Đề kiểm tra học kì II Giáo dục công dân lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Long Túc

docx 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 353Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Giáo dục công dân lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Long Túc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II Giáo dục công dân lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Long Túc
PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY
TRƯỜNG PTDTBT TH-THCS LONG TÚC
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn: GDCD 6
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng 
Cấp độ thấp 
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Công dân nước CHXHCN Việt Nam
Biết và điền nội dung vào chỗ trống cho thích hợp
Phân biệt được trường hợp nào không phải là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
1
10
1
0.25
2.5
3
1.25
12.5
Quyền và nghĩa vụ học tập
Biết được theo quy định của pháp luật nước ta, độ tuổi nào có nghĩa vụ hoàn thành bậc Giáo dục Tiểu học
Phân biệt và nối được những ý với quyền tương ứng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0.25
2.5
1
0.25
2.5
2
0.5
5
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
Phân biệt và nối được những ý với quyền tương ứng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0.25
2.5
1
0.25
2.5
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chổ ở
- Phân biệt được khẳng định nào không đúng pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
- Hiểu và nêu được những hành vi nào bị coi là vi phạm pháp luật về chổ ở của công dân
Vận dụng kiến thức để xử lí được tình huống
Phân biệt và nối được những ý với quyền tương ứng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1/2
1.5
15
1
0.25
2.5
1/2
1.5
15
1/2
1
10
1
0.25
2.5
3.5
4.5
45
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Biết được hành vi xâm phạm quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Nêu được khái niệm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Hiểu và cho được ví dụ về hành vi xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tíncủa công dân
Xử lí tình huống
Phân biệt và nối được những ý với quyền tương ứng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0.25
2.5
1/2
1
10
1/2
1
10
1/2
1
10
1
0.25
2.5
3.5
3.5
35
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
5
4
40
3
3
30
1
2
20
4
1
10
13
10
100
PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY
 TRƯỜNG PTDTBT TH-THCS LONG TÚC
KIỂM TRA HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: GDCD 6
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề chính thức
Điểm 
Nhận xét của giáo viên
Họ và tên:.......................................................
Lớp:................................................................
A. TRẮC NGHIỆM. (3.0 điểm)
 I. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. (1.0 điểm)
Câu 1. Khẳng định nào sau đây là không đúng pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? 	
a. Trong mọi trường hợp, không ai được xâm phạm đến thân thể của người khác.
b. Việc bắt giam giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.
c. Người vi phạm pháp luật có thể bị bắt giam theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
d. Công an bao giờ cũng có quyền bắt người.
Câu 2. Trường hợp nào sau đây không phải là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
a. Người dưới 18 tuổi có quốc tịch Việt Nam.
b. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.
c. Người đã thôi quốc tịch Việt Nam, định cư và nhập quốc tịch nước ngoài.
d. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng phạm tội bị phạt tù giam.
Câu 3. Hành vi nào sau đây xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 
a. Nhặt được thư rơi và báo cho người mất biết. 
b. Anh, chị nghe lén điện thoại của em.
c. Cầm giúp thư cho bạn.
d. Thấy bạn đang mở e-mail, em liền đi chỗ khác.
Câu 4. Theo quy định của pháp luật nước ta, độ tuổi nào có nghĩa vụ hoàn thành bậc Giáo dục Tiểu học.
a. Từ 6 – 11 tuổi	b. Từ 6 – 12 tuổi	c. Từ 6 – 13 tuổi	d. Từ 6 – 14 tuổi
II. Điền vào chỗ trống () kiến thức phù hợp. (1.0 điểm)
Câu 5. Quốc tịch là:
Câu 6. Công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
III. Hãy nối những ý sau với quyền tương ứng sao cho phù hợp. (1.0 điểm) 
Biểu hiện
Nối
Quyền tương ứng
7. Không ai được phép khám chỗ ở của người khác
7 - ....
a. Quyền học tập
8. Thư của người thân nhất cũng không được tự ý mở ra xem
8 - ....
b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, danh dự, sức khỏe.
9. Không ai được xúc phạm, đánh nhau với người khác. 
9 - ....
c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
10. Công dân được học dưới nhiều hình thức
10 - ....
d. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại.
B. TỰ LUẬN. (7.0 điểm)
Câu 1. Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Cho ví dụ về hành vi xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. (2.0 điểm) 
Câu 2. Nêu nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? Những hành vi nào bị coi là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân? (3.0 điểm)
Câu 3. Xử lí tình huống. (2.0 điểm)
Em sẽ làm gì khi gặp trường hợp sau:
 - Em nhặt được thư của bạn cùng lớp.
 - Khi bị người khác xâm phạm chỗ ở của mình.
------------HẾT-----------
PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY
TRƯỜNG PTDTBT TH-THCS LONG TÚC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2015-2016
MÔN: GDCD 6
A. TRẮC NGHIỆM. (3.0 điểm)
 I. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. 
Đúng mỗi câu đạt 0.25 điểm
Câu
1
2
3
4
Đáp án
d
c
b
d
II. Điền vào chỗ chấm () nội dung thích hợp. 
Đúng mỗi ý được 0.5 điểm
Câu 5. - Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân một nước.
Câu 6. - Công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam
III. Nối ý cho phù hợp. 
Đúng mỗi ý được 0.25 điểm
	7 – c	8 – d	9 – b	10 – a 
B. TỰ LUẬN. (7.0 điểm)
Câu
Nội dung cần nêu
Điểm
Câu 1
(2.0 điểm)
* Công dân được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác; không được nghe trộm điện thoại.
* Ví dụ: xem trộm thư, nghe trộm điện thoại của người khác...
1.5
0.5
Câu 2
(3.0 điểm)
* Nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở:
- Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở. 
- Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
* Các hành vi bị coi là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân.
- Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác.
- Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ.
- Vào nhà của người khác mà không được chủ nhà hoặc pháp luật cho phép.
0.75
0.75
0.5
0.5
0.5
Câu 3
(2.0 điểm)
- Em nhặt được thư của bạn cùng lớp: không mở ra xem và tìm cách trả lại người nhận.
- Khi bị người khác xâm phạm chỗ ở của mình: phải tỏ thái độ phản đối và tìm sự giúp đỡ của người lớn và cơ quan chức năng.
1.0
1.0

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_GDCD_6_Hk_2_chuan_2015_2016.docx