Giáo án Đại số 8 - Tuần 2

doc 4 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1055Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 8 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Đại số 8 - Tuần 2
Tuần 2	Ngày soạn: 
Tiết: 3 	Ngày dạy: 
LUYỆN TẬP
I . MỤC TIÊU.
 	 1.Kiến thức :
 	 - Giúp HS củng cố và nắm chắc quy tắc nhân đa thức với đa thức.
 	 2.Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng thực hiện thành thạo nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
 	 3.Thái độ:
 - Rèn khả năng thực hiện nhanh nhẹn, chính xác .
 II. CHUẨN BỊ:
 	Giáo viên: phiếu học tập, bảng phụ
 	Học sinh: Bút dạ, bài tập về nhà.
 III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	1.Ổn định: 
 	2.Kiểm tra bài cũ: 
 	 Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
 	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1
GV: Chép đề lên bảng và gọi hai Hs thực hiện ,yêu cầu Hs dưới lớp làm vào giấy nháp 
HS:Thực hiện.
GV: Cùng Hs nhận xét.
Hoạt động 2
GV: Với yêu cầu của bài toán ta phải làm gì?
HS: Thực hiện các phép tính trên đa thứcvà rút gọn.
GV:Yêu cầu Hs lên bảng thực hiện.
Hoạt động 3
GV: y.c hs thu gon đa thức 
HS: thực hiện.
GV: Cho học sinh hoạt động theo nhóm tính giá trị của biểu thức.
HS: Thực hành theo nhóm trên bảng phụ nhóm.
Hoạt động 4
GV:để làm bài toán tìm x dạng này trước hết ta phải thu gọn đa thức
GV: Yêu cầu Hs lên thực hiện.
HS: thực hiện
GV:Nhận xét và sửa sai.
Bài tập giành cho HS lớp 8A
Bài 8/6SBT
GV: để C/m đẳng thức thì ta có nhiều cách VD: c/m VT=VP hoặc ngược lại hay ta c/m 2 vế cùng bằng một vế thứ 3
ở bài này ta thấy vế trái phức tạp hơn vế phải nên ta c/m VT=VP
HS: 2 hs lên bảng.
1.Bài tập 10 .(Sgk)
Thực hiện phép tính.
a) (x2 - 2x + 3)(x - 5) 
= x(x2 - 2x + 3) - 5(x2 - 2x + 3) 
=x3 - x2 +x - 5x2 + 10x - 15 
=x3 - 6x2 + x - 15
b) (x2 - 2xy + y2)(x - y) 
= x(x2 - 2xy + y2) - y(x2 - 2xy + y2) 
= x3 - 2x2y + xy2 - yx2 + 2xy2 - y3 
= x3 - 3x2y + 3xy2 - y3
2.Bài tập 11(Sgk)
Ta có:
(x - 5)(2x + 3) - 2x(x - 3) + x + 7 
= 2x2 + 3x - 10x - 15 - 2x2 + 6x +x+7 
= -15 +7 = -8
Vậy biểu thức không phụ thuộc vào biến x.
3.Bài tập 12.(Sgk)
Ta có: P = (x2 - 5)(x+3) + (x+4)(x-x2) 
 =x3 - 5x + 3x2 - 15 +x2 - x3 + 4x - 4x2
 =-x - 15
a) x = 0 thì P = 15
b) x=15 thì P = -30
c) x= -15 thì P = 0
d) x = 0,15 thì P = - 15,15
4.Bài tập 13: (Sgk)
Tìm x biết :
(12x - 5)(4x - 1) + (3x - 7)(1 - 16x) = 81
Û48x2-12x- 20x+5 +3x -48x2-7 +112x =81
Û 83x = 83 
Û x = 1.
Bài 8/6SBT
a. 
b.
4.Củng cố:
Nhắc lại quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
Cách áp dụng các quy tắc nhân để thực hiện các bài toán liên quan.
5.Dặn dò:
 - Học bài theo SGK, ôn lại các quy tắc đã học.
- Làm bài tập 15(Sgk) 
- Tính các tích sau: a) (a + b)(a + b). b) (a - b)(a - b).
