Giáo án Dạng toán 1: Một số bài tập đơn giản vận dụng công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt ( đề số 3)

doc 1 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1166Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Dạng toán 1: Một số bài tập đơn giản vận dụng công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt ( đề số 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Dạng toán 1: Một số bài tập đơn giản vận dụng công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt ( đề số 3)
CHUYÊN ĐỀ III: NHIỆT HỌC
hiDẠNG TOÁN 1: MỘT SỐ BT ĐƠN GIẢN VẬN DỤNG CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG & PT 
CÂN BẰNG NHIỆT ( ĐỀ SỐ 3)
BT1 ( Câu 2/ Đề thi chọn HSG Lý 9/ T.Vĩnh Phúc 2012)
Có hai bình cách nhiệt, bình A chứa 5 lít nước ở 600C; bình B chứa 1 lít nước ở 200C. Đầu tiên rót một phần nước ở bình A sang bình B. Sau khi cân bằng nhiệt lại rót từ bình B sang bình A một lượng nước bằng lần rót trước. Nhiệt độ khi cân bằng của bình A là 590C. Tinh lượng nước đã rót từ bình này sang bình kia trong mỗi lần.	 ( Đs: 0,14lít- Tự giải)
BT2 ( Câu 3/ Thi GVG huyện Tam Đảo 2010)
Dùng một ca múc nước ở thùng chứa nước A có nhiệt độ tA= 200C và ở thùng chứa nước B có nhiệt độ tB = 800C rồi đổ vào thùng chứa nước C. Biết rằng trước khi đổ trong thùng chứa nước C đã có sẵn một lượng nước ở nhiệt độ tC= 400C và bằng tổng số ca nước vừa đổ thêm vào nó. Tính số ca nước phải múc ở mỗi thùng A và B để có nhiệt độ nước ở thùng C là 500C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường, với bình chứa và ca múc nước.	 ( Đs: Tỉ lệ 1:2 – Tự giải)
BT3 ( B.4/ Đề thi k/s HSG Lý 8/ H. Tam Đảo 2012)
Một thùng chứa lượng nước m ở nhiệt độ 250C. Người ta đổ một lượng 2m nước sôi ( ở 1000C) vào thùng. Khi đặt cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước trong thùng là 700C. Nếu trước khi đổ lượng 2m nước sôi nói trên vào thùng này ta đổ đi tất cả lượng nước m đang có trong thùng thì nhiệt độ của nước khi cân bằng là bao nhiêu. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường.	 	( Đs: ≈ 89,50C – Tự giải)
BT4 ( Câu 2/ Đề thi HSG Lý 9/H. Tam Đảo 2009)
Có 1 số chai sữa hoàn toàn giống nhau đều đang ở nhiệt độ ts (0C). Người ta thả từng chai lần lượt vào 1 bình cách nhiệt chứa nước; sau khi cân bằng nhiệt thì lấy ra rồi thả chai khác vào. Nhiệt độ nước ban đầu trong bình là t0= 360C; chai thứ nhất khi lấy ra có nhiệt độ t1=330C; chai thứ hai khi lấy ra có nhiệt độ t2= 30,50C. Bỏ qua sự hao phí nhiệt.
Tìm nhiệt độ ts ( Đs: 180C; chai thứ 5)
b*. Đến chai thứ bao nhiêu thì khi lấy ra nhiệt độ của nước trong bình bắt đầu nhỏ hơn 260C.

Tài liệu đính kèm:

  • docMot so de tu luyen HSG VL dip tet Tay 2015 (2).doc