Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Học kì I - Năm học 2016-2017 - Dương Thị Khánh Hồng

doc 211 trang Người đăng dothuong Lượt xem 505Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Học kì I - Năm học 2016-2017 - Dương Thị Khánh Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Học kì I - Năm học 2016-2017 - Dương Thị Khánh Hồng
TUẦN 1 
Tiết 1 Ngày dạy: 08/9/2016
BÀI 1: TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức:
	- Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể để phát triển tốt. 
	- Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
	- Nêu được cách tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
2. Kĩ năng:
	- Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc và rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác
	- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể 
	- Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện kế hoạch đó.	
* KNS: phê phán đánh giá về việc chăm sóc rèn luyện thân thể của bản thân và bạn bè; kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện sức khỏe.
3. Thái độ:
	Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
II. Chuẩn bị:
 Tranh ảnh bài 6 trong bộ tranh GDCD do công ty Thiết bị Giáo dục I sản xuất, giấy khổ Ao, bút dạ, tục ngữ ca dao nói về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ.
III. Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định lớp : (1p)
2. Kiểm tra bài cũ :(3p)
 GV giới thiệu về môn học.
3 . Bài mới :
GTB (1P): Sức khoẻ là vốn quý của con người, sức khoẻ tốt giúp cho chúng ta học tập tốt, lao động có hiệu quả, năng suất cao, cuộc sống lạc quan vui vẻ, thoải mái yêu đời .
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: (10p) Tìm hiểu nội dung truyện đọc 
Gv: Cho học sinh đọc truyện “Mùa hè kì diệu”
HS: Trả lời các câu hỏi sau:
? Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua?
- Mùa hè này Minh được đi tập bơi và biết bơi.
? Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy?
 - Minh được thầy giáo Quân hướng dẫn cách tập luyện TT
? Sức khoẻ có cần cho mỗi người không? Vì sao?
 - Con người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động như: học tập, lao động, vui chơi, giải trí... 
G V cầu hs nêu một vài ví dụ về những người biết giữ gìn sức khoẻ, tập luyện hàng ngày nên cơ thể nhanh nhẹn, khoẻ mạnh...
- Giáo viên nhận xét, đưa một vài ví dụ bổ sung và rút ra kết luận: Thân thể, sức khoẻ là vốn quí của con người, không gì thay thế được. Vì vậy cần phải giữ gìn, chăm sóc, rèn luyện để có sức khoẻ, thân thể tốt.
Hoạt động 2:(10P)Tìm hiểu cách thức chăm sóc, rèn luyện sức khoẻ. 
GV: Yêu cầu hs nêu cách tự chăm sóc, rèn luyện của bản thân
HS liên hệ bản thân nêu cách tự chăm sóc, rèn luyện của bản thân.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV cho học sinh làm bài tập sau:
Học sinh đánh dấu X vào ý kiến đúng.
 Ăn uống điều độ đủ dinh dưỡng.
 Ăn uống kiên khem để giảm cân.
 Ăn thức ăn có chứa các loại khoáng chất... thì chiều cao phát triển.
 Nên ăn cơm ít, ăn vặt nhiều.
 Hằng ngày luyện tập TDTT.
 Phòng bệnh hơn chữa bệnh
 Vệ sinh cá nhân không liên quan đến sức khoẻ.
 Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ.
 Khi mắc bệnh tích cực chữa bệnh triệt để
HS: Làm bài tập, GV nhận xét, kết luận về cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
GV: Mỗi chúng ta cần phải khắc phục, loại trừ những thói quen không tốt như ngủ dậy muộn, ăn nhiều chất kích thích, đọc sách quá gần, ăn đồ tái sống nhằm đảm bảo cho cơ thể khoẻ mạnh.
Hoạt động 3: (11p) Thảo luận nhóm về ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
GV: Chia lớp 3 nhóm, thảo luận 3 phút:
Nhóm 1: Chủ đề “sức khoẻ đối với học tập”
Nhóm 2: Chủ đề “Sức khoẻ đối với lao động”
Nhóm 3: Chủ đề “Sức khoẻ với vui chơi, giải trí” 
HS: Sau khi các nhóm thảo luận xong, cử đại diện của nhóm mình lên trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến 
GV: Nhận xét, bổ sung về tầm quan trọng của sức khoẻ đối với học tập, lao động, vui chơi, giải trí và nêu hậu quả của việc không rèn luyện tốt sức khoẻ:
- Nếu sức khoẻ không tốt ngồi học uể oải, mệt mỏi, không tiếp thu được bài giảng, về nhà không học bài -> kết quả kém.
- Sức khoẻ không đảm bảo thì công việc khó hoàn thành gây ảnh hưởng nhiều đến tập thể, thu nhập giảm đi.
- Sức khoẻ không tốt tinh thần buồn bực, khó chịu, không hứng thú tham gia các hoạt động tập thể..
? Việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể có ý nghĩa như thế nào?
- Giúp chúng ta có một cơ thẻ khoẻ mạnh, cân đối, có sức dẻo dai, thích nghi với mọi sự biến đổi của môi trường và do đó làm việc có hiệu quả.
- Cuộc sống lạc quan vui vẻ, thoải mái yêu đời. 
Hoạt động 4: (5p) Luyện tập 
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập a và b trong sách giáo khoa.
HS: làm bài tập
GV: Nhận xét, kl.
Bài tập a:Biểu hiện biết tự chăm sóc sức khoẻ:1,2,3,5
Bài tập b: HS liên hệ về việc tự chăm sóc sức khoẻ của bản thân.
I. Tìm hiểu truyện đọc: “Mùa hè kì diệu”
- Mùa hè này Minh được đi tập bơi và biết bơi.
- Minh được thầy giáo Quân hướng dẫn cách tập luyện TT
- Con người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động như: học tập, lao động, vui chơi, giải trí... 
II. Nội dung bài học:
1. Thân thể, sức khoẻ là vốn quí của con người, không gì thay thế được. Vì vậy cần phải giữ gìn, chăm sóc, rèn luyện để có sức khoẻ, thân thể tốt.
2. Cách chăm sóc, rèn luyện thân thể :
- Giữ vệ sinh cá nhân.
-Ăn uống, sinh hoạt điều độ, đảm bảo vệ sinh, đúng giờ giấc. 
- Phòng bệnh cho bản thân, khi thấy có bệnh kịp thời đến cơ sở y tế để khám và điều trị.
- Luyện tập TDTT thường xuyên.
- Kết hợp học tập, làm việc, nghĩ ngơi hợp lí.
3. Ý nghĩa của việc chăm sóc sức khoẻ, tự rèn luyện thân thể:
 - Về mặt thể chất: Giúp chúng ta có một cơ thẻ khoẻ mạnh, cân đối, có sức dẻo dai, thích nghi với mọi sự biến đổi của môi trường và do đó làm việc có hiệu quả.
- Về mặt tinh thần: Cuộc sống lạc quan vui vẻ, thoải mái yêu đời.
3. Luyện tập:
Bài tập a: Biểu hiện biết tự 
chăm sóc sức khoẻ:1,2,3,5
Bài tập b: HS liên hệ về việc tự chăm sóc sức khoẻ của bản thân.
4. Củng cố(3p): 
Cho học sinh làm bài tập sau:
HS lựa chọ ý kiến đúng:
- Tuấn đau bụng nhưng ngại đi khám.
- Bố thường xuyên kiểm tra sức khoẻ.
- Bố Hà sáng nào cũng tập luyện TDTT.
- Vì sợ đi học muộn nên Hà ăn cơm vội vàng.
- Mai thích mùa đông vì ít phải tắm.
HS trả lới, gv nhận xét cho điểm
5. Hướng dẫn về nhà(1p):
 - Bài tập về nhà: c, d (sgk trang 4).
 - Sưu tầm tục ngữ ca dao nói về sức khoẻ: Học sinh nắm được thế nào là siêng năng, kiên trì và các biểu hiện của siêng năng, kiên trì. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
* Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 2
TIẾT 2 Ngày dạy: 12/9/2016
 BÀI 2 : SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
I. Mục tiêu bài học:
 1.Về kiến thức
 Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì.
.*KNS : Kĩ năng xác định siêng năng, kiên trì là một giá trị đạo đức của con người.
 2. Kĩ năng
 - Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động
 - Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt sống trong cuộc sống hàng ngày.
*KNS : Kĩ năng xác định siêng năng, kiên trì là một giá trị đạo đức của con người.
 3. Thái độ
 Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng.
II. Tài liệu, phương tiện
Bài tập trắc nghiệm, chuyện kể về các tấm gương danh nhân, bài tập tình huống. Tranh ảnh bài 6 trong bộ tranh GDCD do công ti Thiết bị Giáo dục I sản xuất.
III. Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định lớp: (1p)
 2. Kiểm tra bài cũ:(5p):
 - Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân?
 - Hãy trình bày kế hoạch tập luyện TDTT ? Cho học sinh làm bài tập sau:
Đánh dấu X vào ô em cho là đúng.
 Ăn uống điều độ đủ dinh dưỡng.
 Ăn uống kiên để giảm cân.
 Ăn thức ăn có chứa các loại khoáng chất... thì chiều cao phát triển.
 Nên ăn cơm ít, ăn vặt nhiều.
 Hằng ngày luyện tập TDTT.
 3 .Bài mới :
 GTB :(1p) (Có thể sử dụng tranh hoặc một câu chuyện có nội dung thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì). 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1(11p): Tìm hiểu biểu hiện của đức tính siêng năng, kiên trì của Bác Hồ
GV: Gọi 1 đến 2 đọc truyện “Bác Hồ tự học ngoại ngữ” cho cả lớp cùng nghe 
GV:Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau:
? Bác Hồ của chúng ta biết mấy thứ tiếng?
- GV bổ sung thêm: Bác còn biết tiếng Đức, ý, Nhật... Khi đến nước nào Bác Cũng học tiếng nước đó.
? Bác đã tự học như thế nào?
- Bác học thêm vào 2 giờ nghỉ (ban đêm)
Bác nhờ thủy thủ giảng bài, viết 10 từ mới vào cánh tay, vừa làm vừa học...
GV: Nhận xét... cho điểm
? Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập?
HS: Bác không được học ở trường lớp, Bác làm phụ bếp trên tàu, thời gian làm việc của Bác từ 17 – 18 tiếng đồng hồ, tuổi cao Bác vẫn học.
GV: Bổ sung: Bác học ngoại ngữ trong lúc Bác vừa lao động kiếm sống vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm hiểu đường lối cách mạng...
GV: Như vậy chúng ta thấy Bác Hồ của chúng ta không những biết nhiều thứ tiếng. Ngoài ra Bác còn thành công trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Kết quả đó là nhờ vào đức tính siêng năng, kiên trì mà nên.
Hoạt động 2(20p): Tìm hiểu khái niệm siêng năng, kiên trì
? Thế nào là siêng năng?
- Siêng năng là phẩm chất đạo đức của con người. Là sự cần cù, tự giác, miệt mài, thường xuyên, đều đặn.
? Thế nào là kiên trì ?
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ.
GV: Em hãy kể tên những danh nhân mà em biết nhờ có đức tính siêng năng, kiên trì đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình.
HS: Nhà bác học Lê Quý Đôn, GS – bác sĩ Tôn Thất Tùng, nhà
nông học Lương Đình Của, nhà bác học Niutơn...
? GV yêu cầu hs nêu một số tấm gương ở lớp, trường nhờ có đức tính siêng năng, kiên trì mà đạt kết quả cao trong học tập?
HS: Liên hệ những học sinh có kết quả học tập cao ở trường, lớp.
GV: Ngày nay có rất nhiều những doanh nhân, thương binh, thanh niên...thành công trong sự nghiệp của mình nhờ đức tinh siêng năng, kiên trì. 
HS: Làm bài tập trắc nghiệm sau: (đánh dấu x vào ý kiến mà em đồng ý):
Người siêng năng:
- Là người yêu lao động.
- Miệt mài trong công việc.
- Là người chỉ mong hoàn thành nhiệm vụ.
- làm việc thường xuyên, đều đặn.
- Làm tốt công việc không cần khen thưởng.
- Làm theo ý thích, gian khổ không làm.
- Lấy cần cù để bù cho khả năng của mình.
- Học bài quá nữa đêm. 
GV: Sau khi học sinh trả lời, GV phân tích và lấy ví dụ cho học sinh hiểu.
? Trái với siêng năng, kiên trì là gì?
- Trái với siêng năng là lười biếng không muốn làm việc, trốn tránh công việc, ỷ lại vào người khác.
- Trái với kiên trì: nản lòng, chóng chán, làm được đến đâu hay đến đó, không quyết tâm và thường không đạt được mục đích gì cả.
Hoạt động 3: Luyện tập ( 3p)
GV yêu cầu hs làm bài tập a sgk
HS làm bài tập a
GV: Nhận xét, kết luận:
Những việc làm thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì: 1, 2
I. Tìm hiểu truyện đọc:
“Bác Hồ tự học ngoại ngữ”
- Bác học thêm vào 2 giờ nghỉ (ban đêm). Bác nhờ thủy thủ giảng bài, viết 10 từ mới vào cánh tay, vừa làm vừa học...
- Bác không được học ở trường lớp, Bác làm phụ bếp trên tàu, thời gian làm việc của Bác từ 17 – 18 tiếng đồng hồ, tuổi cao Bác vẫn học.
=> Cách học của Bác thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì.
- Đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp.
II. Nội dung bài học.
1. Thế nào là siêng năng, kiên trì?
 - Siêng năng là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện sự cần cù, miệt mài trong công việc, làm việc một cách thường xuyên, không tiếc công sức.
 - Kiên trì là sự quyết tâm làm
 đến cùng, không bỏ dở giữa chừng mặc dù có khó khăn, gian khổ hoặc trở ngại.
- Trái với siêng năng là lười
 biếng không muốn làm việc, 
trốn tránh công việc, ỷ lại 
vào người khác hoặc đùn 
đẩy việc cho người khác.
- Trái với kiên trì: nản lòng, 
chóng chán, làm được đến 
đâu hay đến đó, không quyết 
tâm và thường không đạt 
được mục đích gì cả.
III. Luyện tập:
Bài tập a: Việc làm thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì: 1, 2
4. Củng cố bài (3p)
 GV khái quát nôi dung bài học.
5. Hướng dẫn về nhà(1p):
 - Bài tập về nhà: b. d (sgk trang 5).
 - Sưu tầm tục ngữ ca dao nói về siêng năng, kiên trì.
 - Xem trước phần còn lại của bài.
* Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 3
TIẾT 3 Ngày dạy: 19 /9/ 2016
 BÀI 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ (tt)
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
 1.Về kiến thức:
Giúp hs hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
2. Kĩ năng
- Tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập lao động.
- Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hằng ngày.
* KNS : Rèn luyện kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá về việc làm của bản thân và bạn bè.
 3. Thái độ
Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng hay nản lòng.
II. Tài liệu, phương tiện:
Bài tập trắc nghiệm, chuyện kể về các tấm gương danh nhân. Tranh ảnh bài 6 trong bộ tranh GDCD do công ti Thiết bị Giáo dục I sản xuất.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp : (1p)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
? Thế nào là siêng năng, kiên trì ? Trái với siêng năng, kiên trì là gì? Cho ví dụ. 
 3. Bài mới:
 GTB: (1p) Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi người ? =>
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 (24p) : Tìm hiểu biểu hiện của đức tính siêng năng, kiên trì. 
GV: chia nhóm yêu cầu học sinh thảo luận theo 3 chủ đề, thời gian thảo luận 5 phút.
Chủ đề 1: 
N 1: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập.
Chủ đề 2:
N 2: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lao động.
Chủ đề 3:
N 3: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các hoạt động xã hội khác.
HS: Thảo luận xong cử nhóm trưởng ghi kết quả lên phần bảng giáo viên đã kẻ sẵn.
II. Nội dung bài học (tt):
Học tập
Lao động
Hoạt động khác
- Đi học chuyên cần
- Chăm chỉ làm bài
- Có kế hoạch học tập
- Bài khó không nản chí
- Tự giác học
- Không chơi la cà
- Đạt kết quả cao
- Chăm chỉ làm việc nhà
- Không bỏ dở công việc
- Không ngại khó
- Miệt mài với công việc
- Tiết kiệm
- Tìm tòi, sáng tạo
- Kiên trì luyện TDTT
- Kiên trì đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội.
- Bảo vệ môi trường.
- Đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa, xoá đói, giảm nghèo, dạy chữ.
- HS các nhóm nhận xét, bổ sung:
GV: Gợi ý thêm cho các nhóm và nhận xét (Chú ý đánh giá thời gian và lượng kiến thức)
? Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ liên quan đến đức tính siêng năng, kiên trì:
HS: - Tay làm hàm nhai
Siêng làm thì có
Miệng nói tay làm
Có công mài sắt có ngày nên kim
Kiến tha lâu cũng đầy tổ
Cần cù bù khả năng
GV: Nhận xét và cho điểm.
? Nếu trong cuộc sống, con người không siêng năng, kiên trì thì việc gì sẽ xảy ra? 
- Đói nghèo, không đạt được mục đích gì cả, trở thành kẻ ăn bám gia đình và xã hội, cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa.
 ? Vậy siêng năng, kiên trì có tác dụng như thế nào trong cuộc sống?
- Siêng năng và kiên trì giúp cho con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
? Em hãy kể một việc làm của bản thân em thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì?
? Mỗi chúng ta cần rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì như thế nào?
GV: Hướng dẫn học sinh rút ra bài học và nêu phương hướng rèn luyện. 
Hoạt động 2:(7p) Luyện tập khắc sâu kiến thức, hình thành thái độ và củng cố hành vi. 
Bài tập: Trong những câu tục ngữ, thành ngữ sau, câu nào nói về sự siêng năng, kiên trì:
+
- Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn
+
- Năng nhặt, chặt bị 
+
- Đổ mồ hôi sôi nước mắt
+
- Liệu cơm, gắp mắm
+
- Làm ruộng ..., nuôi tằm ăn cơm đứng
+
- Siêng làm thì có, siêng học thì hay 
2. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì:
 Siêng năng và kiên trì giúp cho con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
3. Luyện tập.
4. Củng cố: (5p)
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì, ý nghĩa và những biểu hiện trái với tính siêng năng, kiên trì.
- Giải thích câu tục ngữ " Có công mài sắc, có ngày nên kim".
5. Hướng dẫn về nhà (2p)
 - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện cười nói về đức tính siêng năng, kiên trì.
 - Xem trước bài 3: Tiết kiệm.	 
 - Hiểu được thế nào là tiết kiệm.
 - Biết được những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm.
* Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 4 
Tiết 4 Ngày dạy:26/9/2016
Bài 3 : TIẾT KIỆM
1. MỤC TIÊU: 
 1.1/Kiến thức:
* Học sinh biết: Hs biết được thế nào là tiết kiệm .
* Học sinh hiểu:Hs hiểu ý nghĩa của sống tiết kiệm.
 1.2/Kĩ năng:
* HS thực hiện được:
- Có thói quen biết nhận xét đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và của người khác .
- Tư duy phê phán, đánh giá những hành vi, việc làm thực hiện tiết kiệm và những hành vi phung phí của cải vật chất, sức lực, thời gian và những hành vi keo kiệt, bủn xỉn.
* HS thực hiện thành thạo:
- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp ,thể hiện tiết kiệm đồ dùng tiền bạc, thời gian ,công sức trong các tình huống.
-Biết sử dụng sách vỡ ,đồ dùng ,tiền bạc,thời gian một cách hợp lí ,tiết kiệm .
 1.3/Thái độ:
* Thói quen: Biết sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa ,lãng phí.
* Tính cách: Học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ về thực hành tiết kiệm.
- Giáo dục môi trường.
- Tích hợp tư tưởng HCM.
2/NỘI DUNG HỌC TẬP: 
- Nêu được thế nào là tiết kiệm .
- Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm .
3. CHUẨN BỊ:
	3.1/Giáo viên: Tình huống ,ca dao tục ngữ nói về tiết kiệm.
	3.2/ Học sinh: -: Tranh ảnh, tục ngữ, ca dao về tiết kiệm.
4./TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
	4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện :- Kiểm diện học sinh, kiểm tra bài tập về nhà , SGK trên lớp .
	4.2 Kiểm tra miệng :
Câu 1: Tính siêng năng, kiên trì giúp chúng ta được gì? Nêu những biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì. (10đ) (Câu hỏi dành cho học sinh giỏi)
Hs: Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống. (3đ)
- Biểu hiện: cần cù, chăm chỉ, không ngại khó, không bỏ dở công việc giữa chừng, tự giác, miệt mài,. (3đ)
Câu 2:a/ Tìm câu tục ngữ thể hiện tính lười nhác. (7đ)
Tay làm hàm nhai.
Tay quai miệng trễ.
Miệng nói tay làm.
Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa
b/ Sau năm học qua vở của em còn nhiều trang giấy trắng em sẽ làm gì? ( 3đ)
Hs trả lời.
 4.3/Tiến trình bài học: 
Giới thiệu bài:
GV: Theo em 1 người chỉ biết chăm chỉ, bền bĩ làm việc để có thu nhập cao thì có đủ để tồn tại không?
Gv: Em nghĩ gì khi thấy mọi người ra khỏi lớp mà đèn quạt vẫn chạy hoặc 1 vòi nước không người sử dụng đang chảy tràn ra ngoài?
Chúng ta thường nghe nói thành ngữ “Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện”Có nghĩa là làm ra nhiều mà phung phí thì không bằng nghèo mà tiết kiệm.Vậy tiết kiệm là gì,chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: ( 10 PHÚT)
Mục tiêu tìm hiểu truyện. Rèn kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_GDCD_6.doc