Giáo án Đề 9 Chương 4: Phản ứng hoá học

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1223Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đề 9 Chương 4: Phản ứng hoá học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Đề 9 Chương 4: Phản ứng hoá học
Đề 9 Chương 4 Phản ứng hoá học
Câu 131 : Trong hoá học vô cơ, phản ứng hoá học nào có số oxi hoá của các nguyên tố luôn không đổi ?
A. Phản ứng hoá hợp.	B. Phản ứng trao đổi.
C. Phản ứng phân hủy.	D. Phản ứng thế.
Câu 132 : Trong hoá học vô cơ, phản ứng hoá học nào luôn là phản ứng oxi hoá – khử ?
A. Phản ứng hoá hợp.	B. Phản ứng trao đổi.
C. Phản ứng phân hủy.	D. Phản ứng thế.
Câu 133 : Phương pháp thăng bằng electron dựa trên nguyên tắc :
A. Tổng số electron do chất oxi hoá cho bằng tổng số electron mà chất khử nhận.
B. Tổng số electron do chất oxi hoá cho bằng tổng số electron chất bị khử nhận.
C. Tổng số electron do chất khử cho bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận.
D. Tổng số electron do chất khử cho bằng tổng số electron mà chất bị oxi hoá nhận.
Câu 134 : Trong hoá học vô cơ, loại phản ứng hoá học nào có thể là phản ứng oxi hoá – khử hoặc
không phải phản ứng oxi hoá – khử ?
A. Phản ứng hoá hợp và phản ứng trao đổi.
B. Phản ứng trao đổi và phản ứng thế.
C. Phản ứng thế và phản ứng phân huỷ.
D. Phản ứng phân huỷ và phản ứng hoá hợp.
Câu 135 : Cho câu sau : “Phản ứng hoá học có sự thay đổi số oxi hoá là phản ứng oxi hoá – khử (ý 1). Phản ứng hoá học không có sự thay đổi số oxi hoá không phải là phản ứng oxi hoá – khử (ý 2).
A. ý 1 đúng, ý 2 sai.	B. ý 1 sai, ý 2 đúng.
C. Cả hai ý đều đúng.	D. Cả hai ý đều sai.
Câu 136 : Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng không phải phản ứng oxi hoá – khử là
A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
B. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
C. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
D. 6FeCl2 + KClO3 + 6HCl → 6FeCl3 + KCl + 3H2O
Câu 137 : Trong phản ứng
10FeSO4 + KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
A. FeSO4 : chất oxi hoá, KMnO4 : chất khử.
B. FeSO4 : chất oxi hoá, H2SO4 : chất khử.
C. FeSO4 : chất khử, KMnO4 : chất oxi hoá.
D. FeSO4 : chất khử, H2SO4 : chất oxi hoá.
Câu 138 : Trong phản ứng	2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O
NO2 đóng vai trò là :
A. chất oxi hoá.	B. chất khử.
C. vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử.	D. không phải chất oxi hoá, không phải chất khử.
Câu 139 : Trong phản ứng sau: KClO3 → KCl +3/2 O2↑ KClO3 là
A. chất oxi hoá. B. chất khử. C. vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử.
D. không phải chất oxi hoá, cũng không phải chất khử.
Câu 140 : Phản ứng hoá học mà NO2 chỉ đóng vai trò chất oxi hoá là phản ứng nào sau đây ?
A. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O
B. NO2 + SO2 → NO + SO3
C. 2NO2 → N2O4
D. 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Câu 141 : Phản ứng hoá học mà SO2 không đóng vai trò chất oxi hoá, không đóng vai trò chất
khử là phản ứng nào sau đây ?
A. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O	B. SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
C. SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr	D. Không có phản ứng nào.
Câu 142 : Phản ứng FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + ... không phải phản ứng oxi hoá – khử khi:
A. x = 1 ; y = 1.	B. x = 2 ; y = 3.	C. x = 3 ; y = 4.	D. x = 1 ; y = 0.
Câu 143 : Trong các phản ứng hoá học, các nguyên tử kim loại
A. chỉ thể hiện tính khử.
B. chỉ thể hiện tính oxi hoá.
C. thể hiện tính oxi hoá hay tính khử tùy kim loại cụ thể.
D. thể hiện tính oxi hoá hay tính khử tùy vào phản ứng cụ thể.
Câu 144 : Phản ứng HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + H2O có hệ số cân bằng của các chất lần lượt là :
A. 2, 1, 1, 1, 1.	B. 2, 1, 1, 1, 2.	C. 4, 1, 1, 1, 2.	D. 4, 1, 2, 1, 2.
Câu 145 : Phản ứng Cu + H2SO4 + NaNO3 → CuSO4 + Na2SO4 + NO2 + H2O có hệ số cân bằng
của các chất lần lượt :
A. 1, 1, 2, 1, 1, 2, 1.	B. 2, 2, 1, 2, 1, 2, 2.	C. 1, 2, 2, 1, 1, 2, 2.	D. 1, 2, 2, 2, 2, 1, 1.
Câu 146 : Hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng FeS + HNO3 → Fe2(SO4)3 + Fe(NO3)3 + NO + H2O lần lượt :
A. 1, 3, 1, 0, 3, 3.	B. 2, 6, 1, 0, 6, 3.	C. 3, 9, 1, 1, 9, 4.	D. 3, 12, 1, 1, 9, 6.
Câu 147 : Cho 0,1 mol Zn với 0,2 mol Ag tác dụng hoàn toàn với HNO3 tạo ra Zn(NO3)2, AgNO3,
H2O và V lít khí NO2 (ở đktc). Xác định V.
A. V = 4,48 lít.	B. V = 2,24 lít.	C. V = 8,98 lít.	D. V = 17,92 lít.
Câu 148 : Cho 0,1 mol Al phản ứng hoàn toàn với HNO3 tạo ra Al(NO3)3, H2O với 2,24 lít một khí X duy nhất (ở đktc). X là :
A. NO2	B. NO	C. N2O	D. N2
Câu 149 : Cho 0,1 mol Al với 0,15 mol Mg phản ứng hoàn toàn với HNO3 tạo ra Al(NO3)3,
Mg(NO3)2, H2O và 13,44 lít một khí X duy nhất (ở đktc). X là :
A. N2O	B. NO	C. NO2	D. N2
Câu 150 : Cho 0,4 mol Mg tác dụng hoàn toàn với HNO3 tạo ra Mg(NO3)2, H2O và 0,1 mol một sản phẩm khử (duy nhất) chứa nitơ. Sản phẩm khử đó là :
A. NO	B. NO2	C. NH4NO3	D. N2
131
132
133
134
135
136
137
138
138
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150

Tài liệu đính kèm:

  • doctrac_nghiem_chuong_4_hoa_10.doc