Giáo án Đề ôn tập phần thấu kính 2015

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1948Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đề ôn tập phần thấu kính 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Đề ôn tập phần thấu kính 2015
ĐỀ ÔN TẬP PHẦN THẤU KÍNH 2015
Câu 1: Vật sáng phẳng AB đặt trước một TK cho anh thật rõ nét của vật trên màn. Màn cách vật 210 cm, ảnh thật có độ phóng đại 20 lần.(ảnh lớn hơn vật 20 lần).
Hỏi phải dùng thấu kính loại gì? Vẽ hình.
Từ hình vẽ hãy tính tiêu cự của thấu kính và xác định vị trí đặt thấu kính.
Câu 2: Vật sáng AB là một đoạn thẳng nhỏ đặt vuông góc quang trục của một TKHT. Điểm A ở trên quang trục và cách quang tâm O một đoạn OA = 10cm. Một tia sáng đi từ B đến gặp thấu kính tại I, (với OI = 2 AB) Tia ló qua thấu kính của tia sáng trên có đường kéo dài đi qua A. Tìm khoảng cách từ tiêu điểm đến quang tâm O.
R2
F
I1
I2
O
R1
Câu 3: Vật sáng phẳng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính. A nằm trên trục chính, cho ảnh ảo A’B’ nhỏ hơn vật. Biết tiêu điểm F của thấu kính nằm trên đoạn AA’ và cách A một đoạn a = 5cm, cách A’ một đoạn b = 4cm. Dựa vào hình vẽ hãy xác định tiêu cự của thấu kính từ đó suy ra độ lớn của ảnh so với vật.
Câu 4: Trên hình sau: I1.R1 và I2.R2 là hai tia khúc xạ xuất 
phát từ một nguồn sáng điểm S đặt trước một TKHT. 
F là tiêu điểm, O là quang tâm.
Bằng cách vẽ hãy xác định vị trí của điểm sáng.
Giả sử: OI2 = 2.OI1 và đường kéo dài của tia I2R2
cắt trục chính của thấu kính tại M, cách quang tâm O 
là 15cm. Điểm M trùng với chân đường vuông góc 
hạ từ S xuống trục chính. Hãy xác định khoảng cách OF.
Câu 5: Vật sáng phẳng AB đặt vuông góc với trục chính của 
một thấu kính. A nằm trên trục chính, cách thấu kính một đoạn x,
cho ảnh A’B’ nhỏ hơn 3 lần vật. Biết ảnh cách vật một đoạn 80cm
Cho biết loại thấu kính? Vẽ hình minh họa.
Tìm x và tính tiêu cự của thấu kính?
Câu 6: Cho một TKHT có tiêu cự f = 6cm. Một vật sáng AB cao 3cm đặt vuông góc với trục chính của TK (B trục chính)AB cách màn ảnh một khoảng L = 25cm.
Tìm vị trí đặt thấu kính để cho ảnh rõ nét trên màn.
Tính chiều cao của ảnh.
Câu 7: Một TKHT có tiêu cự f = 20cm. một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt trước thấu kính, vuông góc với trục chính, điểm A nằm trên trục chính của thấu kính, một màn M đặt vuông góc với trục chính phía sau thấu kính, ở cách vật AB một đoạn L.
Cho L = 90cm. Thấu kính ở vị trí sao cho ảnh A’B’ của AB qua thấu kính hiện rõ trên màn. Vẽ hình mô tả sự tạo ảnh của AB trên màn. Sử dụng hình vẽ và các phép tính hình học, tìm khoảng cách từ thấu kính đến vật AB.
Tìm điều kiện và giá trị khoảng cách L để có được vị trí của thấu kính trong khoảng giữa vật AB và màn sao cho ảnh A’B’ hiện rõ trên màn. 
Câu 8: Một vật AB đặt trước một TKPK cho một ảnh cao là A1B1 0,8cm. Thay TKPK bằng một TKHT có cùng tiêu cự và cũng đặt ở vị trí của TKPK thì thu được một ảnh thật, chiều cao là A2B2 = 4cm. khoảng cách giữa hai ảnh là 72 cm. Tìm tiêu cự của thấu kính và chiều cao của vật. Chú ý không sử dụng trực tiếp công thức thấu kính.
Câu 9: Một TKHT quang tâm O, tiêu cự f. Đặt một vật AB vuông góc với trục chính của TK (A nằm trên trục chính) trức TK một đoạn d, cho ảnh A’B’ rõ nét hứng được trên màn (màn vuông với trục chính) cách TK một đoạn d’.
Chứng minh rằng với ảnh rõ nét trên màn ta có: 
Biết TK này có tiêu cự f = 12,5cm và L là khoảng cách từ vật AB đến ảnh A’B’. Hỏi L nhỏ nhất là bao nhiêu để có được ảnh rõ nét của vật ở trên màn?
Câu 10: Một vật đặt trước một TKHT cho ảnh thật cao 0,9cm. dịch vật chuyển lại gần TK 3cm dọc theo trục chính thì thu được một ảnh thật mới cao 1,5cm. ảnh mới cách ảnh cũ là 45cm. xác định khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm của TK, khoảng cách từ vật đến TK trước khi dịch chuyển và độ cao của vật.
O
A1
A2
B2
B1
Câu 11: Hai vật phẳng nhỏ A1B1 và A2B2 giống nhau đặt cách nhau 45cm cùng vuông góc với trục chính của TKHT hình sau: Hai ảnh của hai vật ở cùng 
một vị trí. Ảnh của A1B1 là ảnh thật, ảnh của A2B2 là 
ảnh ảo và dài gấp 2 lần ảnh A1B1. Hãy:
Vẽ ảnh của hai vật đó trên cùng một hình vẽ
Xác định khoảng cách từ A1B1 đến quang tâm của TK
Tìm tiêu cự của TK
Câu 12: Một vật sáng AB đặt tại một vị trí trước TKHT, sao cho AB vuông góc với trục chính của TK và A nằm trên trục chính, ta thu được một ảnh thật lớn gấp hai lần vật, sau giữ nguyên vị trí thấu kính và dịch chuyển AB dọc theo trục chính theo chiều ra xa một đoạn 15cm, thì thấy ảnh của nó cũng dịch chuyển đi một đoạn 15cm so với vị trí ảnh ban đầu. Tính tiêu cự f của thấu kính.
Câu 13: một vật sáng có dạng đoạn thẳng AB đặt trước một TKHT sao cho AB vuông góc với trục chính của TK và A nằm trên trục chính, ta thu được một ảnh thật lớn gấp hai lần vật, sau giữ nguyên vị trí AB và dịch chuyển thấu kính dọc theo trục chính theo chiều ra xa AB một đoạn 15cm, thì thấy ảnh của nó cũng dịch chuyển đi một đoạn 15cm so với vị trí ảnh ban đầu. Tính tiêu cự f của thấu kính và khoảng cách từ vật AB đến TK lúc chưa dịch chuyển?
Cho biết: với d là k/c từ vật đến TK, d’ là k/c từ ảnh đến TK
h
S’
H’
S
H
h’
l
Câu 14: Một vật AB đặt trức một TKPK và vuông góc với trục chính của TK cho ảnh A1B1 cao 0,8cm. Giữ nguyên vị trí AB, thay TKPK bằng một TKHT có cùng tiêu cự và cũng đặt ở vị trí của TKPK thì thu được một ảnh thật A2B2 cao 4cm. khoảng cách giữa hai ảnh là 72cm. Tìm tiêu cự của mỗi TK và chiều cao của vật AB. 
Chú ý: không sử dụng công thức thấu kính.
Câu 15: cho hình vẽ sau: Biết là trục chính của TK
S là nguồn sáng điểm, S’ là ảnh của S tạo bởi TK.
G1
a. Xác định loại TK, quang tâm O và các tiêu điểm của TK 
bằng cách vẽ đường truyền của tia sáng.
b. Biết S,S’ cách trục chính những khoảng tương ứng
h = SH = 1cm. h’ = S’H’ = 3cm và HH’ = l = 32cm. Tính tiêu cự f của TK và khoảng cách từ điểm sáng S tới TK.
c. Đặt một tấm bìa cứng vuông góc với trục chính của TK ở phía trước và che kín nửa trên của TK. Hỏi tấm bìa này phải đặt cách TK một khoảng nhỏ nhất là bao nhiêu để không quan sát thấy ảnh S’? Biết đường kính rìa của TK là D = 3cm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_Thau_kinh_cap_tinh.doc