(a - b)(a + b).
IV. Rút kinh nghiệm
.,..
Tuần 2	
Tiết 4	
BÀI 3: NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ
I . MỤC TIÊU.
 	1.Kiến thức :
- Giúp HS nắm được các hằng đẳng thức, bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu và hiệu của hai bình phương.
 	2.Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng vận dụng để giải các bài tập đơn giản, rèn khả năng quan sát để sử dụng hằng đẳng thức phù hợp.
 	3.Thái độ:	
- Rèn khả năng thực hiện nhanh nhẹn, chính xác .
 II . CHUẨN BỊ:
 	Giáo viên: bảng phụ hình 1.
 	Học sinh: bài tập về nhà.
 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	1.Ổn định: 
Nắm sỉ số lớp.
 	2.Kiểm tra bài cũ:
HS1: Chửa bài tập 15a(Sgk)
HS2: Chửa bài tập 15b(Sgk)
 	3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Bình phương của một tổng 
GV: HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Em có nhận xét gì về diện tích hình vuông bên cạnh?
GV:Chốt lại và ghi công thức lên bảng.
GV:Em nào có thể ohát biểu thành lời đẳng thức trên?
HS:Trả lời.
 Bình phương của một tổng bằng bình phương số thứ nhất cộng hai lần tích số thứ nhất và số thứ hai cộng bình phương số thứ hai.
GV: Tổ chức Hs làm ?2 phần áp dụng.
HS:1 hs lên bảng thực hiện.
*Hoạtđộng2:Bìnhphươngmột hiệu
GV: Gọi hs làm ?3
HS: Dựa vào đẳng thức một để thực hiện.
GV:Chốt lại và yêu cầu Hs cho biết công thức tổng quát.
HS:Viết công thức.
GV:y.c hs làm ?4.
*Hoạt động 3: Hiệu của hai bình phương.
GV:Yêu cầu Hs là ?5
HS: Làm ?5 và phát hiện công thức.
GV: Em nào có thể phát biểu thành lời công thức trên.
HS: làm ?6 trên giấy nháp.
GV: Nhận xét và chốt lại công thức.
GV:y.c hs làm?7 (câu hỏi giành cho HS K- G)
 HS: khai triển 2 HĐT và trả lời ?7.
GV: giới thiệu chú ý HĐT
(A - B)2 = (B - A)2
1. Bình phương của một tổng
?1 ( a+b)(a+b) = a2 + 2ab + b2 
a
b
a
b
b2
a2
ab
ab
TQ: (A+B)2 = A2+ 2AB + B2
 Áp dụng:
a) (a + 1)2 = a2 + 2a + 1
b)x2 + 4x + 4 = ( x + 2)2
c) 512 = (50+1)2 = 502+ 2.50 + 12 
 =2601
 3012 = 90601
2. Bình phương một hiệu.
A,B là hai biểu thức tuỳ ý.
TQ: (A - B)2 = A2 - 2AB + B2 
?4 1. Phát biểu thành lời.
 2. Áp dụng:
a) (x-)2 = x2 - x + 
b)(2x -3y)2 = 4x2 - 12xy + 9y2 
c)992 = (100 - 1)2 
 = 9801.
3.Hiệu của hai bình phương.
 A,B là hai biểu thức tuỳ ý.
TQ: A2 - B2 = (A-B)(A+B) 
 Áp dụng:
a)(x+1)(x-1) = x2 -1
b) (x-2y)(x+2y) = x2 - 4y2
c) 56.64 = (60 - 4)(60 + 4)
 =602 - 42 = 3584
?7
 Chú ý:
 (A - B)2 = (B - A)2
4.Củng cố:
- Nhắc lại các hằng đẳng thức bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu và hiệu của hai bình phương.
- Các phương pháp phân tích tổng hợp.
5.Dặn dò: 
- Nắm chắc các hằng đẳng thức bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu và hiệu của hai bình phương.
- Làm bài tập 16,17,18,19 Sgk.
- Tiết sau luyện tập.
IV. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 2.doc