Ngày soạn: 8. 2. 2015. Tiết 53. Bài dạy: ĐƠN THỨC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nắm vững khái niệm đơn thức, đơn thức thu gọn, bậc của đơn thức; quy tắc nhân hai đơn thức. 2. Kỹ năng: Nhận biết đơn thức, đơn thức thu gọn; nhận biết được phần hệ số, phần biến của đơn thức; thu gọn đơn thức; bậc của đơn thức. 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi xác định phần hệ số , phần biến, bậc của đơn thức. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: SBT, SGV, thước thẳng, compa, bảng phụ, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT, thước thẳng, máy tính, bảng nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tình hình lớp (1 ph): Kiểm tra sỹ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ (5 ph): 3. Giảng bài mới (37 ph): - Giới thiệu bài (1 ph): Hôm nay ta nghiên cứu một dạng đơn giản của biểu thức đại số ? - Tiến trình bài dạy: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 10ph Hoạt động 1: Vậy theo em thế nào là đơn thức? Số 0 có phải là đơn thức không? Vì sao? Hoạt động 1: Hoạt động nhóm: Nhóm 1+2+3: Viết những biểu thức có chứa phép cộng, phép trừ. Nhóm 4+5+6: Viết những biểu thức còn lại. Số 0 cũng là một đơn thức vì số 0 cũng là một số. Giải miệng SGK 1. Đơn thức: Đơn thức là một biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến. Ví dụ : Chú ý: Số 0 được gọi là đơn thức 0. 10 ph Hoạt động 2: Xét đơn thức . Trong đơn thức trên có mấy biến? Các biến đó có mặt mấy lần, và được viết dưới dạng nào? Ta gọi đơn thức là đơn thức thu gọn. 10: là hệ số của đơn thức; : là phần biến của đơn thức. Thế nào là đơn thức thu gọn? Các đơn thức ở mục 1, những đơn thức nào là đơn thức thu gọn? Những đơn thức nào không phải là đơn thức thu gọn? Hoạt động 2: Học sinh trả lời được khái niệm như SGK. Chỉ ra được những đơn thức thu gọn. Chú ý:Một số là đơn thứic thu gọn. Đơn thức thu gọn, mỗi biến chỉ được viết một lần (hệ số trước, phần biến sau theo thứ tự bảng chữ cái) 2. Đơn thức thu gọn : Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến, mà mỗi biến đã được nâng lên luỹ thừa với số mũ nguyên dương. Ví dụ : Các đơn thức : là những đơn thức thu gọn có hệ số lần lượt là : 1 ; -1 ; 3 ; 10 và có phần biến lần lượt là: Chú ý: (SGK) 10 ph Hoạt động 3: Cho đơn thức: . Đơn thức trên có phải là đơn thức thu gọn không ? Hãy xác định phần hệ số ? Phần biến ? số mũ của mỗi biến? Tổng các số mũ của các biến là: 5+3+1= 9.Ta nói 9 là bậc của đơn thức đã cho. Thế nào là bậc của đơn thức có hệ số khác 0? Hoạt động 3: Học sinh trả lời được khái niệm như SGK. Đọc chú ý. Hãy tìm bậc của các đơn thức sau: ? Thực hiện trên bảng con. 3. Bậc của đơn thức: Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó. Ví dụ: 2x5y3z có bậc là 9 6 ph Hoạt động 4: Hãy cho biết các kiến thức cần nắm vững trong bài học này? Hãy nhắc lại các khái niệm và kĩ năng đó? Hoạt động 4: 1. Đơn thức là một biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến. 2. Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến, mà mỗi biến đã được nâng lên luỹ thừa với số mũ nguyên dương. 3. Bậc của đơn thức: Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó. 4. Củng cố 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (2 ph): - Ra bài tập về nhà: Học thuộc các kiến thức cơ bản trong bài. BTVN: 11 trang 32 SGK; 14,15,16,17,18 trang 11,12 SBT. - Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài đơn thức đồng dạng. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Ngày soạn: 8. 2. 2015. Tiết 54. Bài dạy: ĐƠN THỨC (tiếp theo) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Tiếp tục nắm vững khái niệm đơn thức, đơn thức thu gọn, bậc của đơn thức; và tìm hiểu quy tắc nhân hai đơn thức. 2. Kỹ năng: Tiếp tục nhận biết đơn thức, đơn thức thu gọn; nhận biết được phần hệ số, phần biến của đơn thức ; bậc của đơn thức ; và thực hiện thu gọn đơn thức; 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi thu gọn đơn thức để xác định phần hệ số, phần biến, bậc của đơn thức. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: SBT, SGV, thước thẳng, bảng phụ, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT, thước thẳng, máy tính, bảng nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tình hình lớp (1 ph): Kiểm tra sỹ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ (7 ph): + Hãy nêu khái niệm về đơn thức? Cho ví dụ? (Đơn thức là một biểu thức đại số chỉ gồm một số , hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến ) . + Thế nào là đơn thức thu gọn ? Hãy nêu vi dụ? Xác định hệ số phần biến? Bậc của đơn thức đó? (Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến, mà mỗi biến đã được nâng lên luỹ thừa với số mũ nguyên dương) . 3. Giảng bài mới (35 ph): - Giới thiệu bài (1 ph): Hôm nay ta nghiên cứu nội dung còn lại của bài đơn thức : Nhân hai đơn thức . Vậy làm thế nào thực hiện được nhân hai đơn thức? - Tiến trình bài dạy: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 14 ph Hoạt động 1: Bằng cách tương tự , ta có thể thực hiện phép nhân hai đơn thức. Tìm tích của: và Hoạt động 1: 4. Nhân hai đơn thức: Chú ý: Để nhân hai đơn thức ta nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau. Mỗi đơn thức đều có thể viết thành một đơn thưc thu gọn: 13 ph Hoạt động 2: Có nhiều cách viết khác nhau . Chẳng hạn : Hoạt động 2: Học sinh lên bảng trình bày cả lớp cùng thực hiện và nêu nhận xét. 2. Luyện tập: 7 ph Hoạt động 3: Định nghĩa đơn thức. Cho ví dụ về đơn thức? Viết mỗi đơn thức sau thành đơn thức thu gọn , chỉ rõ phần hệ số, phần biến: Hoạt động 3: 1. Đơn thức là một biểu thức đaị số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số hoặc các biến . Ví dụ đơn thức: –8; 2xy4 ; –a3b4c ; . 2. Để nhân hai đơn thức ta nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau. 3. Củng cố: 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (2 ph): - Ra bài tập về nhà: Học thuộc các kiến thức cơ bản trong bài phần vừa học. Làm các bài tập tương tự trong sách bài tập: 13; 14; 15 trang 11 - Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài đơn thức đồng dạng . IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: