Ngày soạn: 27. 3. 2016. Tuấn: 32. Tiết: 65. NGHIỆM CỦA ĐA THỨC MỘT BIẾN. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu khái niệm nghiệm của đa thức một biến; biết một đa thức khác đa thức không có thể có 1, 2, nghiệm hoặc không có nghiệm. Biết số nghiệm của một đa thức không vượt quá bậc của nó. 2. Kỹ năng: Biết kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của đa thức P(x) hay không. 3. Thái độ: Giáo dục tư duy linh hoạt khi kiểm tra một số a có phải là nghiệm của đa thức P(x) hay không? II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SBT, SGV, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT, thước thẳng, máy tính, bảng nhóm. Thành thạo tính giá trị của một đa thức. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tình hình lớp (1 ph): Kiểm tra sỹ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ (6 ph): 3. Giảng bài mới: - Giới thiệu bài (1 ph): 2 không phải là nghiệm của đa thức P(x). Vậy nghiệm của đa thức một biến là gì? Nội dung tiết học hôm nay ta sẽ nghiên cứu. - Tiến trình bài dạy: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 10 ph Hoạt động 1: Từ ví dụ ở bước kiểm tra bài cũ. Hỏi: Cho đa thức P(x), khi nào x = a là một nghiệm của đa thức P(x)? Hoạt động 1: Khi P(a) = 0 thì a là một nghiệm của đa thức P(x). Đọc lại khái niệm . 1. Nghiệm của đa thức một biến. a là nghiệm của đa thức P(x) P(a) = 0 10 ph Họat động 2: Cho đa thức P(x) = 2x+1. Tại sao x = -là nghiệm của đa thức P(x)? Cho đa thức Q(x) = x2 – 1. Hãy tìm nghiệm của đa thức Q(x)? Giải thích? Cho đa thức G(x) = x2 + 1. Hãy tìm nghiệm của đa thức G(x)? Từ các ví dụ trên một đa thức (khác đa thức không) có thể có bao nhiêu nghiệm? Trình bày chú ý như SGK. Cho HS đọc to lại phần chú ý một lần nữa. Hoạt động 2: Vì P(-) = 0 Q(x) có nghiệm là 1 và –1 vì: Q(1) = 0 ; Q(-1) = 0 HS: Đa thức G(x) không có nghiệm vì x2 0 với mọi x nên x2 + 1 0 + 1 > 0 với mọi x, tức là không có một giá trị nào của x để G(x) bằng 0. Đa thức khác đa thức không có thể có 1 , 2 , nghiệm hoặc không có nghiệm. Nghe GV trình bày chú ý. Đọc chú ý. 2. Ví dụ: là nghiệm của vì Chú ý: (SGK) 12 ph Họat động 3: Khi nào a là nghiệm của đa thức P(x)? Khi nào b không là nghiệm của đa thức P(x)? Muốn tìm nghiệm của một đa thức ta phải tiến hành như thế nào? Cho HS làm các bài tập: 54 trang 48 SGK. Hoạt động 3: Khi Khi Cho đa thức bằng 0. Tìm nghiệm. HS lên bảng làm bài 54. 3. Củng cố. 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (2 ph): - Ra bài tập về nhà: Làm các bài tập 55, 56 trang 48 SGK + BT 43; 44; 46; 47 trang 15-16 SBT Làm các bài tập: 57; 58; 59 trang 49 SGK. Bài tập 59: Phải kẻ bảng giống như SGK và điền đơn thức thích hợp vào ô trống. - Chuẩn bị bài mới: Hôm sau ôn tập chương IV: Trả lời 4 câu hỏi ôn tập chương IV vào vở bài tập IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: