Giáo án Dạng 1: Xác định cấu hình electron của nguyên tử, vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1913Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Dạng 1: Xác định cấu hình electron của nguyên tử, vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Dạng 1: Xác định cấu hình electron của nguyên tử, vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
BẢNG HTTH CÁC NTHH 
Dạng 1: Xác định cấu hình electron của nguyên tử, vị trí của nguyên tố trong BTH.
Bài 1(ĐHA/2007): Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình e 1s22s22p6 là:
	A. Li+, F-, Ne	B. Na+, F-, Ne	C. K+, Cl-,Ar	D. Na+, Cl-, Ar
Bài 2(ĐHA/2007): Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của nguyên tố trong BTH các NTHH là:
X: stt 18, ck 3, nhóm VIIA; Y: stt 20, ck 3 nhóm IIA	B. X: 17, 4, VIIA; Y: 20, 4, IIA
C. X: 18, 3, VIA; Y: 20, 4, IIA	D. X: 17, 3, VIIA; Y: 20, 4, IIA
Bài 3(ĐHA/2009): Cấu hình e của ion X2+ là 1s22s22p6s23p63d6. Trong BTH các NTHH, nguyên tố X thuộc 	
A. ck 4, nhóm VIIIA	B. 4, IIA	C. 3, VIA	D. 4, VIIIB
Bài 4(ĐHA/2011): Cấu hình e của ion Cu2+ và Cr3+ lần lượt là
	A. [Ar]3d9 và [Ar]3d14s2 	B. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d3 
	C. [Ar]3d9và [Ar]3d3	D. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d14s2 
Bài 5(TTĐH): Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. X, Y thuộc chu kì và nhóm nào sau đây trong BTH ?
	A. Ck 2, nhóm IA-IIA.	B. Ck 3, nhóm IA-IIA.	C. Ck 2, nhóm IIA-IIIA.	D. Ck 3, nhóm IIA-IIIA.
Bài 6(TTĐH): Cho biết cấu hình e của X, Y lần lượt là: 1s22s22p63s23p3 và 1s22s22p63s23p64s1. Nhận xét nào sau đây là đúng ?	A. X, Y đều là các kim loại.	B. X và Y đều là các phi kim.
	C. X là kim loại, Y là phi kim.	D. X là phi kim, Y là kim loại. 
Bài 7(TTĐH): Cho các nguyên tố A, B, C, D, E, F tạo được các ion có cấu hình e như sau: A-: 1s22s22p6; B+: 1s22s22p63s23p6; C-: 1s22s22p63s23p6. D2+: 1s22s22p63s23p6; E3+: 1s22s22p6, F2+: 1s22s22p63s23p63d6, G2-: 1s22s22p6. Các nguyên tố p là
	A. B, C, D, F	B. A, C, E, F, G	C. A, C, E, G	D. A, B, E, G
Bài 8: Nguyên tố nào sau đây có số electron hóa trị nhiều nhất ?
	A. Fe	B. Cu	C. Cl	D. Cr
Bài 9: Nguyên tử của nguyên tố Mg có cấu hình e như sau: 2/8/2 . Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. Nguyên tử Mg có 2 e độc thân	
B. Lớp e ngoài cùng có 2 e nên có xu hướng nhận thêm 6 e để đạt cấu hình e bền của khí hiếm
C. Nguyên tử Mg là kim loại, có xu hướng nhường 2 e để đạt cấu hình e bền của khí hiếm. 
D. Công thức hiđroxit là MgO
Bài 10: Cho nguyên tố Cl (Z = 17) và K (Z = 19). Câu nào sau đây không đúng?
	A. Cấu hình e nguyên tử Cl: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 và K: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1
B. Trong nguyên tử của nguyên tố Cl và K đều có 1 e độc thân
C. Cl là 1 phi kim điển hình và K là 1 kim loại điển hình. 
D. Cl ở chu kì 3 vì có 3 lớp e, K ở chu kì 4 vì có 4 lớp e
Bài 11: Cho cấu hình e của X: 1s2 2s2 2p6 3s2; Y: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d 3 4s2. Nhận định nào đúng ?
A. X và Y có số e ở lớp ngoài cùng bằng nhau nên ở cùng 1 nhóm 	B. X ở nhóm IIA, còn Y ở nhóm VB 
C. X ở chu kì 3, Y ở chu kì 4 nên cách nhau 8 nguyên tố 	 	D. X và Y đều có số e hóa trị là 2
Bài 12: Biết Mg có Z = 12, Al có Z = 13, K có Z = 19. Cấu hình electron của các ion Mg2+, Al3+, K+ sẽ có cấu hình electron của khí hiếm nào: 
A. Mg2+ giống Ne, Al3+ giống Ar, K+ giống Kr. 	B. Mg2+ và Al3+ giống Ne, K+ giống Ar.
	C. Mg2+ và Al3+ giống Ar, K+ giống Ne. 	 	D. Mg2+, Al3+, K+ giống Ne. 
Bài 13: Cho biết cấu hình electron ngoài cùng của X: 3p2, Y:. 3p3, Z: .. 4p6
A. X : kim loại, Y : phi kim, Z : khí trơ 	B. X : phi kim , Y : phi kim, Z : khí trơ
C. X : phi kim , Y : kim loại, Z : phi kim 	D. X : kim loại, Y : kim loại, Z : phi kim
Dạng 2: Xác định chiều biến đổi các tính chất của nguyên tố.
Bai 14(ĐHB/2008): Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là:
	A. N, P, O, F	B. N, P, F, O	C. P, N, F, O	D. P, N, O, F
Bài 15(ĐHA/2010): Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng dần của ĐTHN thì
	A. bknt và độ âm điện đều giảm	B. bknt và đâđ đều tăng
	C. bknt giảm, đâđ tăng	D. bknt tăng, đâđ giảm
Bài 16(TTĐH): Cho các nguyên tử sau: 13X, 19Y, 20Z. Thứ tự sắp xếp tính bazơ giảm dần từ trái sang phải của các hiđroxit là	A. X(OH)3>Z(OH)2>YOH	B. YOH>Z(OH)2>X(OH)3
C. Z(OH)2>X(OH)3>YOH	D. Z(OH)2>YOH>X(OH)3
Bài 17(TTĐH): So sánh bán kính nguyên tử (hay ion) nào dưới đây không đúng ?
	A. rP > rCl	B. rS>rO	C. rAl > rAl3+	D. rK+ > rCl-
 Bài 18: Chất nào (nguyên tử, ion) có bán kính nhỏ nhất ?
	A. Nguyên tử Clo	B. Nguyên tử iot	C. Anion clorua 	D. Anion iotua
Bài 19: Cho các nguyên tử sau: Al, P, N, Na. Nguyên tử nào có kích thước nhỏ nhất ?	
A. Al. 	B. P.	C. N.	D. Na.
Bài 20: Nguyên tố A(Z=12); B(Z=16). Phát biểu nào không đúng ?
	A. Tính KL của A > B. 	B. Bknt của A > B.	
C. Độ âm điện của A < B.	D. Trong hợp chất khí với H, Avà B có cùng hoá trị.
Bài 21: Cho biết cấu hình e của các nguyên tố A, B, C, D, E: A: 1s22s22p63s23p64s1; B: 1s22s22p63s2 ; C: 1s22s22p63s23p4 D: 1s22s22p4 E: 1s22s22p5. Thứ tự tăng dần tính phi kim của các nguyên tố theo chiều từ trái sang phải là
	A. A, B, C, D, E	B. B, A, D, E, C	C. A, B, C, E, D	D. E, D, C, B, A
Dạng 3: Xác định nguyên tố dựa vào mối quan hệ về cấu hình e và vị trí trong BTH.
Bài 22(ĐHA/2009): Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% về khối lượng. % khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là:	
A. 50,00%	B. 27,27%	C. 60,00%	D. 40,00%
Bài 23: Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức RO2, Với H nó tạo thành hợp chất khí chứa 75% R về khối lượng. Công thức hiđroxit cao nhất của R là
	A. HNO3	B. H2SO4	C. H2CO3	D. H2SiO3
Bài 24: Hợp chất khí với H của 1 nguyên tố ứng với công thức RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,33% oxi về khối lượng. % về khối lượng của R trong RH4 là
	A. 85,71%	B. 87,50%	C. 75,00%	D. 93,33%
Bài 25: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np3. Trong oxit bậc cao nhất của R, nguyên tố oxi chiếm 74,07% về khối lượng. % khối lượng của nguyên tố X trong hiđroxit cao nhất là:	
A. 37,80%	B. 31,63%	C. 29,79%	D. 22,22%
Bài 26: Cho hai nguyên tử A và B có cấu hình electron lớp ngoài cùng lần lượt là 3sx và 3p5. Biết rằng phân lớp 3s của hai nguyên tố hơn kém nhau 1 electron. Số điện tích hạt nhân của A, B lần lượt là
 A. 17 và 11 B. 17 và 12 	C. 12và 17 	D. 11 và 17
Bài 27: Hai nguyên tố A và B cùng chu kì, có tổng số điện tích hạt nhân là 28, nguyên tử mỗi nguyên tố đều có 1 e độc thân. Hai nguyên tố A và B là:
A. Mg và S 	B. Al và P 	C. Na và Cl 	D. F và K
Bài 28: Hai nguyên tố A và B kế tiếp nhau trong cùng nhóm A, có tổng điện tích hạt nhân là 24. Hai nguyên tố A và B là: A. O và S 	B. F và Cl 	C. Be và Ca 	D. Ne và Si.
Bài 29: Nguyên tố X,Y,Z cùng thuộc nhóm A và ở 3 chu kì liên tiếp. Tổng số hạt proton trong 3 nguyên tử bằng 70. X, Y, Z lần lượt là	A. Be, Mg, Ca 	B. Sr, Cd, Ba 	C. Mg, Ca, Sr 	D. Li, Na, K 
Dạng 4: Xác định nguyên tố kế tiếp trong cùng một nhóm A.
Bài 30: Hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp. Lấy 4,25 gam hỗn hợp, hòa tan hoàn toàn vào H2O, thu được ddịch X. Để trung hoà dd X cần 100 ml dd HCl 0,5M và H2SO4 0,5M. 2 kim loại là
	A. Li, Na	B. Na, K	C. K, Rb	D. Rb, Cs
Bài 31: Hòa tan hoàn toàn 4,68 g hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại A và B kế tiếp trong nhóm IIA vào dd HCl thu được 1,12 lít CO2 ở đkc. A, B là	
A. Be, Mg	B. Mg, Ca	C. Ca, Sr	D. Sr, Ba
Bài 33: Cho 8 gam hỗn hợp gồm 2 hiđroxit của 2 kim loại kiềm liên tiếp vào H2O thì được 100 ml dd X. Trung hòa 10 ml dd X trong CH3COOH và cô cạn dd thì thu được 1,47 gam muối khan. 2 kim loại kiềm là.
A. Li, Na	B. Na, K	C. K, Rb	D. Rb, Cs
Bài 34: 5,95 gam hh muối clorua của 2 KL A, B (kế tiếp nhau trong nhóm IIA) tác dụng vừa đủ với dd AgNO3 thu được 17,22 gam kết tủa. Kim loại A, B là	
A. Be, Mg	B. Mg, Ca	C. Ca, Sr	D. Sr, Ba
Bài 35: Hoà tan 20,1 gam hỗn hợp 2 muối NaX và NaY (X, Y là 2 halogen kế tiếp trong BTH) vào nước được dung dịch A. Cho dung dịch A vào dung dịch AgNO3 dư thu được 28,7 gam kết tủa. X, Y là.
	A. F, Cl	B. Cl, Br	C. Br, I	D. I, At
Bài 36: X, Y là 2 nguyên tố halogen thuộc 2 chu kì liên tiếp trong BTH. HH A có chứa 2 muối của X, Y với Natri. 2,2 gam hh A phản ứng vừa đủ với 150ml dd AgNO3 0,2M. Xác định X, Y 
A. F, Cl	B. Cl, Br	C. Br, I	D. F, Cl hoặc Cl, Br.
BÀI TẬP: KIM LOẠI, OXIT KIM LOẠI, BAZƠ, MUỐI TÁC DỤNG VỚI AXIT KHÔNG CÓ TÍNH OXI HÓA ( HCl, H2SO4 loãng )
Bài 1. Hoà tan hoàn toàn 2,81g hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500ml dd H2SO4 0,1M(vừa đủ).Sau phản ứng ,cô cạn dung dịch thu được muối khan có khối lượng là:
A. 6.81g	 B. 4,81g	 C.3,81g	 D.5,81g
Bài 2. Hoà tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg Zn bằng một lượng vừa đủ H2SO4 loãng thấy thoát 1,344 lít H2 ở đktc và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 10,27g	 B.8.98	 C.7,25g	 D. 9,52g
Bài 3. Hòa tan hết 6,3 gam hỗn hợp gồm Mg và Al trong vừa đủ 150 ml dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 1,5M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 30,225 g B. 33,225g C. 35,25g D. 37,25g
Bài 4. Hoà tan 17,5 gam hợp kim Zn – Fe –Al vào dung dịch HCl thu được Vlít H2 đktc và dung dịch A Cô cạn A thu được 31,7 gam hỗn hợp muối khan . Giá trị V là ?
A. 1,12 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. Kết quả khác
Bài 5. Oxi hoá 13,6 gam hỗn hợp 2 kim loại thu được m gam hỗn hợp 2 oxit . Để hoà tan hoàn toàn m gam oxit này cần 500 ml dd H2SO4 1 M . Tính m .
A. 18,4 g B. 21,6 g C. 23,45 g D. Kết quả khác
Bài 6. Hoà tan 10g hỗn hợp bột Fe và Fe2O3 bằng một lượng dd HCl vừa đủ, thu được 1,12 lít hiđro (đktc) và dd A cho NaOH dư vào thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn thì giá trị của m là:
A. 12g B. 11,2g C. 12,2g D. 16g
Bài 7. Đốt cháy hết 2,86 gam hỗn hợp kim loại gồm Al, Fe, Cu được 4,14 gam hỗn hợp 3 oxit . Để hoà tan hết hỗn hợp oxit này, phải dùng đúng 0,4 lít dung dịch HCl và thu được dung dịch X. Cô cạn dung dich X thì khối lượng muối khan là bao nhêu ? .
A. 9,45 gam 	 B.7,49 gam	 C. 8,54 gam	 D. 6,45 gam
Bài 8. Cho 24,12gam hỗn hợp X gồm CuO , Fe2O3 , Al2O3 tác dụng vừa đủ với 350ml dd HNO3 4M rồi đun đến khan dung dịch sau phản ứng thì thu được m gam hỗn hợp muối khan. Tính m .
A. 77,92 gam	 B.86,8 gam	 C. 76,34 gam 	 D. 99,72 gam
Bài 9. Hòa tan 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí X (đktc) và 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được lượng muối khan là
A. 31,45 gam.	B. 33,99 gam 	 C. 19,025 gam.	 D. 56,3 gam
Bài 10. Cho 40 gam hỗn hợp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với O2 dư nung nóng thu được 46,4 gam hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X này tác dụng vừa đủ dung dịch HCl cần V lít dung dịch HCl 2M.Tính V.
A. 400 ml B. 200ml C. 800 ml D. Giá trị khác.
Bài 11. Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư sau phản ứng còn lại 8,32 gam chất rắn không tan và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 61,92 gam chất rắn khan. Giá trị của m
A. 31,04 gam	 B. 40,10 gam	 C. 43,84 gam	D. 46,16 gam
Bài 12. Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X và
0,328 m gam chất rắn không tan. Dung dịch X làm mất màu vừa hết 48ml dung dịch KMnO4 1M. Giá trị của m là
A. 40 gam	 B. 43,2 gam	C. 56 gam	 	D. 48 gam
Bài 13. Hòa tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 5,6 lít H2(ở đktc). Thể tích khí O2 (ở đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp X là
	A. 3,92 lít.	B. 1,68 lít	C. 2,80 lít	D. 4,48 lít
Bài 14. Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B thuộc phân nhóm chính nhóm II, ở 2 chu kỳ liên tiếp. Cho 1,76 gam X tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng muối khan thu được là
	A. 6,02 gam.	B. 3,98 gam. 	C. 5,68 gam.	 D. 5,99 gam.
Bài 15. Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 101,68 gam. B. 88,20 gam. C. 101,48 gam. D. 97,80 gam.
Bài 16. Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với hiđro là 9. Thành phần % theo số mol của hỗn hợp Fe và FeS ban đầu lần lượt là
	A. 40% và 60%. B. 50% và 50%. C. 35% và 65%.	 D. 45% và 55%.
Bài 17. Cho 3,87 gam Mg và Al vào 200ml dung dịch X gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được dung dịch B và 4,368 lít H2 ở đktc. Phần trăm khối lượng của Mg và Al trong hỗn hợp lần lượt là
 A. 72,09% và 27,91%. B. 62,79% và 37,21%. C. 27,91% và 72,09%.	 D. 37,21% và 62,79%.
Bài 18. Cho 40 gam hỗn hợp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với O2 dư nung nóng thu được m gam hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X này tác dụng vừa đủ dung dịch HCl cần 400 ml dung dịch HCl 2M (không có H2 bay ra). Tính khối lượng m.
A. 46,4 gam	 B. 44,6 gam 	 C. 52,8 gam 	D. 58,2 gam
Bài 19. Cho 20 gam hỗn hợp một số muối cacbonat tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 1,344 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 10,33 gam 	B. 20,66 gam	C. 25,32 gam	D. 30 gam
Bài 20. Cho 23,8 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại A, B tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch A. Dẫn toàn bộ CO2 vào dd nước vôi trong dư thì thu được 20 gam kết tủa. Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 26 gam 	B. 30 gam	C. 23 gam	D. 27 gam
Bài 21. Cho m gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại A, B tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 26 gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 23,8 gam 	B. 25,2 gam	 C. 23,8 gam	 D. 27,4 gam
Bài 22. Hoà tan hoàn toàn 3,34 gam hỗn hợp hai muối cacbonat trung hòa của hai kim loại hóa trị II và III bằng dung dịch HCl dư thì thu được dung dịch A và 0,896 lít bay ra (đktc). Khối lượng muối có trong dung dịch A là
A. 31,8 gam	 B. 3,78 gam	 C. 4,15 gam	D. 4,23 gam
Bài 23. Cho 11,5g hỗn hợp gồm ACO3, B2CO3, R2CO3 tan hết trong dung dịch HCl thu được 2,24 lít CO2(đktc). Khối lượng muối clorua tạo thành là?
A. 16,2g B. 12,6g C. 13,2g D. 12,3g
Bài 24. Hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp hai muối XCO3 và Y2(CO3)3 bằng dung dịch HCl ta thu được dung dịch A và 0,672 lít khí bay ra ở đktc. Cô cạn dung dịch A thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 1,033 gam.	 B. 10,33 gam. C. 9,265 gam.	 D. 92,65 gam.
Bài 25. Hoà tan hoàn toàn 19,2 hỗn hợp gồm CaCO3 và MgCO3 trong dung dịch HCl dư thấy thoát ra V (lít) CO2 (đktc) và dung dịch có chứa 21,4 gam hỗn hợp muối. Xác định V.
A. V = 3,36 lít	C. V = 3,92 lít	C. V = 4,48 lít	D.V = 5,6 lít
Bài26. Hòa tan hết hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ vào nước, có 1,344 lít H2 (đktc) thoát ra và thu được dung dịch X. Thể tích dung dịch HCl 1M cần để trung hòa vừa đủ dung dịch X là:
A .12 ml B. 120 ml C. 240 ml D. Tất cả đều sai
Bài 27. Hòa tan 2 kim loại Ba và Na vào nước được dd(A) và có 13,44 lít H2 bay ra (đktc). Thể tích dung dịch HCl 1M cần để trung hòa hoàn toàn dd A là:
A.1,2lít 	B.2,4lít	C.4,8lít	D.0,5lít.
Bài 28. Khối lượng hỗn hợp A gồm K2O và BaO (tỉ lệ số mol 2 : 3) cần dùng để trung hòa hết 1,5 lít dung dịch hỗn hợp B gồm HCl 0,005M và H2SO4 0,0025M là
	A. 0,0489 gam.	B. 0,9705 gam.	 C. 0,7783 gam D. 0,1604 gam.
Bài 29. Cho từ từ 100 ml dung dịch HCl 0,5 M vào 150 ml dung dịch Na2CO3 0,2 M thu được V lít khí CO2 ( đktc). Giá trị của V là:
A. 0,448 B. 0,336 C. 0,224 D. 0,56
Bài 30. Cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 0,2 M vào 100 ml dd X chứa Na2CO3 0,2 M và NaHCO3 0,1 M thu được V lít khí CO2 ở đktc. Giá trị của V là:
A. 0,672 B. 0,336 C. 0,224 D. 0,448
Bài 31. Hoà tan 28 gam hỗn hợp X gồm CuSO4, MgSO4, Na2SO4 vào nước được dung dịch A. Cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 thấy tạo thành 46,6 gam kết tủa và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B được khối lượng muối khan là
	A. 25 gam.	B. 33 gam.	 C. 23 gam.	 D. 21 gam.
Bài 32. Cốc A đựng 0,3 mol Na2CO3 và 0,2 mol NaHCO3. Cốc B đựng 0,4 mol HCl.Đổ rất từ từ cốc B vào cốc A, số mol khí CO2 thoát ra có giá trị nào?
A. 0,1 	 B. 0,3	 C. 0,4	 D. 0,5
Bài 33. Cốc A đựng 0,3 mol Na2CO3 và 0,2 mol NaHCO3. Cốc B đựng 0,4 mol HCl. Đổ rất từ từ cốc A vào cốc B, số mol khí CO2 thoát ra có giá trị nào?
A. 0,2	 B. 0,25 	 C. 0,4	 D. 0,5
Bài 34. Hòa tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ tương ứng là 4:1. Trung hòa dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối tạo ra là:
A. 12,78 gam B. 14,62 gam C. 18,46 gam D. 13,70 gam

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_tap_BTH.doc