Giáo án Bài tập về độ điện li và tính ph

doc 1 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bài tập về độ điện li và tính ph", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Bài tập về độ điện li và tính ph
BÀI TẬP VỀ ĐỘ ĐIỆN LI VÀ TÍNH pH
Bài 1: Trong 1 lít dung dịch CH3COOH 0,01M có 6,26.1021 phân tử chưa phân li và các ion. Xác định độ điện li α biết NA=6,023.1023.
Bài 2: Tính độ điện li của HCOOH nếu dung dịch HCOOH 0,46% (D=1g/ml) có [H+]=1,0.10-3 (M).
Bài 3: Cho dung dịch CH3COOH 0,4M, biết Ka=1,8.10-5. Tính độ điện li α và nồng độ các ion trong dung dịch trên.
Bài 4: Cho dung dịch CH3COOH 0,03M, biết Ka=1,75.10-5. Tính độ điện li α và nồng độ các ion trong dung dịch trên
Bài 5: Cho 1 lít dung dịch axit yếu HA có độ điện li α, hằng số cân bằng Ka và nồng độ ban đầu C0 mol/l. Cần pha loãng dung dịch bao nhiêu lần để độ điện li tăng gấp đôi?
Bài 6: Dung dịch CH3COOH 0,1M có α=1,34%. Tính nồng độ dung dịch sau khi pha loãng để độ điện li tăng lên 4 lần.
Bài 7: Biết rằng hằng số phân li bazo của NO2- là Kb=2,5.10-11. Tính pH của dung dịch NaNO2 1,0M.
Bài 8: Tính nồng độ H+, OH- và pH của dd HCl 0,1M và dd NaOH 0,01M.
Bài 9: Một dd có pH = 10. Tính nồng độ mol của các ion H+ và OH- trong dd. Hãy cho biết màu của quỳ tím và phenolphtalein trong dd này.
Bài 10: Một mẫu nước mưa có pH = 4,82. Tính nồng độ H+ của mẫu nước đó?
Bài 11: Cho m gam Na vào nước, ta thu được 1,5 lít dd có pH = 13. Tính m.
Bài 12: Tính nồng độ H+ và pH của 500ml dd chứa 0,0365g HCl.
Bài 13: Cho m gam Na vào nước dư thu được 1,5 lit dd có pH=12. Giá trị của m là bao nhiêu?
Bài 14: Hòa tan hoàn toàn m gam BaO vào nước thu được 200 ml dd X có pH=13. Tính giá trị của m.
Bài 15: Hòa tan 0,31 gam một oxit kim loại kiềm vào nước thu được 1 lit dd có pH=12. Xác định tên của oxit kim loại đó. 
Bài 16: Tính pH của các dung dịch sau:
a. dung dịch gồm H2SO4 0,025M và HCl 0,05M (coi như H2SO4 điện li hoàn toàn).
b. dung dịch gồm KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M.
Bài 17: Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg vào 100 ml dung dịch HCl 3M. Tính pH của dung dịch sau phản ứng.
Bài 18: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ vào nước dư thu được 0,224 lit khí (đktc) và 2 lit dd có pH bằng bao nhiêu?
Bài 19: Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là bao nhiêu?
Bài 20: Trộn 200 ml dung dịch HNO3 0,05M với 200 ml dung dịch H2SO4 0,075M. Cho rằng sự pha trộn không làm thay đổi thể tích, hãy tính pH của dung dịch thu được.
Bài 21: Một dung dịch X có V=200 ml chứa H2SO4 1M và HCl 2M. Thêm vào dung dịch X 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,8M. Cho rằng sự pha trộn không làm thay đổi thể tích, hãy tính nồng độ mol các ion chứa trong dung dịch X sau phản ứng?
Bài 22: Trộn 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,04M và HNO3 0,02M với 300 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,04M và KOH 0,02M. Tính pH của dung dịch tạo thành
Bài 23: Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là?
Bài 24 : Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l), thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Tính giá trị của a.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_tinh_pH.doc