Giáo án Giáo dục công dân lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Đức Hiếu

doc 73 trang Người đăng dothuong Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Đức Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Giáo dục công dân lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Đức Hiếu
CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH GDCD LỚP 12
I. Mục tiêu chương trình.
Học xong chương trình lớp 12 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
 - Hiểu được bản chất giai cấp, xã hội của pháp luật, mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.
 - Nhận biết được vai trò, giá trị cơ bản của pháp luật đối với sự tồn tại và phất triển của mỗi công dân, nhà nước và xã hội.
 - Hiểu được một số nội dung cơ bản của pháp luật liên quan đến việc thực hiện và bảo vệ quyền bình đẳng, tự do, dân chủ và phát triển của công dân.
2. Về kĩ năng.
 - Từng bước hình thành năng lực phân tích, đánh giá các biểu hiện tình huống pháp luật trong đời sống thường ngày của bản thân.
 - Biết cách tìm hiểu, tiếp cận các VBPL đã được trang bị trong nhà trương để tự điều chỉnh hành vi bản thân.
3. Về thái độ.
 - Tôn trọng, tin tưởng ở lẽ phải và sự công bằng, có ý thức trách nhiệm và tính tích cực của công dân trong việc xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
 - Tôn trọng và tự giác sống, học tập theo PL, tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
II. Cấu trúc nội dung.
Nội dung chương trình gồm 9 bài, thời lượng phân phối như sau:
Bài 1: Pháp luật và đời sống (3 tiết)
Bài 2: Thực hiện pháp luật (3 tiết)
Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật (1 tiết)
Bài 4: Quyền bình đẳng của CD trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (3 tiết)
Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (2 tiết)
Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (4 tiết)
Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (3 tiết)
Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (2 tiết)
Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (4 tiết)
 Giáo án số: 01 Ngày soạn: 03- 08-2012 Tuần thứ: 01
Lớp
12 C10
12 C11
12C12
12 C13
12C14
Ngày dạy
Sĩ số
BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG (Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 1 bài 1 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
 - Giúp cho học sinh nắm được pháp luật là gì? và so sánh được giữa pháp luật với đạo đức.
 - Giúp cho học sinh nắm được các đặc trưng cơ bản của pháp luật.
2. Về kĩ năng.
 Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật
3. Về thái độ.
 	Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp luật.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
 - SGK, SGV GDCD 12
 - Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12
 - Giáo trình pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra sách, vở và đồ dùng phục vụ cho học tập 
3. Học bài mới.
Theo em một xã hội mà không có pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội thì điều gì sẽ xảy ra? Vậy pháp luật là gì? pháp luật có vai trò gì đối với đời sống xã hội. Đó là nội dung nghiên cứu của bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
 Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với hoạt động nhóm và đàm thoại.
 ? Các em hãy cho biết một xã hội mà không có pháp luật thì điều gì sẽ xẩy ra? Ngược lại một xã hội có pháp luật thì sẽ như thế nào? 
? Tại sao xã hội có pháp lật thì mọi việc sẽ trật tự an toàn?
? Theo em công dân có quyền và nghĩa vụ nào? các nghĩa vụ đó do ai đặt ra? Ai sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ đó? Nếu không thực hiện đúng thì nhà nước sẽ làm gì?
 GV giới thiệu sơ lược về nguồn gốc pháp luật sau đó đưa ra câu hỏi (2 câu hỏi tình huống)
 Không thờ cúng tổ tiên
 Vi phạm ATGT như vượt đèn đỏ
 ? Theo em cả 2 trường hợp trên có bị phạt tiền không? vì sao?
 ? Qua hai ví dụ trên em hiểu như thế nào về pháp luật?
 ? Em hãy kể tên một số luật mà em biết, những luật đó do ai ban hành, nhằm mục đích gì?
 ? Em hiểu thế nào là quyền và lợi ích của pháp luật? Cho ví dụ minh họa?
 ? Em hiểu thế nào là nghĩa vụ và trách nhiệm của pháp luật? Cho ví dụ minh họa?
 ? Theo em pháp luật thể hiện ý chí của ai?
(Nhân dân)
 ? Theo em pháp luật được thực thi bằng sức mạnh của ai? Cho ví dụ minh họa?
 Nêu nên được các đặc trưng của pháp luật. Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với thảo luận theo cả lớp.
 Cho học sinh đọc phần “b” sau đó đưa ra câu hỏi tình huống.
 ? Theo em pháp luật có những đặc trưng cơ bản nào? 
(Có 3 đặc trưng cơ bản)
 Thảo luận: Pháp luật có 3 đặc trưng cơ bản vậy nội dung cơ bản của các đặc trưng này ra sao?
 ? Theo em đặc trưng tính quy phạm phổ biến của pháp luật được thể hiện như thế nào?
 ? Theo em đặc trưng tính quyền lực và bắt buộc chung của pháp luật được thể hiện như thế nào?
 ? Theo em đặc trưng tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật được thể hiện như thế nào?
1. Khái niệm pháp luật
a. Pháp luật là gì?
- Khái niệm: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành và thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
- Chủ thể ban hành: do nhà nước xây dựng, ban hành và đảm bảo thực hiện.
- Nội dung của pháp luật.
+ Quyền và lợi ích: được làm gì? hưởng những lợi ích gì?
+ Nghĩa vụ và trách nhiệm: phải làm gì? không được làm gì? phải chịu trách nhiệm gì?
b. Các đặc trưng của pháp luật.
- Có tính quy phạm phổ biến.
+ Là quy tắc xử sự chung, là khuân mẫu chung
+ Được áp dùng lần, ở mọi nơi
+ Được áp dụng cho mọi người.
- Tính quyền lực và bắt buộc chung: 
+ Mọi tổ chức, cá nhân bắt buộc thực hiện.
+ Ai không thực hiện đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
+ Diễn đạt phải chính xác, dễ hiểu.
+ Không trái với Hiến pháp.
+ Văn bản cấp dưới ban hành không được trái với các văn bản cấp trên ban hành.
4. Củng cố.
- GV nhắc lại và nhấn mạnh kiến thức trọng tâm
- GV giới thiệu hệ thống pháp luật Việt Nam
HTPL - Ngành luật - Chế định luật - Quy phạm pháp luật
+ Hệ thống pháp luật là nhiều ngành luật
+ Ngành luật là tổng hợp các QPPL (hay một luật cụ thể)
+ Chế định luật là một nhóm QPPL (hay một lĩnh vực của một luật)
+ Quy phạm phpas luật là các quy tắc xử sự chung (là đơn vị nhỏ nhất)
- Cho học sinh so sánh giữa pháp luật với đạo đức
5. Dặn dò nhắc nhở
Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
Rút kinh nghiệm
...................................
...................
...
...
Giáo án số: 02 Ngày soạn: 11 – 08 - 2012 Tuần thứ: 02
Lớp
12 C10
12 C11
12C12
12 C13
12C14
Ngày dạy
Sĩ số
BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG (Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 2 bài 1 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
- Giúp cho học sinh nắm được bản chất xã hội và bản chất giai cấp của pháp luật.
 	- Giúp cho học sinh nắm được mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
2. Về kĩ năng.
 	Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật
3. Về thái độ.
 Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp luật.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
 - SGK, SGV GDCD 12
 	- Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12
 	- Giáo trình pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Em hãy trình bày các đặc trưng của pháp luật? lấy ví dụ minh họa?
3. Học bài mới.
Trong đời sống xã hội không thể không có pháp luật. Bởi pháp luật nó điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Vậy pháp luật có những bản chất nào và có mối quan hệ như thế nào với kinh tế và chính trị. Vậy để làm sáng tỏ nội dung này hôm nay thầy và các em cùng đi tìm hiểu tiếp bài 1 tiết 2.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
 Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với vấn đáp từ đó giúp học sinh nắm được bản chất giai cấp của pháp luật.
 ? Bằng kiến thức đã học em cho biết nhà nước có mang bản chất giai cấp không?
 ? Vậy tại sao pháp luật lại mang bản chất giai cấp?
 Vì vậy pháp luật nước ta mang bản chất giai cấp giai cấp công nhân và đại diện cho toàn thể nhân dân lao động. nên CT HCM “Pháp luật của ta là pháp luật thực sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động”
 Giảng giải + vấn đáp để giúp học sinh nắm được bản chất xã hội của pháp luật.
 ? Theo em tại sao pháp luật lại mang bản chất xã hội?
 ? Theo em tại sao nhà nước phải xây dựng pháp luật? Lấy ví dụ chứng minh?
 (Pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội. Mà pháp luật được bắt nguồn từ thực tiễn và thực hiện trong thực tiễn xã hội)
 Nội dung về mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thêm
Tìm hiểu nội dung từ đó trả lời câu hỏi
 ? Lấy ví dụ chứng minh sự tác động của pháp luật với kinh tế?
 Bằng kiến thức thực tế chứng minh ví dụ trong SGK trang 8 cho học sinh hiểu thêm.
 Nội dung về mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thêm? 
 ? Theo em tại sao pháp luật lại có mối quan hệ với hệ giữa pháp luật với đạo đức.
 Đạo đức là những quy tắc xử sự và pháp luật là khuân mẫu chung cho những quy tắc xử sự cho mọi người.
2. Bản chất của pháp luật.
a. Bản chất giai cấp của pháp luật.
- Pháp luật do nhà nước xây dựng và đại diện cho giai cấp cầm quyền.
- Các quy phạm pháp luật phải phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.
- Pháp luật Việt Nam mang bản chất của GCCN và NDLD dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam và phải thể hiện quyền làm của NDLD trên tất cả các lĩnh vực.
b. Bản chất xã hội của pháp luật.
- Pháp luật bắt nguồn từ đời sống xã hội cho nên:
+ Phải phản ánh được nhu cầu lợi ích của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
+ Các hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức, cộng đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật.
- Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống.
Như vậy: pháp luật vừa là công cụ nhận thức và giáo dục.
3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.
a. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế (đọc thêm)
+ Tác động tích cực: thì kinh tế phát triển
+ Tác động tiêu cực: kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội.
VD: luật đầu tư, luật doanh nghiệp...
b. Quan hệ giữa pháp luật với chính tri (đọc thêm)
c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
- Pháp luật có cơ sở từ đạo đức và bảo vệ đạo đức.
Ví dụ: Luật HN&GĐ, giáo dục, văn hóa.
- Nhà nước luôn đưa những quy phạm đạo đức vào trong các QPPL
- Các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức.
Ví dụ: công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải... đều là giá đạo đức mà con người luôn hướng tới.
4. Củng cố.
Giáo viên đưa ra một tình huống: Anh là một học sinh chậm tiến, thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm bài tập, cờ bạc, đánh nhau. Theo em ai có quyền xử lý những vi phạm của Anh? Căn cứ vào đâu để xử lý các hành vi đó? Trong các hành vi của Anh hành nào là vi phạm pháp luật?
5. Dặn dò nhắc nhở.
Về nhà so sánh mối quan hệ giữa pháp với đạo đức, làm bài tập 3, 5, học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
Rút kinh nghiệm
...................................
...................
...
...
...................................
...................
...
...
...................................
...................
Giáo án số: 03 Ngày soạn: 16 – 08 - 2012 Tuần thứ: 03
Lớp
12 C10
12 C11
12C12
12 C13
12C14
Ngày dạy
Sĩ số
BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG (Tiết 3)
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 3 bài 1 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
Giúp cho học sinh nắm được vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội
2. Về kĩ năng.
Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật
3. Về thái độ.
 Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp luật.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
 - SGK, SGV GDCD 12
 - Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12
 - Giáo trình pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Pháp luật có những bản chất nào? Em hãy so sánh mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức?
So sánh
Pháp luật
Đạo đức
Giống nhau
Đều là phương thức điều chỉnh hành vi của con người
Khác nhau
Nguồn gốc
Các quy tắc xử sự được ghi nhận thành các QPPL
Hình thành từ đời sống XH
Nội dung
Các quy tắc xử sự mang tính khuân mẫu chung
Các quan niệm, chuẩn mực thuộc đời sống tinh thần
Hình thức thể hiện
Văn bản quy phạm pháp luật
Trong nhận thức, tình cảm của con người
Phương thức tác động
Giáo dục, cưỡng chế
Dư luận xã hội
3. Học bài mới.
Với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sự của dân, do dân, vì dân. Vì vậy không thể không có pháp luật. Vậy pháp luật ở Việt Nam có những vai trò gì? Đó là nội dụng tiết 3 bài 1 hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
 Giáo viên tiến hành thuyết trình + hoạt động thảo luận + đàm thoại.
 Các mối quan hệ xã hội rất đa dạng, muôn hình muôn vẻ diễn ra trên tất cả các lĩnh vực. Vì vậy để điều chỉnh các mối quan hệ này nhà nước phải đề ra pháp luật nhằm điều chỉnh các mối quan hệ đó trong khuân khổ chung.
 ? Theo suy nghĩ của em một xã hội không có pháp luật thì sẽ ra sao?
 ? Theo em tại sao quản lí xã hội nhà nước phải sử dụng công cụ pháp luật? 
 ? Vậy ngoài pháp luật để quản lí xã hội nhà nước còn quản lí bằng phương tiện nào nữa? 
(giáo dục, đạo đức, chính sách, kế hoạch)
 ? Theo em nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật sẽ đảm bảo những điều gì?
 ? Tại sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật lại đảm bảo tính dân chủ?
 ? Tại sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật lại đảm bảo tính thống nhất?
 ? Tại sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật lại đảm bảo tính có hiệu lực?
 ? Theo em để tăng cường pháp chế trong quản lí nhà nước thì nhà nước cần phải làm gì?
 ? Theo em nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật như thế nào?
 Cho học sinh đọc phần b và cùng thảo luận sau đó giáo viên đưa ra câu hỏi cùng đàm thoại.
 ? Khi tính mạng, tài sản, quyền tự do...của mình bị đe doạ chúng ta phải dựa vào đâu? (Pháp luật)
 ? Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định ở đâu? Căn cứ vào đâu để công dân thực hiện quyền của mình?
 ? Vậy pháp luật có vai trò gì đối với mỗi công dân? (là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân)
 ? Chúng ta phải làm gì để thực hiện tốt vai trò của mình đối với pháp luật?
4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.
- Không có pháp luật thì xã hội không có trật tự, ổn định => không tồn tại và phát triển.
- Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật => phát huy được quyền lực của mình => kiểm soát được mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức, cơ quan.
- Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật sẽ đảm bảo:
+ Tính dân chủ (vì phù hợp với lợi ích ý chí của nhân dân)
+ Tính thống nhất (vì pháp luật có tính bắt buộc chung)
+ Tính có hiệu lực (vì pháp luật có sức mạnh cưỡng chế)
- Để tăng cường pháp chế trong quản lí nhà nước phải: Xây dựng pháp luật; tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống; bảo vệ pháp luật.
- Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật:
+ Có hệ thống pháp luật
+ Tổ chức thực hiện pháp luật
+ Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm
b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.
- Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định ở các vản bản pháp luật => căn cứ vào các quy định này mà công dân thực hiện quyền của mình.
- Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp của mình thông qua các văn bản luật.
- Công dân phải chấp hành pháp luật, tuyên truyền cho mọi người, tố cáo những người vi phạm pháp luật.
 Như vậy: Pháp luật vừa quy định quyền công dân vừa quy định cách thức để công dân thực hiện.
4. Củng cố.
 - Giáo viên hệ thống kiến thức cơ bản của cả bài, cho học sinh làm các bài tập 5, 6
 - Cho học sinh so sánh giữa vi phạm pháp luật với vi phạm quy định của cơ quan
 + Vi phạm quy định cơ quan Nếu: cơ quan không có thẩm quyền thì không phải vi phạm pháp luật còn là cơ quan có thẩm quyền thì là vi phạm pháp luật.
5. Dặn dò nhắc nhở.
 - Xem trước bài 2: thực hện pháp luật-đọc toàn bài và tìm hiểu kĩ phần 1
Rút kinh nghiệm
...................................
...................
...
...
.......
Giáo án số: 04 Ngày soạn: 22 – 08 - 2012 Tuần thứ: 04
Lớp
12 C10
12 C11
12C12
12 C13
12C14
Ngày dạy
Sĩ số
Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 1 bài 2 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
 	- Giúp cho học sinh nắm được khái niệm thực hiện pháp luật.
 	- Giúp học sinh nắm được các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật.
2. Về kĩ năng.
 	Giúp học sinh biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.
3. Về thái độ.
 Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật, đồng thời phê phán những hành vi làm trái quy định.
 II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
 	- SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12
 	- Sơ đồ, Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12
 	- Giáo trình pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Theo em pháp luật có những vai trò gì đối với xã hội? Lấy ví dụ minh hoạ?
3. Học bài mới.
Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và lợi ích hợp của mình. Tuy nhiên do điều kiện khách quan mà việc thực hiện pháp luật của công dân có thể đúng hoặc sai, mà nhà nước với tư cách là người làm ra luật và dùng pháp luật để quản lí xã hội tức là đưa pháp luật vào cuộc sống để xử lí những hành vi vi phạm pháp luật. Vậy xử lí những hành vi vi phạm pháp luật như thế nào đó là nội dụng của bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
 Để quản lý đất nước, nhà nước không chỉ ban hành pháp luật mà còn phải làm cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống được thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh.
 Giáo viên yêu cầu học sinh đọc hai tình huống ở trong sách giáo khoa, sau đó hướng dẫn học sinh khai thác vấn đề bằng cách đưa ra các câu hỏi.
 ? Trong ví dụ 1 1 chi tiết nào trong tình huống thể hiện hành động thực hiện pháp luật giao thông đường bộ một cách có ý thức, có mục đích? Sự tự giác đó đã đem lại tác dụng như thế nào?
 ? Trong ví dụ 2 để xử lí 3 thanh niên vi phạm, cảnh sát giao thông đã làm gì? (áp dụng pháp luật, xử phạt hành chính) Mục đích của việc xử phạt đó để làm gì? (Răn đe hành vi vi phạm pháp luật và giáo dục hành vi thực hiện đúng pháp luật cho 3 thanh niên).
 Từ những câu trả lời của học sinh, giáo viên tổng kết và đi đến kết luận trong sách giáo khoa.
 ? Thực hiện pháp luật là hành vi của ai? Phù hợp với những các gì?
 Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 hình thức thực hiện pháp luật. Yêu cầu mỗi nhóm thực hiện trong 3 phút sau đó nêu ra nội dung và lấy ví dụ minh hoạ. Cuối cùng đại diện từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
Nhóm 1: Thảo luận ý Sử dụng pháp luật.
? Chủ thể của sử dụng pháp luật là ai?
? Chủ thể SDPL để làm gì? lấy ví dụ minh hoạ?
Nhóm 2: Thảo luận ý Thi hành pháp luật.
? Chủ thể của thi hành pháp luật là ai?
? Chủ thể Thi hành pháp luật để làm gì? lấy ví dụ minh hoạ?
Nhóm 3: Thảo luận ý Tuân thủ pháp luật.
? Chủ thể của tuân thủ pháp luật là ai?
? Chủ thể tuân thủ pháp luật để làm gì? lấy ví dụ minh hoạ?
Nhóm 4: Thảo luận ý áp dụng pháp luật.
? Chủ thể của áp dụng pháp luật là ai?
? Chủ thể ADPL để làm gì? lấy ví dụ minh hoạ?
1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật.
a. Khái niệm thực hiện pháp luật.
- Khái niệm: Thục hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. 
- Thực hiện pháp luật : là hành vi của con người, là hành vi phù hợp với những quy định của pháp luật.
b. Các hình thức thực hiện pháp luật.
- Sử dụng pháp luật: là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình (không phụ thuộc ý chí của người khác)
 Ví dụ: Công dân có quyền bầu cử, ứng cử, quyền khái nại tố cáo.
- Thi hành pháp luật: là cá nhân, tổ chức thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
 Ví dụ: Một công dân sản xuất kinh doanh thì phải nộp thuế
- Tuân thủ pháp luật: là cá nhân, tổ chức không được làm những điều mà pháp luật cấm.
 Ví dụ: không đư

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_gdcd.doc