Bài kiểm tra chương oxi – lưu huỳnh - Đề 1

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 3495Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra chương oxi – lưu huỳnh - Đề 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra chương oxi – lưu huỳnh - Đề 1
Đề 1
 BÀI KIỂM TRA CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH
	Thời gian làm bài: 45 phút	
Họ, tên thí sinh.	Lớp:
PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ)
Câu 1: Chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử:
O3	B. H2S	C. H2SO4	D. SO2
Câu 2: Cho 200 ml dung dịch H2SO4 1M tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được m gam kết tủa. Giá trị m:
4,66g	B. 46,6g	C. 2,33g	D. 23,3g
Câu 3: Khí oxi điều chế được có lẫn hơi nước. Dẫn khí oxi ẩm đi qua chất nào sau đây để được khí oxi khô?
Al2O3	B. CaO	C. dung dịch Ca(OH)2	D. dung dịch HCl
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 42 gam FeS2 thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V:
7,84 	B. 8,96	C. 15,68	D. 4,48
Câu 5: Trong phản ứng: SO2 + H2S → S + H2O, câu nào diễn tả đúng tính chất của chất:
A. Lưu huỳnh bị oxi hóa và hiđro bị khử 
B. Lưu huỳnh trong SO2 bị khử, lưu huỳnh trong H2S bị oxi hóa
C. Lưu huỳnh trong SO2 bị oxi hóa và lưu huỳnh trong H2S bị khử 
D. Lưu huỳnh bị khử và không có chất nào bị oxi hóa
Câu 6: Số mol H2SO4 cần dùng để pha chế 10 ml dung dịch H2SO4 2M:
0,2 mol	B. 5,0 mol	C. 20,0 mol	D. 0,02
Câu 7: Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch H2SO4 loãng, Ba(OH)2, HCl là:
Cu	B. dung dịch BaCl2	C. dung dịch NaNO3	D. dung dich NaOH
Câu 8: Cho 10g hỗn hợp X gồm Fe, Cu phản ứng hoàn toàn với H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí (đktc), dung dịch Y và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m:
8,4	B. 1,6	C. 5,6	D. 4,4	
Câu 9: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y 
A. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4.	B. MgSO4 và Fe2(SO4)3. C. MgSO4 và FeSO4.	D. MgSO4
Câu 10: Trộn 156,25 gam H2SO4 98% với V lit nước được dung dịch H2SO4 50% ( biết DH2O = 1g/ml). Giá trị của V:
150	B. 100	C. 0,1	D. 0,15
Câu 11: H2SO4 đặc nguội không phản ứng được với:
Al, Fe	B. Zn, Cu	C. HI, S	D. Fe2O3, Fe(OH)3
Câu 12: Hòa tan 6,76g oleum vào nước được dung dịch Y, để trung hòa dung dịch Y cần 200 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức phân tử của oleum:
 A. H2SO4. nSO3	 	 B. H2SO4.5SO3	C. H2SO4. 3SO3	D. H2SO4. 4SO3
Câu 13: cho phương trình phản ứng:	 aAl + 	bH2SO4 	→ c Al2(SO4)3 + d SO2 + e H2O
Tỉ lệ a:b là: A. 2:3	B. 1:1	C. 1:3	D. 1:2	
Câu 14: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng: 
52,48 g	B. 52,68 g	C. 5,44 g	D. 5,64 g
Câu 15: Hấp thụ 2,24 lít SO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch A. Chất tan có trong dung dịch A
	A. Na2SO3 và NaOH dư	B. Na2SO3	C. NaHSO3	D. NaHSO3 và Na2SO3
Thí sinh dùng bút chì chọn và tô kín một ô tròn tương ứng với phương án trả lời đúng:
 5. 	9. 
 6. 	10. 
	7 . 	11. 
	8. 	12. 
PHẦN TỰ LUẬN (7đ)
Câu 1: (1đ) Hoàn thành chuỗi phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có)
	KClO3® O2® SO2 ® H2SO4 ® oleum
Câu 2: (1,5đ) Nhận biết các bình khí sau bằng phương pháp hóa học: SO2, SO3, CO2
Câu 3: (1đ) Nêu hiện tượng xảy ra khi dẫn khí SO2 vào dung dịch KMnO4, giải thích.
Câu 4: (1,5đ) Hấp thụ V lít SO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 43,4g kết tủa . Tính V
Câu 5: (2đ) Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Chia hỗn hợp X thành 2 phần bằng nhau.
 Phần 1: cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 1,12 lít khí (đktc)
 Phần 2: cho tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch H2SO4 đặc, nguội (98% ,D= 1,84g/ml) thu được 4,1216 lít khí (đktc)
a, Tính m và phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong X
b, Tính V	 Bài làm	
ĐÁP ÁN:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1D-2B-3B-4C-5B-6D-7B-8B-9C-10A-11A-12C-13C-14A-15D
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 2: Cho các bình khí qua dung dịch nước brom, bình khí làm mất màu nước brom là SO2
SO2 + Br2 + H2O →H2SO4 + HBr
Bình khí không làm mất màu nước brom là SO3 và CO2
Cho hai bình khí còn lại vào dung dịch BaCl2, bình cho kết tủa trắng, không tan trong axit là SO3
SO3 + H2O + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl
Còn lại là bình khí CO2
Câu 3: Hiện tượng: mất màu (dung dịch KMnO4 có màu tím còn gọi là thuốc tím)
SO2 + 2KMnO4 + 5H2O → 
( SO2 có số oxi hóa + 4 chuyển lên + 6 mà có H2O nên tạo H2SO4, tạo H2SO4 nên môi trường là axit chuyển Mn + 7 xuống Mn+ 2 mà chỉ có 1 gốc SO4 nên tạo MnSO4 và K2SO4)
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4
Câu 4: Có 2 giá trị của V (tương tự bài 6 trong bài tập oxi-lưu huỳnh)
V1 = 4,48 lít
V2 = 17,92 lit
Câu 5: 
a, Phần 1: Cu + H2SO4 loãng → không xảy ra
Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2
0,05 ←0,05
Vì chia 2 phần bằng nhau nên số mol Cu và Fe là như nhau ở phần 1 và phần 2
nFe/p1 = 0,05 → nFe/X = 0,05.2 = 0,1→ mFe/X = 0,1.56 = 5,6g
Phần 2: Fe + H2SO4 đặc nguội → không xảy ra
 Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O
0,184 0,368 ←0,184
nCu/p2 = 0,184 mol → n Cu/X = 0,184.2 = 0,368 mol→ mCu/X = 0,368 .64 = 23,552g
→ mX = mFe/X + mCu/X = 29,152g
→ %Fe = = 19,21%
%Cu = 100 – 19,21 = 80,79%
b, mH2SO4 = 0,368 .98 = 36,064g
→ mddH2SO4 = = = 36,8g
→ VH2SO4 = = 20 ml = 0,02 lít

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_1_tiet_hoa_hoc_10_Chuong_Oxi_Luu_huynh.doc