Tuần 20 Ngày soạn: Ngày dạy: Chương III. Thống kê Tiết 41-Đ1: Thu thập số liệu thống kê - tần số A. Mục tiêu: - Học sinh làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, nội dung), biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của cụm từ ''số các giá trị của dấu hiệu'' và ''số các giá trị khác nhau của dấu hiệu'' làm quen với khái niệm tần số của một giá trị. - Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập bảng đơn giản để ghi lại số liệu thu thập được qua điều tra. B. chuẩn bị C. Các hoạt động trên lớp: I. Tổ chức lớp: II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: Tiếp cận kiến thức chương 3 Giới thiệu mục tiên và nội dung chương III Cho hs quan sát một phần bảng thống kê số cây trồng được cảu một số lớp, 1) Người ta đã làm như thế nào để có bảng này? 2) Bảng này đem lại cho ta hiểu biết gì ? Số cây trồng được của mỗi lớp Số TT Lớp Số cây trồng được Số TT Lớp Số cây trồng được 1 6A 35 7 7B 28 2 6B 30 8 7c 30 3 6c 28 9 7D 30 4 6D 30 10 7E 35 5 6E 30 11 8A 35 6 7A 35 12 8B 50 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG Giáo viên treo bảng lên bảng. ? Mô tả bảng 1 Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời ?2 lời. ? Dấu hiệu X là gì. ? Tìm dấu hiệu X của bảng 2. - Giáo viên thông báo về đơn vị điều tra. ? Bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra. ? Đọc tên các đơn vị điều tra ở bảng 2. ? Quan sát bảng 1, các lớp 6A, 6B, 7A, 7B trồng được bao nhiêu cây. - Yêu cầu học sinh làm ?4 - Yêu cầu học sinh làm ?5, ?6 ? Tìm tần số của giá trị 30; 28; 50; 35. Giáo viên đưa ra các kí hiệu cho học sinh chú ý. Yêu cầu học sinh đọc SGK 1. Thu thập số liệu. Bảng số liệu thống kê ban đầu Ví dụ: SGK Bảng 1 là bảng số liệu thống kê ban đầu ?1 SGK/5 : bảng 1 có ba cột (TT, tên lớp, số cây trồng) và 21 dòng. 2. Dấu hiệu a. Dấu hiệu, đơn vị điều tra ?2 Nội dung điều tra là: Số cây trồng của mỗi lớp (gọi là dấu hiệu X) - Mỗi lớp ở bảng 1 là một đơn vị điều tra ?3 Bảng 1 có 20 đơn vị điều tra. b. Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu. - Mỗi đơn vị có một số liệu, số liệu đó được gọi là giá trị của dấu hiệu. ?4 Dấu hiệu X ở bảng 1 có 20 giá trị. 3. Tần số của mỗi giá trị ?5 Có 4 số khác nhau là 28; 30; 35; 50 ?6 Giá trị 30 xuất hiện 8 lần Giá trị 28 xuất hiện 2 lần Giá trị 50 xuất hiện 3 lần Giá trị 35 xuất hiện 7 lần Số lần xuất hiện đó gọi là tần số. * Chú ý: SGK IV. Củng cố: - Yêu cầu học sinh làm bt 2 (tr7-SGK) + Giáo viên đưa bảng phụ có nội dung bảng 4 lên bảng. a) Dấu hiệu mà bạn An quan tâm là : Thời gian cần thiết để đi từ nhà đến trường. Dấu hiệu đó có 10 giá trị. b) Có 5 giá trị khác nhau. c) Giá trị 21 có tần số là 1 Giá trị 18 có tần số là 3 Giá trị 17 có tần số là 1 Giá trị 20 có tần số là 2 Giá trị 19 có tần số là 3 V. Hướng dẫn học ở nhà: - Học theo SGK, làm các bài tập 1-tr7; 3-tr8 - Làm các bài tập 2; 3 (tr3, 4 - SBT) Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 42 : Luyện tập A. Mục tiêu: - HS khắc sâu các kiến thức đã học Dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, tần số của mỗi giá trị. - Có kỹ năng tìm giá trị của dấu hiệu, tần số, phát hiện nhanh dấu hiệu. - Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của môn học, áp dụng môn học vào trong đời sống hàng ngày hiệu quả. B. đồ dùng C . Hoạt động trên lớp. I. Tổ chức lớp: II. Kiểm tra bài cũ: HS 1: Dấu hiệu là gì ? Giá trị của dấu hiệu là gì ? Cho ví dụ HS 2. Tần số của mỗi giá trị là gì ? III Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG 1.Bài 3 (SGK - Tr8) ? đọc đề bài ? Dấu hiệu chung cần tìm hiểu ở hai bảng là gì Quan sát lại bảng 5 em cho biết . ? Số các giá trị là bao nhiêu ? Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là bao nhiêu Quan sát lại bảng 6 em cho biết . ? Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là bao nhiêu ? Nhận xét bài làm của bạn qua bài làm trên bảng. (sửa sai nếu có) GV: Nhận xét chung lưu ý học sinh phân biệt giá trị cảu dấu hiệu, số giá trị khác nhau của dấu hiệu. 2. Bài tập 4 (SGK - Tr9) ? Dấu hiệu là gì ? Số các giá trị của dấu hiệu là bao nhiêu ? Số giá trị khác nhau của dấu hiệu ? Liệt kê các giá trị khác nhau của dáu hiệu ? Tìm tần số của mỗi giá trị khác nhau đó Bài tập 3 (SBT- Tr4) ? Lập danh sách như thế nào để làm danh sách thu tiền. ? Cách tạo một danh sách ? Dấu hiệu là gì ? Các giá trị khác nhau là gì ? Tìm tần số tương ứng Bài 3 (SGK - Tr8) a) Dấu hiệu là: Thời gian chạy 50m của mỗi học sinh. b) Trong bảng 5. Số các giá trị là: 20 Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 5 [8,3; 8;5; 8;7;8,4; 8,8] c) Trong bảng 6. Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 4 [9,2; 8,7; 9,0; 9,3] Đối với bảng 5. Tần số lần lượt là: 2; 3; 8; 5; 2 Đối với bảng 6. Tần số lần lượt là: 3; 5; 7; 5 Bài tập 4 (SGK - Tr9) a) Dấu hiệu :Khối lượng chè trong mỗi hộp. Số các giá trị của dấu hiệu là: 30 b) Số giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 5 c) Các giá trị khác nhau của dáu hiệu là: 98; 99; 100; 101; 102 Tần số tương ứng là: 3; 4; 16; 4; 3 Bài tập 3 (SBT- Tr4) - Theo tên các chủ hộ qua đó làm hóa đơn thu tiền. - Ghi danh sách: tên chủ hộ theo một cột, lượng điện tiêu thụ một cột riêng sao cho có sự tương ứng giữa tên chủ hộ và lượng điện tiêu thụ. Dấu hiệu: Số điện năng tiêu thụ (Kw/h) của từng hộ. Các giá trị khác nhau: 38;40; 47; 53; 58; 72; 75; 80; 85; 86; 90; 91; 93; 94; 100; 105; 120; 165. Tần số tương ứng: 1; 1; 1; 1; 1; 1; 1; 1; 1; 2; 2; 1; 1; 1; 1; 1; 1; 1 IV Củng cố: Cho bảng ghi điểm thi học kì I môn toán ở lớp 7A 9 6 5 6 8 4 3 5 9 4 7 8 5 5 8 5 7 7 9 7 7 7 7 7 8 8 4 9 6 8 6 8 6 5 8 8 9 9 5 9 Tự đặt câu hỏi và giải bài toán trên V. Hướng dẫn về nhà. 1)Xem lại các bài tập đã giải. Bảng sau cho biết số lượng học sinh nữ ở một lớp của một trường như sau: 14 17 18 19 19 12 15 14 20 13 16 17 17 15 16 18 a) Dấu hiệu là gì ? Số các giá trị của dấu hiệu. b) Nêu các giá trị khác nhau và tần số tương ứng -Làm bài tập 1,2,4,5 SBT Gia Tường, Ngày.....thỏng.....năm..... Ký Duyệt
Tài liệu đính kèm: