Giáo án Chuyển động thẳng biến đổi đều ( cơ bản )

docx 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 3240Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chuyển động thẳng biến đổi đều ( cơ bản )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Chuyển động thẳng biến đổi đều ( cơ bản )
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
( Cơ bản )
F Dạng 1: Tính a, v, s, t
Bài 1. Sau khi xuất phát được 5s, vận tốc của một tên lửa là
360km/h. Coi tên lửa tăng tốc đều đặn. 
 a. Tính gia tốc của tên lửa?
 b. Tính quãng đường trong giai đoạn trên.
Bài 2. Môt xe máy đang chuyển với vận tốc 54km/h thì bị hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Sau 4s, tốc kế chỉ 18km/h. 
 a. Tính gia tốc của xe?
 b. Tính quãng đường đi được trong 4s.
 c. Tính thời gian kể từ lúc hãm phanh đến lúc dừng lại
 d. Tính quãng đường đi được đến lúc dừng lại
Bài 3. Một ô tô chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 2m/s2 . Sau khoảng thời gian 10s đi được quãng đường là 15m
 a. Tính vận tốc ban đầu của ô tô.
 b. Tính vận tốc sau 10s.
Bài 4. Một xe ô tô rời bến chuyển động thẳng nhanh dần đều và sau khi đi được 20m đạt vận tốc 15m/s. 
 a. Tìm gia tốc của ô tô.
 b. Thời gian để đạt vận tốc trên.
Bài 5. Một xe đạp chuyển động với vận tốc 9km/h thì hãm phanh và chuyển động với gia tốc 0,5m/s2. 
 a. Sau bao lâu xe dừng.
 b. Tính quãng đường đi được.
Bài 6. Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc v0, gia tốc a. Sau khi đi được quãng đường 10m thì có vận tốc 5m/s, đi thêm quãng đường 37,5m thì vận tốc 10m/s. Tính v0 và a.
Bài 7. Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều qua A với vận tốc vAvà đi đến B mất thời gian 4s. Sau đó 2s, vật đến được C. Tính vA và gia tốc của vật. Biết AB = 36m, BC = 30m.
Bài 8. Một vật chuyển động nhanh dần đều đi được những đoạn đường 15m và 33m trong hai khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là 3s. Xác định vận tốc ban đầu và gia tốc của vật.
Bài 9. Một vật khởi hành lúc t = 0 tại điểm A có tọa độ xA = -5m đi theo chiều dương với vận tốc 4m/s. Khi đến gốc tọa độ O, vận tốc vật là 6m/s. 
a. Gia tốc của chuyển động.
b. Thời điểm và vận tốc của vật lúc qua điểm B có tọa độ 16m.
c. Viết phương trình chuyển động.
Bài 10. Một ô tô khởi hành từ O chuyển động thẳng biến đổi đều. Khi qua A và B, ô tô có vận tốc lần lượt là 8m/s và 12m/s. Gia tốc của ô tô là 2m/s. Tính:
a. Thời gian ô tô đi trên đoạn AB.
b. Khoảng cách từ A đến B, từ O đến A.
F Dạng 2: Xác định chuyển động từ phương trình.
Bài 1. Vận tốc của một vật chuyển động thẳng có biểu thức: 
v = 20 + 4.t (m/s). 
 a. Vật chuyển động như thế nào? Xác định vo, a.
 b. Viết phương trình quãng đường.
Bài 2. Vận tốc của một vật chuyển động thẳng có biểu thức: 
v = 20 – 4t (m/s). 
 a. Vật chuyển động như thế nào? Xác định vo, a.
 b. Viết phương trình quãng đường.
Bài 3. Phương trình chuyển động của một vật chuyển động thẳng biến đổi đều như sau: x = 5 + 2t + 0,25t2
 a. Vật chuyển động như thế nào? Xác định xo ,vo, a.
 b. Hãy viết phương trình vận tốc. Vận tốc tại thời điểm t = 3s
 c. Viết phương trình quãng đường. 
 d. Quãng đường đi từ t = 2s đến t = 10s?
 e. Tọa độ lúc vận tốc là 8m/s
Bài 4. Một xe chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu. Trong giây thứ ba kể từ lúc bắt đầu chuyển động, xe đi được 5m. 
a. Tính gia tốc 
b. Quãng đường xe đi được sau 10s.
Bài 5. Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều có:
Khi t1 = 2s thì x1 = 5cm và v1 = 4cm/s
Khi t2 = 5s thì v2 = 16cm/s
a. Viết phương trình chuyển động của vật.
b. Xác định thời điểm mà vật đổi chiều chuyển động và vị trí của vật lúc này.
F Dạng 3. Viết phương trình
A
M
N
Bài 1. Một ôtô chuyển động trên đường thẳng MN khi đi ngang qua điểm A ôtô có vận tốc 36km/h và chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,6m/s2. Biết AM=20m, AN=15m. Chọn gốc thời gian khi xe đi qua điểm A. Lập phương trình chuyển động của xe trong các trường hợp sau:
 a. Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến N.
 b. Chọn gốc tọa độ tại A,chiều dương từ A đến M.
 c. Chọn gốc tọa độ tại M, chiều dương từ M đến N.
 d. Chọn gốc tọa độ tại M, chiều dương từ N đến M
 e. Chọn gốc tọa độ tại N, chiều dương từ N đến M. 
 f. Chọn gốc tọa độ tại N, chiều dương từ M đến N. 
Bài 2. Sau khi xuất phát được 5s, vận tốc tức thời của một tên lửa là 360km/h. Coi tên lửa tăng tốc đều đặn.
 a. Lập công thức tính vận tốc tức thời của tên lửa?
 b. Tính vận tốc tức thời của tên lửa sau khi xuất phát được 10s?
Bài 3. Một vật chuyển động biến đổi đều với vận tốc đầu là v0 = 20m/s và gia tốc a = -2m/s2. 
 a. Lập công thức tính vận tốc tức thời của tên lửa?
 b. Tính vận tốc vật sau đó 10s?
 c. Tính thời gian và quãng đường đi được lúc vật dừng lại.
Bài 4. Môt xe máy đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 54km/h thì bị hãm phanh và chuyển động thẳng chậm dần đều. Sau khi hãm phanh được 4s, tốc kế chỉ 18km/h. 
 a. Lập công thức vận tốc tức thời của máy kể từ lúc hãm phanh?
 b. Sau khi hãm phanh được bao lâu xe dừng lại?
Bài 5. Một xe máy đang chuyển động thẳng đều thì hãm phanh và chuyển động chậm dần đều với gia tốc 2m/s2. Mười giây sau xe dừng lại. 
 a. Tính vận tốc lúc bắt đầu hãm phanh?
 b. Tính quãng đường đi được từ lúc bắt đầu hãm phanh tới lúc dừng lại?
Bài 6. Một máy bay hạ cánh trên đường băng với vận tốc ban đầu là 100m/s và gia tốc - 10m/s2.
 a. Sau bao lâu nó dừng lại?
 b. Nếu đường băng dài 1km thì có đủ để hạ cánh trong điều kiện như trên không?
Bài 7. Một tầu hoả đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 72km/h thì hãm phanh đi chậm dần đều. Sau khi chuyển động thêm được 200m nữa thì tàu dừng lại.
 a. Tính gia tốc.
 b. Thời gian phanh.
Bài 8. Một đoàn tầu đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h thì tăng tốc với gia tốc 0,5m/s2. 
 a. Vận tốc của nó sau khi tăng tốc được một phút?
 b. Tính quãng đường đi được sau khi tăng tốc được 10s và trong giây thứ mười?
Bài 9. Một vật chuyển động nhanh dần đều đi được những đoạn đường 15m và 33m trong hai khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là 3s. Xác định vận tốc ban đầu và gia tốc của vật.
Bài 10. Một ô tô bắt đầu khởi hành từ O chuyển động thẳng biến đổi đều. Khi qua A và B, ô tô có vận tốc lần lượt là 8m/s và 12m/s. Gia tốc của ô tô là 2m/s. Tính:
 a. Thời gian ô tô đi trên đoạn AB.
 b. Khoảng cách từ A đến B, từ O đến A.
Bài 11. Một thang máy chuyển động như sau:
Giai đoạn 1: Chuyển động thẳng nhanh dần đều, không vận tốc đầu, với gia tốc 1m/s2 trong thời gian 4s.
Giai đoạn 2: Trong 8s sau đó, nó chuyển động đều với vận tốc đạt được sau 4s đầu.
Giai đoạn 3: 2s sau cùng, nó chuyển động chậm dần đều và dừng lại.
 a. Vẽ đồ thị vận tốc của chuyển động này.
 b. Tính quãng đường mà nó đã đi được.
Bài 12. Một xe ô tô đang chuyển động với vận tốc không đổi 20 m/s thì hãm phanh và chuyển động với gia tốc 2m/s2 
 a. Tính quãng đường và thời gian vật đi được đến lúc dừng lại? 
 b. Tính vận tốc của xe vào thời điểm 20 s, lúc đó vật chuyển động theo chiều nào?
 c. Viết phương trình chuyển động của xe. 
Bài 13. Một thang máy chuyển động theo ba giai đoạn liên tiếp:
GĐ1: nhanh dần đều, không vận tốc đầu và sau 25m thì đạt vận tốc 10m/s
GĐ2: thẳng đều trên đoạn đường 50m liền theo.
GĐ3: chậm dần đều để dừng lại cách nơi khởi hành 125m.
 a. Tính thời gian từng giai đoạn.
 b. Lập phương trình chuyển động của mỗi giai đoạn.
 c. Vẽ các đồ thị gia tốc, vận tốc của mỗi giai đoạn chuyển động.
Bài 14. Một ô tô đang chuyển động với tốc độ 30m/s thì tắt máy và bắt đầu chuyển động chậm dần đều lên một con dốc. Khi lên dốc ô tô chịu tác dụng của một gia tốc 2m/s2.
 a. Viết biểu thức tính vận tốc.
 b. Dốc dài 500 m. Hỏi ô tô có lên được hết dốc không? Cho rằng khi lên đến đỉnh dốc vận tốc ô tô bằng không.
 c. Muốn lên được dốc và có vận tốc tại đỉnh dốc là 5m/s thì người lái xe phải tắt máy lúc vận tốc bao nhiêu?
Bài 15. Một người đi xe đạp đang chuyển động với vận tốc 2m/s thì ngừng đạp và xuống dốc. Biết dốc dài 50m và thời gian đi được là 10s.
 a. Tính gia tốc
 b. Tính vận tốc tại chân dốc.
 c. Khi xuống chân dốc xe tiếp tục chạy trên đường ngang được 15s thì dừng hẳn.Tính quãng đường và gia tốc trên đường ngang.
F Dạng 4: Xác định thời điểm. vị trí gặp nhau.
Bài 1. Một xe máy đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 72km/h thì bị cảnh sát giao thông phát hiện. Hai giây sau khi xe máy đi ngang qua, cảnh sát phóng môtô đuổi theo với gia tốc không đổi 4m/s2.
 a. Lập phương trình chuyển động của mỗi xe? 
 b. Sau bao lâu cảnh sát đuổi kịp?
 c. Khi đuổi kịp, vận tốc tức thời của cảnh sát là bao?
Bài 2. Một ôtô bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 4m/s2 đúng lúc một tàu điện vượt qua nó chậm dần đều vời vận tốc 45m/s và gia tốc 2m/s2. Biết hai xe đi trên hai đường thẳng song song nhau.
 a. Lập phương trình chuyển động của hai xe? 
 b. Sau bao lâu ôtô đuổi kịp tàu? 
 c. Tính vận tốc tức thời của mỗi xe khi đó?
Bài 3. Một ô tô bắt đầu khởi hành từ A chuyển động thẳng nhanh dần đều về B với gia tốc 0,5m/s2. Cùng lúc đó một xe thứ hai đi qua B cách A 125m với vận tốc 18km/h, chuyển động thẳng nhanh dần đều về phía A với gia tốc 30cm/s2. Tìm:
a. Vị trí hai xe gặp nhau và vận tốc của mỗi xe lúc đó.
b. Quãng đường mà mỗi xe đi được kể từ lúc ô tô khởi hành từ A
F Dạng 5: Dựa vào đồ thị
Bài 1. Cho chuyển động của chất điểm như hình vẽ
a. Nêu tính chất chuyển động trong từng giai đoạn
b. Tính gia tốc trong từng giai đoạn.
c. Tính quãng đường đi được.
d. Viết biểu thức vận tốc
e. Viết phương trình chuyển động biết chất điểm chuyển động trên một đường thẳng và xuất phát từ gốc tọa độ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_dong_thang_bien_doi_deu.docx