Giáo án Chương 1: Este - Lipt a-este

doc 12 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1240Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chương 1: Este - Lipt a-este", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Chương 1: Este - Lipt a-este
HỌC KÌ I
Chương 1: ESTE - LIPT
A-ESTE.
I – KHÁI NIỆM, DANH PHÁP, ĐỒNG PHÂN
Tổng quát:
Ê Khi thay thế nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR’ thì được este.
 CTCT của este đơn chức: RCOOR’
R: gốc hiđrocacbon của axit hoặc H.
R’: gốc hiđrocacbon của ancol (R # H)
 CTCT chung của este no đơn chức: CnH2nO2 (x ≥ 2) ; CnH2n+1COOCmH2m+1 (n ≥ 0, m ≥ 1) 
 CTC este đơn chức : CxHyO2 ; RCOOR’
 Tên gọi: Tên gốc hiđrocacbon của ancol + tên gốc axit.
- Tên gốc axit: Xuất phát từ tên của axit tương ứng, thay đuôi ic→at. 
Thí dụ:
HCOOCH3: metyl fomiat
CH3COOCH3: metyl axetat
C2H5COOCH3: metyl propionat
HCOOC2H5: etyl fomiat
CH3COOC2H5: etyl axetat
C2H5COOC2H5: etyl propionat
HCOOC3H7: propyl fomiat
CH3COOC3H7: propyl axetat
CH3COOCH=CH2: vinyl axetat
HCOOCH(CH3)2 : isopropyl fomiat
CH2 =CHCOOCH3 : metyl acrylat
CH3COOC6H5 : phenyl axetat
 ĐỒNG PHÂN: 
+ Axit: 2n-3
+ Este: 2n-2
CTPT
Số đ p este
Số đ p axit
Tổng đồng phân đơn chức
C2H4O2
1 
1 cho pư tráng gương
1
2
Đều tác dụng với kiềm (NaOH, KOH)
C3H6O2
2
1 cho pư tráng gương
1
3
C4H8O2
4
2 cho pư tráng gương
2
6
C5H10O2
8
4
12
II – TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Các este là chất lỏng hoặc chất rắn trong điều kiện thường, hầu như không tan trong nước, dễ bay hơi, có nhiệt độ sôi thấp và có mùi thơm đặc trưng.
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
I. Không tác dụng với natri
II. Phản ứng thủy phân:
a. Thuỷ phân trong môi trường axit: thu được axit và ancol
Đặc điểm của phản ứng: Thuận nghịch và xảy ra chậm.
b. Thuỷ phân trong môi trường bazơ (Phản ứng xà phòng hoá): thu được muối và ancol
Đặc điểm của phản ứng: Phản ứng chỉ xảy ra 1 chiều.
Tổng quát: RCOOR’ : 
Lưu ý: Phản ứng của một số este đặc biệt:
* Este có dạng HCOOR’ : có phản ứng tráng gương (HCOOR’ → 2Ag)
* Este RCOOCH=CH-R’ : RCOOCH=CH-R’ + H2O RCOOH + R’CH2CHO (andehit)
* Este RCOOC6H5 : RCOOC6H5 + 2 NaOH RCOONa + C6H5ONa + H2O (2 muối)
Thí dụ:
 * HCOOCH3 + NaOH à HCOONa + CH3OH 
 	Tráng gương
 * HCOOCH=CH2 + NaOH à HCOONa + CH3CHO 
 2 sp tráng gương 
 * CH3COOC6H5 + 2NaOH à CH3COONa + C6H5ONa + H2O
 Phenyl axetat hai muối
IV. ĐIỀU CHẾ
1. Phương pháp chung: Bằng phản ứng este hoá giữa axit cacboxylic và ancol.
 Axit + ancol este + nước
Lưu ý: CH3COOH + CH ≡CH → CH3COOCH=CH2 ( giảm tải)
 C6H5COOH + (CH3CO)2O → CH3COOC6H5 + CH3COOH
B-LIPIT.
I – KHÁI NIỆM 
Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ không cực.
II – CHẤT BÉO
1. Khái niệm
Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay là triaxylglixerol. 
 + Glixerol: C3H5(OH)3 + Axit béo: mạch dài (C12à C24) không nhánh, C chẳn.
 Các axit béo hay gặp:
C17H35COOH hay CH3[CH2]16COOH: axit stearic
C17H33COOH hay cis-CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH: axit oleic
C15H31COOH hay CH3[CH2]14COOH: axit panmitic 
Ê Axit béo là những axit đơn chức có mạch cacbon dài (12C đến 24C), không phân nhánh, có thể no hoặc không no.
 CTCT chung của chất béo: (RCOO)3C3H5 Hoặc 
R1, R2, R3 là gốc hiđrocacbon của axit béo, có thể giống hoặc khác nhau.
Thí dụ:
(C17H35COO)3C3H5: tristearoylglixerol (tristearin). Chất béo rắn: mỡ
(C17H33COO)3C3H5: trioleoylglixerol (triolein) Chất béo lỏng: dầu 
(C15H31COO)3C3H5: tripanmitoylglixerol (tripanmitin) Chất béo rắn: mỡ
Axit béo
+ glixerol [C3H5(OH)3]
 - 3H2O
Chất béo
 C17H35COOH
 axit stearic
(C17H35COO)3C3H5
 tristearin
 C17H33COOH
 axit oleic
(C17H33COO)3C3H5
 triolein
 C15H31COOH
 axit panmitic
(C15H31COO)3C3H5
 tripanmitin
2. Tính chất vật lí 
 Ở điều kiện thường: Là chất lỏng hoặc chất rắn.
 - R1, R2, R3: Chủ yếu là gốc hiđrocacbon no thì chất béo là chất rắn.
- R1, R2, R3: Chủ yếu là gốc hiđrocacbon không no thì chất béo là chất lỏng.
 Không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ không cực: benzen, clorofom,
 Nhẹ hơn nước, không tan trong nước.
3. Tính chất hoá học 
a. Phản ứng thuỷ phân
	Chất béo + 3 H2O 	 3 axit béo + glixerol 
(RCOO)3C3H5 + 3H2O 3RCOOH + C3H5(OH)3
b. Phản ứng xà phòng hoá
 Chất béo + 3 NaOH t0 3 muối của axit béo + glixerol 
RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3
c. Phản ứng cộng hiđro của chất béo lỏng
 Triolein tristearin
Chất béo lỏng + H2 Ni chất béo rắn
 Dầu Mỡ
LƯU Ý : Cho n axit béo tác dụng với glixerol thì số trieste thu được là: 
 Thí dụ: 2 axit béo à 6 trieste ; 	3 axit béo à 18 trieste
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2 : CACBONHIĐRAT 
A. KHÁI NIỆM VỀ CACBONHIĐRAT
	Cacbonhiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức, có chứa nhiều nhóm hyđroxyl (-OH) và có nhóm cacbonyl ( -CO- ) trong phân tử, thường có công thức chung là Cn(H2O)m.
B. PHÂN LOẠI: Cacbohidrat ( gluxit, saccarit, đường)
	* Monosaccarit: (đường đơn) C6H12O6.
 Glucozo và fructozo: đồng phân; không cho phản ứng thủy phân.
	* Đisaccarit: (đường đôi) C12H22O11.
 Saccarozo và mantozo: đồng phân; cho phản ứng thủy phân.
	* Polisaccarit: (đường đa) (C6H10O5)n
 Tinh bột và xenlulozo: không là đồng phân; cho phản ứng thủy phân.	
MONOSACCARIT
C6H12O6
Glucozo
 5-OH Cu(OH)2 dd màu xanh lam 
 Glucozo	 AgNO3/NH3 2Ag	
 -CHO
 Br2 mất màu 
fructozo
+ Cho phản ứng với Cu(OH)2 à dd màu xanh lam
+ Cho phản ứng tráng gương à 2Ag
+ Không làm mất màu dd Brom.
Lưu ý: + Glucozo OH- fructozo
 + Ph. biệt glu và tructo bằng dd Brom
 + Phản ứng chuyển glucozo và fructozo thành một sản phẩm: 
 C6H12O6 + H2 C6H14O6 (sobitol)
	+ Phản ứng lên men ancol: C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2.
	+ Phản ứng điều chế glucozo: Thủy phân tinh bột.
 (C6H10O5)n + n H2O C12H12O6
 + Chứng minh glucozo:
Nhiều nhóm –OH: Phản ứng với Cu(OH)2 à dd màu xanh lam.
5 – OH: Phản ứng tạo este chứa 5 gốc axit :C6H7O(OCOCH3)5 
-CHO: phản ứng tráng gương . 
Khử hoàn toàn à hexan: có 6 cacbon, mạch hở, không nhánh.
ĐISACCARIT
C12H22O11
	Đisaccarit là những cacbonhiđrat khi bị thuỷ phân sinh ra 2 phân tử monosaccarit.
 saccarozo Mantozo
saccarozo tp glucozo + fructozo Mantozo tp 2 glucozo
 C12H22O11 + H2O à C6H12O6+ C6H12O6 C12H22O11 + H2O à 2C6H12O6
 n – OH Cu(OH)2 dd màu xanh lam n – OH Cu(OH)2 dd màu xanh lam 
Saccarozo Mantozo 
 Không có –CHO Có - CHO ph.ứng tráng gương
D. POLISACCARIT
(C6H10O5)n
	Là những cacbonhiđrat phức tạp khi bị thủy phân sinh ra nhiều phân tử monosaccarit.
 Tinh bột Xenlulozo
Tinh bột tp glucozo
(C6H10O5)n + nH2O n C6H12O6 
Xenlulozo tp glucozo
Xenlulozo tan trg nước Svayde(Cu(OH)2/NH3 
 Nhận biết : Tinh bột I2 xanh tím Ph.ứng với HNO3 tạo thuốc súng không khói 
 [C6H7O2(OH)3]n + 3n HNO3 [C6H7O2(ONO2)3]n+ 3nH2O.
 	 (Xenlulozo trinitrat)
 Sự tạo thành tinh bột trong cây xanh
6nCO2 + 5n H2O (C6H10O5)n + 6nCO2
Xenlulozo phản ứng với anhidrit axetic tạo thành tơ axetat
Xenlulozo phản ứng với NaOH trong CS2 tạo thành tơ visco.
Bảng tóm tắt tính chất của cacbonhiđrat.
Glucozơ
Fructozơ
Saccarozơ
Mantozơ
Tinh bột
Xenlulozơ
+[Ag(NH3)2]OH
Ag ¯
+
-
Ag ¯
-
-
+ CH3OH/HCl
Metyl glicozit
+
-
Metyl glicozit
-
-
+ Cu(OH)2
Dd xanh lam
Dd xanh lam
Dd xanh lam
Dd xanh lam
-
-
(CH3CO)2O
+
+
+
+
+
Xenlulozơ triaxetat
HNO3/H2SO4
+
+
+
+
+
Xenlulozơ trinitrat
H2O/H+
-
-
glucozơ + fructozơ
glucozơ
glucozơ
glucozơ
(+) có phản ứng ; (-) không có phản ứng
Chương 3: AMIN, AMINOAXIT VÀ PROTEIN
A. AMIN
I – Khái niệm, phân loại, danh pháp.
1. Khái niệm, phân loại
 a. Khái niệm: Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được hợp chất amin. R xNH3 – x ( x ≤3)
Thí dụ:
- Bậc của amin: Bằng số nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon.
b. Cấu tạo :
- Nhóm định chức : Nguyên tử N còn một cặp electron chưa liên kết nên có khả năng nhận proton (tính bazơ) và có thể tạo liên kết hiđrô.
- Đồng phân : (2n-1) Amin thường có đồng phân về mạch cacbon, về vị trí nhóm chức và về bậc của amin.
