cần phải làm gì để thực hiện và đảm bảo quyền của mình?.
	V. Dặn dò: ( 2 phút)
	* Bài cũ:
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 37.
+ Làm các bài tập a,b,c,d,đ,e,g sách giáo khoa trang 37,38..
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài 13:“ Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_gdcd_6.doc