Thư viện câu hỏi Vật lí lớp 8 - Trường THCS thị trấn 2

doc 20 trang Người đăng dothuong Lượt xem 517Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thư viện câu hỏi Vật lí lớp 8 - Trường THCS thị trấn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thư viện câu hỏi Vật lí lớp 8 - Trường THCS thị trấn 2
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN 2 THƯ VIỆN CÂU HỎI
Bộ môn: vật lý 8
	Chương 1: CƠ HỌC
BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan
Câu 01: Nhận biết
Mục tiêu: Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ học.
Nội dung: Chuyển động cơ học là:
	A. Sự di chuyển.	
	B. Sự dời chỗ.
	C. Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
	D. Sự thay đổi vị trí từ nơi này sang nơi khác.
Đáp án: C
Câu 02: Nhận biết
Mục tiêu: Hiểu được tính tương đối của chuyển động cơ học.
Nội dung: Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi:
Vật đó không chuyển động.
Vật đó không dịch chuyển theo thời gian.
Vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc.
Khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không đổi.
Đáp án: C
Câu 03: Thông hiểu
Mục tiêu: Hiểu được tính tương đối của chuyển động cơ học.
Nội dung: Khi nói mặt trời mọc đằng đông lặn đằng tây thì vật nào sau đây được chọn làm mốc?
Mặt trăng; B. Trái đất;	C. Mặt trời;	D. Sao hoả.	
Đáp án: B
Câu 04: Nhận biết
Mục tiêu: Hiểu được các loại chuyển động cơ học.
Nội dung: Quỹ đạo chuyển động của một vật nặng được ném theo phương nằm ngang là:
Chuyển động thẳng. 
Chuyển động tròn.
C. Chuyển động cong. 
D. Lúc đầu chuyển động thẳng sau chuyển động cong.
Đáp án: C
Phần 02: Tự luận.
Câu 01: Nhận biết
Mục tiêu: Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ học.
Nội dung: Thế nào là chuyển động cơ học ? 
Đáp án: Kết luận SGK lớp 8 trang 7
Câu 02: Thông hiểu
Mục tiêu: Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học.
Nội dung: Nêu ví dụ về vật chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
Đáp án: - Viên đạn mới rời khỏi nòng súng
Quả cầu lông bay từ bên này sân qua bên kia sân.
Chuyển động của đầu kim đồng hồ.
BÀI 2: VẬN TỐC
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan
Câu 01: Nhận biết
Mục tiêu: Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ học.
Nội dung: Một chiếc ca nô chuyển động theo phương vuông góc với bờ sông (khi nước đứng yên). Nếu nước chảy thì :
Ca nô chuyển động xuôi dòng song song bờ sông.
Ca nô chuyển động ngược dòng song song bờ sông.
Ca nô chuyển động theo phương xiên xuôi theo dòng nước.
Ca nô chuyển động vuông góc với bờ sông.
Đáp án: C
Câu 02: Nhận biết
Mục tiêu: Nêu được đơn vị đo của vận tốc.
Nội dung: Đơn vị hợp pháp của vận tốc là: 
	A. Km/h và cm/s; 	B. Km/h và m.s; 
	C. Km/h và m/s;	D. m/s và cm/s.
Đáp án: C
Câu 03: Thông hiểu
Mục tiêu: Nêu được công thức tính vận tốc của chuyển động.
Nội dung: Công thức tính vận tốc là:
v = S.t;	B.;	C. ;	D. .
Đáp án: D
Câu 04: Vận dụng
Mục tiêu: Hiểu được cách chuyển đổi đơn vị vận tốc.
Nội dung: Tốc độ 54 Km/h bằng giá trị nào dưới đây?
	A. 15 m/s;	B. 54 m/s;	C. 5400m/s;	D. 150m/s. 
Đáp án: A
Phần 02: Tự luận.
Câu 01: Vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng được công thức tính vận tốc.
Nội dung: Hằng đi từ nhà đến trường hết 30 phút với vận tốc không đổi là 15 km/h. Quãng đường từ nhà Hằng đến trường là bao nhiêu?
Đáp án: S = 7,5km
Câu 02: Vận dụng
Mục tiêu: Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học.
Nội dung: Tàu hoả có vận tốc 72 km/h, ôtô có vận tốc là 30m/s, xe máy có vận tốc là 1500m/phút. Hãy sắp xếp các vật theo thứ tự vận tốc tăng dần.
Đáp án: - Tàu hỏa, xe may, ô tô
BÀI 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan
Câu 01: Vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng được công thức tính vận tốc.
Nội dung: Ngân đi từ nhà đến trường hết 15 phút, quãng đường từ nhà ngân đến trường dài 3km. Vận tốc của Ngân là: 
	A. 12 km/h;	B. 0,75 km/h;	C. 5 km/h;	D. 0,2 km/h.
Đáp án: A
Câu 02: Nhận biết
Mục tiêu: Nhận biết được chuyển động đều và chuyển động không đều.
Nội dung: Hùng đạp xe từ nhà đến trường, chuyển động của Hùng là chuyển động:
Nhanh dần; B. Chậm dần; C. Đều; D. Không đều.
Đáp án: D
Câu 03: Vận dụng cao
Mục tiêu: Nêu được công thức tính vận tốc của chuyển động.
Nội dung: Một viên bi chuyển động trên một máng nghiêng dài 40cm mất 2s rồi tiếp tục chuyển động trên đoạn đường nằm ngang dài 30cm mất 5s. Vận tốc trung bình của viên bi trên cả 2 đoạn đường là:
	A. 13cm/s;	B. 10cm/s;	C. 6cm/s;	D. 20cm/s.
Đáp án: B
Câu 04: Vận dụng cao
Mục tiêu: Hiểu được cách chuyển đổi đơn vị vận tốc.
Nội dung: Một ôtô khởi hành từ Hà Nội lúc 7 giờ đến Lạng Sơn lúc 10 giờ. Quãng đường Hà Nội - Lạng Sơn dài 150 Km. Vận tốc trung bình của ôtô đó là:
	A. 50km/h;	B. 450km/h;	C. 1500km/h; D. 1050km/h.
Đáp án: A
Phần 02: Tự luận.
Câu 01: Vận dụng cao
Mục tiêu: Vận dụng được công thức tính vận tốc.
Nội dung: Một vật chuyển động trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc 40 km/h; nửa thời gian sau đi với vận tốc 30 km/h. Vận tốc trung bình của vật trong suốt quá trình chuyển động là:
	Đáp án: V = 35km/h
Câu 02: Vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng được công thức tính vận tốc.
Nội dung: Một người đứng cách một vách núi 680m hét một tiếng. Vận tốc truyền âm là 340m/s. Thời gian để nghe được tiếng vang là :
 	Đáp án: t = 4s
BÀI 4: BIỂU DIỄN LỰC
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan
Câu 01: Vận dụng
Mục tiêu: Nêu được tác dụng của lực làm thay đổi vận tốc.
Nội dung: Chỉ ra kết luận đúng trong các kết luận sau: Lực là nguyên nhân:
	A. Làm tăng vận tốc của vật;	B. Làm giảm vận tốc của vật;
	C. Làm thay đổi vận tốc của vật;	D. Làm cho vật chuyển động.
Đáp án: C
Câu 02: Nhận biết
Mục tiêu: Biểu diễn được lực bằng véc tơ lực.
0,5cm
5N
Hình 1
Nội dung: Trên hình 1, là lực tác dụng lên vật vẽ theo tỉ lệ xích 0,5cm ứng với 5N. Câu mô tả nào sau đây là đúng?
Lực có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, độ lớn 15N.
Lực có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 2,5N.
Lực có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 5N.
Lực có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 15N.
Đáp án: D
Câu 03: Vận dụng cao
Mục tiêu: Biểu diễn được lực bằng véc tơ lực.
Nội dung: Lực tác dụng vào vật có phương hợp với phương ngang 350 chiều từ trái sang phải, từ dưới lên. Cách biểu diễn nào sau đây là đúng:
350
Hình a
350
Hình b
350
Hình c
350
Hình d
Hình 2
A. Hình a;	B. Hình b;	C. Hình c;	D. Hình d.
Đáp án: A
Câu 04: Vận dụng cao
Mục tiêu: Biểu diễn được lực bằng véc tơ lực.
Nội dung: Hải đá vào quả bóng đang nằm trên sân. Ta nói Hải đã tác dụng lên quả bóng 1 lực. Điểm đặt của lực này là:
	A. Ở chân Hải;	B. Ở quả bóng;
	C. Ở mặt đất;	D. Ở quả bóng và ở chân Hải.
Đáp án: B
Phần 02: Tự luận.
2N
Câu 01: Vận dụng
Mục tiêu: Biểu diễn được lực bằng véc tơ lực.
Nội dung: Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực trong hình vẽ
Đáp án: Phương ngang, chiều sang phải, độ lớn là 8N
Câu 02: Vận dụng
Mục tiêu: Biểu diễn được lực bằng véc tơ lực.
Nội dung: Biểu diễn trọng lực của một vật có khối lượng 8kg tỉ xích tùy chọn
20N
Đáp án: 
BÀI 5: SỰ CÂN BẰNG LỰC - QUÁN TÍNH
Câu 1: (Nhận biết)
Thế nào là hai lực cân bằng ?
Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều và cùng tác dụng vào một vật.
Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật.
Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng và ngược chiều.
Hai lực cùng cường độ, cùng phương, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật.
Đáp án: A
Câu 2: (Nhận biết)
Khi vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì: 
	A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động;
 B. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm dần.
	C. Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
 D. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh dần.	
Đáp án: C
Câu 3: (Thông hiểu)
Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:
A. trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn.
B. trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi.
C. trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.
D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn.
Đáp án: C
Câu 4: (Thông hiểu)
Trường hợp nào không chịu tác dụng của 2 lực cân bằng:
Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
Hòn đá nằm yên trên dốc núi.
Giọt nước mưa rơi đều theo phương thẳng đứng.
Một vật nặng được treo bởi sợi dây.
Đáp án: B
Câu 5: (Thông hiểu)
Phát biểu nào sai khi nhận biết lực ?
Khi vận tốc của vật thay đổi ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật.
Khi hình dạng của vật thay đổi ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật.
Khi vật bị biến dạng và thay đổi vận tốc ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật.
Khi vận tốc của vật không thay đổi ta có thể kết luận không có lực tác dụng vào vật.
Đáp án: D
Câu 6: (Vận dụng)
Một quả dọi được treo trên sợi dây đứng yên. Hỏi lúc đó quả dọi có chịu tác dụng của lực nào không? Tại sao quả dọi đứng yên?
Quả dọi không chịu tác dụng của lực nào nên quả dọi đứng yên.
Quả dọi chịu tác dụng của trọng lực nên quả dọi đứng yên.
Quả dọi chịu tác dụng của lực giữ của sợi dây nên quả dọi đứng yên.
Quả dọi chịu tác dụng của lực giữ của sợi dây và trọng lực đây là hai lực cân bằng nên quả dọi đứng yên.
Đáp án: D
Câu 7: (Vận dụng)
Tại sao khi có một lực đẩy theo phương ngang tác dụng vào một chiếc bàn, chiếc bàn vẫn đứng yên ?
Do lực hút dính của trái đất tác dụng vào bàn quá lớn so với lực đẩy.
Do lực đẩy tác dụng vào bàn chưa đúng chỗ.
Do lực đẩy cân bằng với lực ma sát của mặt sàn.
Do lực đẩy tác dụng vào bàn chưa đúng hướng.
Đáp án: C
Câu 8: (Nhận biết)
Quán tính là:
A. tính chất giữ nguyên độ lớn và hướng của vận tốc.
B. tính chất giữ nguyên trọng lượng của vật.
C. tính chất giữ nguyên vận tốc của vật.
D. tính chất giữ nguyên thể tích của vật.
Đáp án: A
Câu 9: (Thông hiểu)
Chọn câu sai.
A. Quán tính của vật có quan hệ với khối lượng của vật đó.
B. Vì có quán tính nên mọi vật không thể thay đổi vận tốc ngay được.
C. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính nhỏ.
D. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính.
Đáp án: C
Câu 10: (Nhận biết)
Xe ôtô đang chuyển động đột ngột dừng lại. Hành khách trong xe bị:
Nghiêng người sang phía trái;	B. Nghiêng người sang phía phải;
C. Xô người về phía trước;	 D. Ngả người về phía sau.
Đáp án: C
Câu 11: (Nhận biết)
Hành khách ngồi trên ôtô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng người sang bên phải vì ôtô đột ngột:
A. Rẽ sang trái; B. Tăng vận tốc; C. Rẽ sang phải; D. Giảm vận tốc. 
Đáp án: A
Câu 12: (Thông hiểu)
Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng?
Xe đột ngột tăng vận tốc.
Xe đột ngột giảm vận tốc.
Xe đột ngột rẽ sang phải.
Xe đột ngột rẽ sang trái.
Đáp án: D
Câu 13: (Thông hiểu)
Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?
Hòn đá lăn từ trên núi xuống.
Xe máy chạy trên đường.
Lá rơi từ trên cao xuống.
Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa.
Đáp án: D
Câu 14: (Vận dụng)
Hiện tượng nào sau đây có được không phải do quán tính?
A. Gõ cán búa xuống nền để tra búa vào cán.
B. Giũ quần áo cho sạch bụi.
C. Vẩy mực ra khỏi bút.
D. Chỉ có hiện tượng A và B.
Đáp án: D
Câu 15: (Vận dụng)
Trường hợp nào sau đây không liên quan đến quán tính của vật?
Khi áo có bụi, ta giũ mạnh áo cho sạch bụi.
Bút máy tắc ta vẩy cho ra mực.
Khi lái xe tăng ga, xe lập tức tăng tốc.
Khi đang chạy nếu bị vấp, người sẽ ngã về phía trước.
Đáp án: C
Câu 16: (Vận dụng)
Mọi vật khi chịu lực tác dụng đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được. Tại sao?
Do lực tác dụng chưa đủ mạnh.
Do mọi vật đều có quán tính.
Do có lực khác cản lại.
Do giác quan của mọi người bị sai lầm.
Đáp án: B
BÀI 6: LỰC MA SÁT
Câu 1: (Nhận biết)
Trong các trường hợp xuất hiện lực dưới đây trường hợp nào là lực ma sát.
Lực làm cho nước chảy từ trên cao xuống.
Lực xuất hiện khi lò xo bị nén.
Lực xuất hiện làm mòn lốp xe.
Lực tác dụng làm xe đạp chuyển động.
Đáp án: A
Câu 2: (Nhận biết)
Trong các trường hợp sau trừơng hợp nào không xuất hiện lực ma sát nghỉ?.
Quyển sách đứng yên trên mặt bàn dốc.
Bao xi măng đang đứng trên dây chuyền chuyển động .
Kéo vật bằng một lực nhưng vật vẫn không chuyển động.
Hòn đá đặt trên mặt đất phẳng.
Đáp án: D
Câu 3: (Nhận biết)
Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?
Ma sát làm mòn lốp xe.
Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy.
Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe.
Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn.
Đáp án: B
Câu 4: (Nhận biết)
Trường hợp nào sau đây có ma sát trượt.
Bánh xe đạp bị phanh dừng lại.
Bánh xe đạp lăn từ từ rồi dừng lại.
bánh xe bắt đầu lăn bánh khi bị đạp đi.
Bánh xe quay khi xe đạp bị dựng ngược để thợ cân lại vành bánh xe.
Đáp án: A
Câu 5: (Nhận biết)
Trong các cách làm sau, cách nào làm tăng được lực ma sát ?
Tăng diện tích mặt tiếp xúc.
Tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc.
Tra dầu mỡ bôi trơn.
 Tăng độ nhám mặt tiếp xúc.
Đáp án: D
Câu 6: (Nhận biết)
Trường hợp nào dưới đây, lực ma sát có hại?
A. Dùng tay không rất khó mở nắp lọ bị kẹt.
B. Ma sát làm nóng và làm mòn những bộ phận chuyển động của máy móc.
C. Trời mưa, trên đường nhựa đi xe đạp dễ bị ngã.
D. Tất cả các trường hợp trên lực ma sát đều có hại.
Đáp án: B
Câu 7: (Nhận biết)
Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm giảm ma sát?
Trước khi cử tạ, vận động viên xoa tay và dụng cụ vào phấn thơm.
Dùng sức nắm chặt bình dầu, bình dầu mới không tuột.
Khi trượt tuyết, tăng thêm diện tích của ván trượt.
Chó kéo xe rất tốn sức cần phải bỏ bớt 1 ít hàng hoá trên xe trượt.
Đáp án: D
Câu 8: (Thông hiểu)
Lực ma sát nào giúp ta cầm quyển sách không trượt khỏi tay ?
Lực ma sát trượt.
Lực ma sát nghỉ.
Lực ma sát lăn.
Lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ.
Đáp án: B
Câu 9: (Vận dụng)
Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là 35 N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là: 
Fms = 35N.
Fms = 50N.
Fms > 35N.
Fms < 35N.
Đáp án: A.
Câu 10: (Vận dụng)
Tại sao trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh?
A. Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn.
B. Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn.
C. Để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt.
D. Vì cả 3 lí do trên.
Đáp án: C
Câu 11: (Thông hiểu)
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không cần tăng ma sát?
A. Khi quẹt diêm.
B. Bảng trơn và nhẵn quá.
C. Khi phanh gấp, muốn cho xe dừng lại.
D. khi xe ô tô di trên đất mềm.
Đáp án: D
BÀI 7: ÁP SUẤT
Câu 1: (Nhận biết)
Phát biểu nào sau đây đúng khái niệm áp lực ?
Áp lực là lực ép lên mặt bị ép.
Áp lực là trọng lượng của vật ép lên mặt sàn.
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Áp lực là trọng lượng của vật ép vuông góc lên mặt sàn.
Đáp án: C
Câu 2: (Nhận biết)
Hãy chọn câu trả lời đúng.
Công thức tính áp suất là:
A. p = . B. p = .
C. F = . D. F = .
Đáp án: A
Câu 3: (Nhận biết)
Trường hợp nào trong các trường hợp sau có thể làm tăng áp suất của một vật lên vật khác?
Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép.
Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép.
Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật.
Vừa giảm áp lực tác dụng vào vật vừa tăng diện tích mặt bị ép.
Đáp án: B
Câu 4: (Nhận biết)
Đơn vị đo áp suất là gì ?
Niutơn (N).
Niutơn mét (Nm).
Niutơn trên mét (N/m).
Niutơn trên mét vuông (N/m2).
Đáp án: D
Câu 5: (Nhận biết)
Tác dụng của áp lực càng lớn khi nào ?
Khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ.
Khi áp lực càng nhỏ và diện tích bị ép càng nhỏ.
Khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng lớn.
Khi áp lực càng nhỏ và diện tích bị ép càng lớn.
Đáp án: A
Câu 6: (Thông hiểu)
Muốn tăng áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào ?
Giảm áp lực lên diện tích bị ép.
Tăng diện tích bị ép.
Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần.
Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
Đáp án: D
Câu 7: (Thông hiểu)
Muốn tăng áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào ?
Giảm áp lực lên diện tích bị ép.
Tăng diện tích bị ép.
Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần.
Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
Đáp án: D
Câu 8: (Thông hiểu)
Trong các lực sau đây lực nào gây được áp lực ?
Trọng lượng của một vật treo trên lò xo.
Lực của lò xo giữ vật nặng được treo vào nó.
Trọng lượng của xe lăn ép lên mặt đường.
Một nam châm hút chặt cái đinh sắt.
Đáp án: C
Câu 9: (Thông hiểu)
Lực nào sau đây không phải là áp lực?
Trọng lượng của quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang.
Lực búa tác dụng vuông góc với mũ đinh.
Lực kéo vật chuyển động trên mặt sàn.
Lực mà lưỡi dao tác dụng vào vật.
Đáp án: C.
Câu 10: (Vận dụng)
Có các viên gạch giống hệt nhau với kích thước 5 x 10 x 20 (cm) được xếp ở ba vị trí như hình vẽ.Biết tại vị trí 2 có hai viên gạch được xếp chồng lên nhau. Hỏi áp lực do các viên gạch tác dụng lên mặt đất tại vị trí nào lớn nhất?
10cm
20cm
5cm
20cm
10cm
20cm
1 
2
3
Tại vị trí 1.
Tại vị trí 2.
Tại vị trí 3.
Tại ba vị trí áp lực như nhau.
Đáp án: B.
Câu 11: (Vận dụng)
Một người đứng thẳng gây một áp suất 18000 N/m2 lên mặt đất. Biết diện tích tiếp xúc của hai bàn chân với mặt đất là 0,03 m2 thì khối lượng của người đó là bao nhiêu ?
540N.
54kg.
600N.
60kg.
Đáp án: B
Câu 12: (Vận dụng)
Khi đóng cọc xuống đất, muốn cọc cắm sâu vào đất cần phải tăng áp suất của cọc lên mặt đất, việc làm nào sau đây không có tác dụng làm tăng áp suất ?
Vót nhọn đầu cọc.
Tăng lực đóng búa.
Làm cho đầu cọc cắm xuống đất toè ra.
Vót nhọn đầu cọc và tăng lực đóng búa.
Đáp án: C
Câu 13: (Vận dụng)
Một xe tăng khối lượng 45 tấn, có diện tích tiếp xúc các bản xích của xe lên mặt đất là 1,25m2. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đất.
36N/m2.
36 000N/m2.
360 000N/m2.
18 000N/m2.
Đáp án: C
Câu 14: (Vận dụng)
Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào ?
A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.
B. Trọng lực của tàu.
C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray.
D. Cả ba lực trên.
Đáp án: B
Câu 15: (Vận dụng)
Một ô tô nặng 1800 kg có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất là 300 cm2, áp lực và áp suất của ô tô lên mặt đường lần lượt là:
A. 1800 N; 60 000N/m2.
B. 1800 N; 600 000N/m2.
C. 18 000 N; 60 000N/m2.
D. 18 000 N; 600 000N/m2.
Đáp án: D
Câu 16: (Vận dụng)
Một người tác dụng áp suất 18000 N / m2 lên mặt đất. Biết diện tích mà chân người đó tiếp xúc với đất là 250cm2. Khối lượng của người đó là:
m = 45kg.
m = 72 kg.
m= 450 kg.
Một kết quả khác.
Đáp án: A
BÀI 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG - BÌNH THÔNG NHAU (2 TIẾT)
Câu 1: (Nhận biết)
Phát biểu nào sau đây đúng về áp suất chất lỏng ?
Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình.
Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình và thành bình.
Chất lỏng gây áp suất lên cả đáy bình, thành bình và các vật ở trong chất lỏng.
Chất lỏng chỉ gây áp suất lên các vật nhúng trong nó.
Đáp án: C
Câu 2: (Nhận biết)
Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:
Khối lượng lớp chất lỏng phía trên.
Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.
Thể tích lớp chất lỏng phía trên.
Độ cao lớp chất lỏng phía trên.
Đáp án: D
Câu 3: (Nhận biết)
Công thức tính áp suất chất lỏng là:
A. ;	B. p= d.h;	C. p = d.V;	D. .
Đáp án: B
Câu 4: (Thông hiểu)
Bốn bình 1,2,3,4 cùng đựng nước như hình 6. Áp suất của nước lên đáy bình nào lớn nhất?
Bình 1.
 (3)
 (2)
H×nh 1
 (1)
H×nh 1
 (4)
H×nh 1
Bình 2.
Bình 3.
Bình 4.
Đáp án: A
Câu 5: (Thông hiểu)
 I
 H
 K
R
Trong một bình chứa chất lỏng (hình vẽ), áp suất tại điểm nào lớn nhất? Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất?
Áp suất tại H lớn nhất, áp suất tại R nhỏ nhất.
Áp suất tại K lớn nhất, áp suất tại H nhỏ nhất.
Áp suất tại R lớn nhất, áp suất tại H nhỏ nhất.
Áp suất tại R lớn nhất, áp suất tại I nhỏ nhất.
Đáp án: C
Câu 6: (Vận dụng)
Khi thiết kế đập chắn nước, căn cứ các quy luật áp suất chất lỏng, yêu cầu đập kiên cố, an toàn và tiết kiệm vật liệu thì các phương án nào ở hình vẽ là hợp lí:
A. Hình a;	B. Hình b;	C. Hình c;	D. Hình d.
a
b
c
d
Đáp án: C
Câu 7: (Thông hiểu)
Phát biểu nào sau đây đúng về độ lớn của áp suất chất lỏng ?
Độ lớn của áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc độ sâu từ mặt thoáng đến điểm tính áp suất.
Độ lớn của áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc trọng lượng riêng chất lỏng.
Độ lớn của áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc hình dạng bình chứa.
Độ lớn của áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc trọng 

Tài liệu đính kèm:

  • doccac_cau_hoi_ly_8.doc