Thí dụ:
CTPT
Tổng số ĐP
2n-1
Bậc
bậc 1
bậc 2
bậc 3
C2H7N
2
1
1
0
C3H9N
4
2
1
1
C4H11N
8
4
3
1
c. Phân loại
- Theo gốc hiđrocacbon: 	Amin mach hở như CH3NH2, C2H5NH2,, 
amin thơm như C6H5NH2, CH3C6H4NH2,
- Theo bậc của amin: 	Amin bậc I, amin bậc II, amin bậc III
2. Danh pháp: Gọi tên theo tên gốc chức (tên gốc hiđrocacbon + amin) và tên thay thế.
Thí dụ: 
CTCT
Tên gốc – chức
Tên thay thế
CH3NH2
Metylamin
Metanamin
CH3CH2 NH2
Etylamin
Etanamin
CH3CH2CH2 NH2
Propylamin
propan-1-amin
(CH3)3N
Trimetylamin
N,N-đimetylmetanmin
CH3[CH2]3 NH2
Butylamin
butan-1-amin
C2H5NHC2H5
Đietylamin
N-etyletanmin
C6H5NH2
Phenylamin
Benzenamin (anilin)
H2N[CH2]6NH2
Hexametylenđiamin
Hexan-1,6-điamin
II – Tính chất vật lí.
 - Metylamin, đimetylamin, trimetylamin, etylamin là những chất khí, mùi khai, khó chịu, tan nhiều trong nước. Các amin có phân tử khối cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn, độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối
- Nhiệt độ sôi : Hiđrocacbon < amin < ancol. (có khối lượng phân tử tương đương ).
 - Anilin là chất lỏng, không màu, ít tan trong nước và nặng hơn nước.
 - Các amin đều rất độc.
III –Tính chất hoá học.
 - Phân tử amin có nguyên tử nitơ tương tự trong phân tử NH3 nên các amin có tinh bazơ. Ngoài ra amin còn có tính chất của gốc hiđrocacbon.
a. Tính bazơ
- Dung dịch các amin mạch hở trong nước làm quỳ tím hoá xanh, phenolphtalein hoá hồng. ( Anilin là bazo rất yếu nên không làm quỳ tím hóa xanh)
- Tác dụng với axit: RNH2 + HCl → RNH3Cl
C6H5NH2 + HCl → [C6H5NH3]+Cl−
 anilin phenylamoni clorua
 CH3NH2 + HCl → CH3NH3Cl metylamoniclorua
So sánh lực bazơ: NaOH>(CH3)2NH > CH3NH2> NH3 > C6H5NH2> (C6H5)2NH
c. Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin
Viết gọn : C6H5NH2 + 3Br2 → C6H5Br3NH2 ↓ + 3HBr.
 kết tủa màu trắng
ð Nhận biết anilin
+ Phản ứng cháy: 	CnH2n+3N + 	O2 → n CO2 + H2O + N2
IV. Điều chế :
- Từ NH3 và ankyl halogenua.( tham khảo)
NH3 CH3NH2 (CH3)2NH (CH3)3N.
- Điều chế anilin từ benzen.
C6H6 → C6H5NO2 → C6H5NH2
Phương trình : C6H5NO2 + 6H C6H5NH2 + 2H2O.
B - AMINOAXIT
1. Khái niệm 
 Aminoaxit là những hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH).
CTTQ: (H2N)x−R−(COOH)y (x ≥ 1, y ≥ 1)
CTC của aminoaxit no, đơn chức: H2N-CnH2n-COOH hay CnH2n+1NO2 
 2. Danh pháp 
 - Xuất phát từ tên axit tương ứng (tên hệ thống, tên thường) có thêm tiếp đầu ngữ amino và số hoặc chữ cái Hi Lạp (α, β) chỉ vị trí của nhóm NH2 trong mạch là tên thay thế, tên bán hệ thống
 - Các α-amino axit có trong thiên nhiên thường được gọi bằng tên riêng.
Tên gọi của một số amino axit.
Công thức
Tên thay thế
Tên bán hệ thống
Tên thường
Ký hiệu
H2N-CH2-COOH
Axit aminoetanoic
Axit aminoaxetic
Glyxin
Gly
CH3-CH(NH2)-COOH
Axit 2-aminopropanoic
Axit α –aminopropionic
Alanin
Ala
(CH3)2CH-CH(NH2)-COOH
Axit 2-amino-3-metylbutanoic
Axit α – aminoisovaleric
Valin
Val
H2N- (CH2)4-CH(NH2)-COOH
Axit 2,6-điaminohexanoic
Axit α,ε – điaminocaproic
Lysin
Lys
HOOC-CH(NH2)-CH2-CH2-COOH
Axit 2-aminopentanđioic
Axit α - aminoglutaric
Axit glutamic
Glu
	( các amino axit có trong cơ thể sinh vật là α – amino axit ).
3. Đồng phân:
CTPT
Số đồng phân
C2H7NO2
1
C3H7NO2
2
C4H9NO2
5
II – Cấu tạo phân tử và tính chất hoá học.
1. Cấu tạo phân tử: Tồn tại dưới hai dạng: Phân tử và ion lưỡng cực.
ð Các amino axit là những hợp chất ion nên ở điều kiện thường là chất rắn kết tinh, tương đối dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao (phân huỷ khi đun nóng).
2. Tính chất hoá học 
Các amino axit là những hợp chất lưỡng tính, tính chất riêng của mỗi nhóm chức và có phản ứng trùng ngưng.
a. Tính axit – bazơ: (NH2)b - R - (COOH)a 
	a > b à quỳ tím hóa đỏ 
	 Nếu 	a = b à quỳ tím không đổi màu
	a < b à quỳ tím hóa xanh.	
b. Tính chất lưỡng tính: vừa tác dụng với axit (HCl) vừa tác dụng với bazơ (NaOH, KOH)
	H2N-R-COOH + NaOH → H2N-R-COONa + H2O
	H2N-R-COOH + HCl → ClH3N-R-COOH ( hay HOOC-R-NH3Cl)
c. Phản ứng riêng của nhóm –COOH: Td với kim loại đứng trước H2, oxit bazơ, bazơ, ancol (xt HCl)
 phản ứng este hoá
d. Phản ứng trùng ngưng
C - PEPTIT VÀ PROTEIN
1. Khái niệm
* Peptit là hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.
Liên kết peptit là liên kết CO-NH giữa 2 α-aminoaxit
* Phân tử peptit hợp thành từ các gốc α-amino axit bằng liên kết peptit theo một trật tự nhất định. Amino axit đầu N còn nhóm NH2, amino axit đầu C còn nhóm COOH.
* Những phân tử peptit chứa 2, 3, 4,gốc α-amino axit được gọi là đi, tri, tetrapeptit. Những phân tử peptit chứa nhiều gốc α-amino axit (trên 10) hợp thành được gọi là polipeptit.
* CTCT của các peptit có thể biểu diễn bằng cách ghép từ tên viết tắt của các gốc α-amino axit theo trật tự của chúng. Thí dụ: Gly-Ala.
*Protein là những polipeptit cao phân tử có khối lượng phân tử từ vài chục nghìn đến vài triệu. (có dạng dd keo và bị đông tụ khi đun nóng)
2. Tính chất hóa học của peptit và protein: 
+ Phản ứng thủy phân: peptit (protein) chuỗi polipeptit α-aminoaxit
+ Phản ứng màu biure: Peptit ; protein (lòng trắng trứng) + Cu(OH)2 → màu tím
Đipeptit không có phản ứng này do chỉ có 1 liên kết peptit.
 Riêng : protein (lòng trắng trứng) + HNO3 → kết tủa vàng
Chú ý: nếu phân tử peptit có n gốc aminoaxit khác nhau thì
+ số đồng phân peptit là: n !	+ Số đipeptit tối đa : n2
+ số liên kết peptit là : n – 1 	+ Số tripeptit tối đa : n3
Thí dụ: -Nếu đồng phân đipeptit từ alanin và glyxin là 2: (2!) Ala-Gly và Gly-Ala.
	 -Nếu đi peptit từ alanin và glyxin là 4: (22) Ala-Ala; Gly-Gly; Ala-Gly và Gly-Ala.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
I.Phương pháp điều chế polime:
P/ứng
Khái niệm
Điều kiện
Ví dụ
Trùng hợp
QT liên kết nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime)
Có liên kết đôi hoặc vòng kém bền
+ Trùng hợp: P.E, P.V.C, cao su buna, tơ nitron...
+ Đồng trùng hợp: cao su buna-S, cao su buna-N
Trùng ngưng
QT liên kết nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn và giải phóng H2O, HCl,...
Có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng tham gia phản ứng
+ Trùng ngưng: nilon -6 ; nilon-7 ;...
+ Đồng trùng ngưng: nilon-6,6, tơ lapsan,
II.Vật liệu polime:
VL polime
Khái niệm
Các ví dụ
Chất dẻo
Vật liệu polime có tính dẻo
-PE: nCH2=CH2     (-CH2-CH2-)n 28n
-PVC: 62,5n
- Thuỷ tinh hữu cơ: poli(metyl metacrylat) 
- PPF: phenol + anđehit fomic (mtr axit)
- PP (poli propilen) : CH2=CH-CH3 à -(CH2-CH(CH3))n-
- PS (poli stiren) : C6H5CH=CH2 à -(CH2-CH(C6H5))n- 
Tơ
Vật liệu polime có dạng hình sơi dài và mảnh có độ bề nhất định
* Tơ thiên nhiên: Bông, len (lông cừu), tơ tằm,
* Tơ hoá học
 - Tơ tổng hợp: tơ poli amit (nilon, capron, tơ lapsan), ..
 - Tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo): tơ visco, tơ axetat, tơ xenlulozơ axetat. 
a. Tơ nilon 6,6: H2N-[CH2]6-NH2 + HOOC-[CH2]4-COOH 
 hexametylen điamin + axit ađipic
b. Tơ lapsan: HOOC-C6H4-COOH + C2H4(OH)2 
 axit terephtalic etilenglicol
c. Tơ nitron (olon): nCH2=CH-CN (-CH2-CHCN-)n dùng để bện 
 thành sợi len đan áo rét
Cao su
Là loại polime có tính đàn hồi
* Cao su thiên nhiên: poli isopren (C5H8)n
* Cao su tổng hợp:
 - cao su buna: nCH2=CH-CH=CH2 (-CH2-CH=CH-CH2-)n
 - cao su buna-S: buta-1,3-dien + Stiren (C6H5CH=CH2)
 - cao su buna-N: buta-1,3-dien + acrilonitrin (vinyl xianua) CH2=CH-CN
Một số polime có tên riêng:
Thí dụ: 
Xenlulozơ: (C6H10O5)n
II – ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC
v Mạch không phân nhánh: amilozơ, tinh bột,
v Mạch phân nhánh: amilopectin, glicogen,
v Mạng không gian: cao su lưu hoá, nhựa bakelit,
1. Khái niệm - Tơ là những polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định.
 2. Phân loại
a. Tơ thiên nhiên (sẵn có trong thiên nhiên) như bông, len, tơ tằm.
b. Tơ hoá học (chế tạo bằng phương pháp hoá học)
 - Tơ tổng hợp (chế tạo từ polime tổng hợp): tơ poliamit (nilon, capron), tơ vinylic thế (vinilon, nitron,), tơ polieste ( tơ lapsan)
 - Tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo (xuất phát từ polime thiên nhiên nhưng được chế biến thêm bằng con đường hoá học): tơ visco, tơ xenlulozơ axetat,
3. Một số loại tơ tổng hợp thường gặp
a. Tơ nilon-6,6
b. Tơ nitron (hay olon)
c. Tơ enang (nilon 7)
	nH2N-(CH2)6-COOH [ -NH-(CH2)6-CO- ]n
III – CAO SU
1. Khái niệm: Cao su là vật liệu có tính đàn hồi.
2. Phân loại: Có hai loại cao su: Cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp.
a. Cao su thiên nhiên
v Cấu tạo: 
ð Cao su thiên nhiên là polime của isopren:
b. Cao su tổng hợp: Là loại vật liệu polime tương tự cao su thiên nhiên, thường được điều chế từ các ankađien bằng phản ứng trùng hợp.
v Cao su buna
Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém cao su thiên nhiên.
v Cao su buna-S và buna-N
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTÀI LIỆU LÝ THUYẾT HỮU CƠ DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH - YẾU.doc