Ngày soạn: 28. 11.2014. Tiết: 30. Bài dạy: HÀM SỐ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh biết được khái niệm hàm số. 2. Kỹ năng: Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay khôngtrong những cách cho cụ thể và đơn giản (bằng bảng, bằng công thức). Tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số. 3. Thái độ: Giáo dục tư duy linh hoạt khi tính toán. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, SBT, thước thẳng, bảng phụ ghi ba điều kiện của hàm số . 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT, thước thẳng, bảng nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp (1 ph): Kiểm tra sỹ số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ (5ph): Nêu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch? Nếu hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau thì: + Tích hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi (bằng hệ số tỉ lệ) + Tỉ số hai giá trị bất kỳ của đại lượng này bằng nghịch đảo của tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia. + + 3. Giảng bài mới (37ph): - Giới thiệu bài (1ph): Xét một khái niệm của hai đại lượng biến thiên đó là hàm số. Hàm số là gì? Nội dung tiết học hôm nay ta sẽ nghiên cứu. - Tiến trình bài dạy: THỜIGIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 18ph Hoạt động 1. Theo bảng này, nhiệt độ trong ngày cao nhất khi nào? Thấp nhất khi nào? Nhìn vào bảng ở ví dụ 1 em có nhận xét gì? Với mỗi thời điểm t, ta xác định được mấy giá trị nhiệt độ T tương ứng? Lấy ví dụ? Tương tự, ở ví dụ 2 em có nhận xét gì? Ta nói nhiệt độ T là hàm số của thời điểm t, khối lượng m là một hàm số của thể tích V. Ở ví dụ 3, thời gian t là hàm số của đại lượng nào? Vậy hàm số là gì? Nhiệt độ trong ngày cao nhất lúc 12 giờ trưa(260 C), thấp nhất lúc 4 giờ sáng( 18C) Trả lời được. Ví dụ: t = 0(giờ) thì T = 20C; t = 12(giờ) thì T = 26C. Khối lượng m của thanh đồng phụ thuộc vào thể tích V của nó. Với mỗi giá trị của V ta chỉ xác định được một giá trị tương ứng của m. Thời gian t là hàm số của vận tốc v. 1. Một số ví dụ về hàm số Ví dụ 1: t 0 4 8 12 16 20 T 20 18 22 26 24 21 Ví dụ 2: m = 7,8V Ví dụ 3: 13ph Hoạt động 2: Qua các ví dụ trên, hãy cho biết đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng thay đổi x khi nào? Các em hãy đọc khái niệm hàm số ở SGK Lưu ý: Để y là hàm số của x cần có các điều kiện sau: x và y đều nhận các giá trị số. Đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng x Với mỗi giá trị của x luôn tìm được một giá trị tương ứng duy nhất của đại lượng y. Giới thiệu phần chú ý như SGK Thảo luận Đọc khái niệm hàm số. Đọc phần chú ý SGK. 2. Khái niệm hàm số : Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số. Chú ý: + khi x thay đổi mà y luôn nhận một gia trị thì y được gọi là hàm hằng. + Hàm số có thể được cho bằng bảng, bằng công thức. + Khi y là hàm sốcủa x, viết Ví dụ: 10 ph Hoạt động 3: Củng cố Cho học sinh hoạt động nhóm bài tập 24 SGK trên bảng phụ Gợi ý: Đối chiếu với ba điều kiện của hàm số, cho biết y có phải là hàm số của x hay không? Đây là trường hợp hàm số cho bằng bảng. Cho ví dụ về hàm số cho bởi công thức? Bài 25 trang 64 SGK. Cho hàm số : Tính : Cho HS hoạt động nhóm? Hoạt động nhóm. Nhìn vào bảng ta thấy ba điều kiện của hàm số đều thoả mãn, vậy y là một hàm số của x. Học sinh hoạt động nhóm, Nhìn vào bảng ta thấy 3 điều kiện của hàm số đều thoả mãn, vậy y là một hàm số cuả x. Cho hàm số : Tính : x 1 3 4 28 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (2 ph). - Ra bài tập về nhà: Học thuộc bài và làm các bài tập 26 đến 29 trang 64 SGK. - Chuẩn bị bài mới: Tiết sau luyện tập. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Ngày soạn: 28. 11. 2014. Tiết: 31. Bài dạy: LUYỆN TẬP HÀM SỐ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố khái niệm hàm số 2. Kỹ năng: Rèn luyện khả năng nhận biết đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không (theo bảng, công thức, sơ đồ). Tìm được giá trị tương ứng của hàm số theo biến số và ngược lại. 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi tính toán. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, SBT, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Bảng nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tình hình lớp (1 ph): Kiểm tra sỹ số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ (6ph): Khi nào đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng x? Chữa bài tập 26 SGK x -5 -4 -3 -2 0 y = 5x-1 -26 -21 -16 -11 -1 0 3. Giảng bài mới (36 ph): - Giới thiệu bài (1 ph): Vận dụng những vấn đề cơ bản về hàm số vào việc giải các bài tập như thế nào? Hôm nay ta tiến hành luyện tập. - Tiến trình bài dạy. THỜIGIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 15ph Hoạt động 1. Cho học sinh hoạt động nhóm bài tập 27 trang 64 SGK Dựa vào điều kiện của hàm số trả lời Hoạt động nhóm: Nhóm 1+2+3: câu a Nhóm 4+5+6: câu b 1. a.Đại lượng y là hàm số của đại lượng x Vì y phụ thuộc theo sự biến đổi của x, Với mỗi giá trị của x chỉ có một giá trị tương ứng của y Công thức: xy = 15 y và x tỉ lệ nghịch với nhau. b. y là một hàm hằng. Với mỗi giá trị của x chỉ có một giá trị tương ứng của y bằng 2 Công thức: y = 2 15 ph Hoạt động 2 : Cho HS hoạt động cá nhân bài tập 28 SGK trên bảng con Cho học sinh làm bài 29 trang 64 SGK ( thi đua giữa các nhóm) Treo bảng phụ đề bài 31 trang 65 SGK và cho HS giải miệng, lần lượt gọi từng em lên bảng điền vào ô trống. Từ Muốn điền được vào các ô trống ta phải tiến hành như thế nào? Cho học sinh hoạt động nhóm bài tập 35 trang 47 SBT a. Với mỗi giá trị của x ta chỉ có một giá trị tương ứng của y. Do đó y là hàm số của x. b. y không phải là hàm số của x vì ứngvới x = 4 có hai giá trị tương ứng của y là –2 và 2. c. y là một hàm số của x (hàm hằng) Thực hiện được Hoạt động nhóm. Thực hiện cá nhân Thực hiện. Thế giá trị đã biết vào công thức để tìm giá trị còn lại. 2. Cho hàm số: a. ; b. x 6 4 3 2 5 6 12 y 2 3 4 6 2 1 x -0,5 4,5 9 y -2 0 6ph Hoạt động 3 : Nêu cách thực hiện hai dạng toán trong tiết luyện tập Học sinh nêu lại cách thực hiện. 3. Củng cố 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (2 ph). - Ra bài tập về nhà: Làm thêm các bài 36, 37, 38, 39, 43 SBT trang 48, 49. - Chuẩn bị bài mới:” Mặt phẳng toạ độ” IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Ngày soạn: 27. 11.2014. Tiết 32. Bài dạy: MẶT PHẲNG TOẠ ĐỘ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Thấy được sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng. 2. Kỹ năng: Biết vẽ hệ trục toạ độ, biết xác định toạ độ của một điểm trên mặt phẳng , biết xác định một điểm trên mặt mặt phẳng khi biết toạ độ của nó. 3. Thái độ: Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn để ham thích học toán. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, SBT, một chiếc vé xem phim, phấn màu, thước thẳng, bảng phụ. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, thước thẳng, giấy kẻ ô vuông. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp (1 ph): Kiểm tra sỹ số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ (5ph): Chữa bài tập 36 trang 48 SBT. 3. Bài mới (37 ph): - Giới thiệu bài (1 ph): Làm thế nào để xác định được vị trí của một điểm trên mặt phẳng? - Tiến trình bài dạy: THỜIGIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 7 ph Hoạt động 1. Giới thiệu ví dụ 1 và ví dụ 2 như SGK. Trong toán học, để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng người ta thường dùng hai số. Làm thế nào để có hai số đó? 1. Đặt vấn đề Ví dụ 1: Toạ độ địa lí của mũi Cà Mau là: Ví dụ 2: Số ghế: H1 9 ph Hoạt động 2. Giới thiệu mặt phẳng toạ độ. Trên mặt phẳng vẽ hai trục số Ox và Oy vuông góc và cắt nhau tại gốc của mỗi trục. Khi đó ta có hệ trục toạ độ Oxy. Hướng dẫn học sinh vẽ hệ trục toạ độ. Nghe GV giới thiệu hệ trục toạ độ Oxy, vẽ hệ trục toạ độ Oxy theo sự hướng dẫn của GV 2. Mặt phẳng toạ độ: Mặt phẳng có hệ trục toạ độ Oxy gọi là mặt phẳng toạ độ Oxy. 10 ph Hoạt động 3. Yêu cầu học sinh vẽ một hệ trục toạ độ O xy. GV lấy điểm P ở vị trí tương tự như hình 17 SGKâu2hực hiện các thao tác như SGK rồi giới thiệu cặp số (1,5;3) gọi là toạ độ của điểm P.Kí hiệu P(1,5;3); số 1,5 gọi là hoành độ của điểm P.Số 3 gọi là tung độ của điểm P. Nhấn mạnh: Khi kí hiệu toạ độ của một điểm bao giờ hoành độ cũng viết trước , tung độ viết sau. Từ hình 18 SGK GV nhấn mạnh 3 ý của kết luận như SGK Học sinh thực hiện. Học sinh nghe và thực hiện theo yêu cầu 3. Toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ: Trên mặt phẳng toạ độ : + Mỗi điểm M xác định một cặp số . Ngược lại, mỗi cặp số xác định một điểm M. + Cặp số gọi là toạ độ của điểm M, là hoành độ và là tung độ của điểm M. + Điêm M có toạ độ được kí hiệu 10 ph Hoạt động 4. Củng cố Cho học sinh làm bài 32 trang 67 SGK trên bảng phụ. Cho học sinh làm bài tập 33 trang 67 SGK. Yêu cầu học sinh nhắc lại một số khái niệm về hệ trục toạ độ, toạ độ của một điểm. Vậy để xác định được vị trí của một điểm trên mặt phẳng ta cần biết điều gì? Thực hiện. Nhắc lại đựoc Muốn xác định được vị trí của một điêmtreen mặt phẳng ta cần biết toạ độ của điểm đó (hoành độ và tung độ) trong mặt phẳng toạ độ. 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (2 ph). - Ra bài tập về nhà: Học bài để nắm vững các khái niệm và quy định của mặt phẳng toạ độ. BTVN: 34, 35 trang 68 SGK; 44, 45, 46 trang 49, 50 SBT. - Chuẩn bị bài mới: Hôm sau luyện tập. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: