Tuần: 9 Tiết 18 CHƯƠNG II HÀM SỐ BẬC NHẤT NHẮC LẠI – BỔ SUNG CÁC KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ Ngày dạy: I.Mục tiêu: 1.Kiến thức:Hs được ôn lại và nắm vững các kiến thức về : khái niệm hàm số, biến số, hàm số có thể được cho bằng bảng hoặc bằng công thức. Nắm được các khái niệm giá trị của hàm số, đồ thị của hàm số, hàm số đồng biến, nghịch biến. 2.Kỹ năng:Hs Biết cách tính nhanh và thành thạo các giá trị của hàm số khi cho trước biến số, biết biểu diễn các cặp số (x,y) trên mặt phẳng toạ độ, vẽ thành thạo đồ thị của hàm số y = ax. 3.Thái độ:có thái độ cẩn thận trong học tập 4.Định hướng phát triển năng lực + Phát triển năng lực quan sát, thu thập và xử lí thông tin; năng lực phân tích, tổng hợp; kĩ năng thuyết trình + Phát triển năng lực tính toán, vẽ hình và sử dụng ngôn ngữ toán học. + Phát triển năng lực hợp tác hoạt động nhóm. II.Chuẩn bị 1.Chuẩn bị của GV: SGK, Thước thẳng, bảng phụ ghi ví dụ 1 , ?3, BT2. Phiếu học tập bài tập 2SGK 2.Chuẩn bị của HS: ôn lại kiến thức về hàm số đã học ở lớp 7, máy tính bỏ túi; SGK 3.Phương pháp: Thuyết trình, gợi mở, vấn đáp, nhóm. III.Bảng mô tả kiến thức – Xác định năng lực của HS Các nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VD thấp VD cao 1.Khái niệm hàm số. Biết được nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng x thay đổi sao cho với mỗi giá trị của x, ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x; x gọi là biến số Hiểu được cách xác định một hàm số bằng công thức hoặc bảng giá trị -Xác định được một hàm số. -Tìm được giá trị của hàm số ứng với giá trị của biến 2.Đồ thị của hàm số. Hiểu được các bước vẽ đths Biểu diễn được các điểm trên mptđ Oxy Vẽ được đths 3.Hàm số đồng biến, nghịch biến. Hiểu được khái niệm hàm số đồng biến, nghịch biến Chỉ ra được hàm số đồng biến, nghịch biến IV.Tiến trình dạy học 1.Bài cũ: GV giới thiệu sơ lược nội dung chương II, các kiến thức cần ôn ở lớp 7. 2.Bài mới TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Kỹ năng, năng lực/ sản phẩm cần đạt Hoạt động 1:Dạy khái niệm hàm số - Gv: Khi nào thì y được gọi là hàm số của x ? - Gv: Hàm số có thể cho bằng những cách nào? - Gv: Cho hs nghiên cứu VD trong sgk. - Gv: Đưa bảng phụ ghi sẵn VD, hướng dẫn hs ôn lại khái niệm. - Gv: Vì sao y = 2x lại là một hàm số? - Gv: Nhận xét? - Gv: Treo bảng phụ: - Gv: Bảng sau có xác định y là hàm số của x không? Vì sao? y 3 4 3 5 8 x 6 8 4 8 16 - Gv: Nêu chú ý. - Gv: Cho hs làm ?1 vào vở, gọi 1Hs lên bảng làm. - Gv: Yêu cầu Hs nhận xét? - Hs: Nếu mỗi giá trị của x luôn xác định duy nhất một giá trị tương ứng của y. - Hs: Có thể cho bằng bảng hoặc công thức. - Hs: Nghiên cứu VD trong sgk. - Hs: Quan sát trên bảng phụ, nắm khái niệm hàm số. - Hs: Vì y phụ thuộc vào x sao cho mỗi giá trị của x luôn xác định duy nhất một giá trị tương ứng của y. - Hs: Quan sát bảng phụ. - Hs: Bảng trên không xác định một hàm số vì với x = 3 ta có 2 giá trị của y là 4 và 6. - Hs: Nắm nội dung chú ý. - 1Hs: Lên bảng Làm ?1 , Hs còn lại làm vào vở. - Hs: Nhận xét. 1.Khái niệm hàm số. sgk tr 42. VD. a) y là hàm số của x được cho như bảng sau: x 1 2 3 4 y 6 4 2 1 b) y là hàm số của x được cho bởi công thức: y = 2x; y = 2x + 3; y = . Chú ý: sgk tr 42+43. ?1. Hàm số y = Ta có: f(0) = , f(1) = f(2) = , f(3) = f(-2)=, f(-10) =. Kỹ năng quan sát, thu nhận và xử lí thông tin. Kĩ năng thuyết trình Kỹ năng thực hành, tính toán. Sản phẩm: HS nêu được k/n hàm số và xác định được hàm số Hoạt động 2: Thực hiện biểu diễn các điểm trên mptđ, vẽ đths -GV đưa ra mptđ dã vẽ sẵn - Gv: Gọi 1 hs lên bảng biểu diễn các điểm trên mptđ. - Gv: Kiểm tra các em dưới lớp. - Gv: Yêu cầu Hs nhận xét? - GV: Nhận xét, bổ sung nếu cần. - Gv: Gọi 1 hs lên bảng vẽ đồ thị hàm số y = 2x. - Gv: Kiểm tra các em dưới lớp. - Gv: Nhận xét? - 1 Hs: Lên bảng biểu diễn các điểm đã cho trên mặt phẳng toạ độ. - Hs: Dưới lớp làm vào vở. - Hs: Nhận xét. - Hs: Bổ xung. - 1 Hs: Lên bảng vẽ đồ thị của hàm số y = 2x. - Hs : Dưới lớp làm vào vở. - Hs: Quan sát bài làm trên bảng, nhận xét. - Hs: Bổ sung. ?2. a)Biểu diễn các điểm trên mặt phẳng toạ độ Oxy: b) Vẽ đồ thị hàm số y = 2x. Kỹ năng quan sát, thu nhận và xử lí thông tin. Kỹ năng thực hành, tính toán. Kĩ năng vẽ hình Sản phẩm: HS vẽ được ddths hàm số thể hiện trên phiếu học tập và bảng phụ Hoạt động 1:Dạy khái niệm hàm số đồng biến, nghịch biến - Gv: Cho hs nghiên cứu và giải ?3 sgk. - Gv: Giới thiệu khái niệm hàm số đồng biến, nghịch biến. - Gv: Rút ra tổng quát. - Hs: Nghiên cứu Giải ?3 sgk. - Hs: Nắm khái niệm hàm số đồng biến, nghịch biến. - Hs: Phát biểu nội dung “tổng quát”. 3.Hàm số đồng biến, nghịch biến. ?3.sgk tr 43. Tổng quát : sgk tr 44. Kỹ năng thực hành, tính toán. Kỹ năng hoạt động nhóm Kĩ năng thuyết trình Sản phẩm: Nêu được hàm số đồng biến, nghịch biến 3.Củng cố - Luyện tập TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Kỹ năng, năng lực cần đạt Nêu lại các khái niệm đã học trong tiết. Cho HS giải các BT 1a và 2 SGK Phát biểu Giải và trình bày Các phần ghi trên bảng và SGK Trình bày BT1a và BT2 SGK Kỹ năng thực hành, tính toán. Sản phẩm: Trình bày trên bảng 4.Hướng dẫn về nhà TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Kỹ năng, năng lực cần đạt - Học thuộc lí thuyết. - Xem lại các VD và BT. - Làm các bài 1b,3 sgk . - Tiết sau mang thước, com pa. Lắng nghe Ghi nhớ Bài 1b,3 sgk Kỹ năng thu nhận và xử lí thông tin. Kỹ năng thực hành, tính toán. V.Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: