Giáo án Bài tập : Sự rơi tự do - Môn vật lý 10

docx 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2483Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bài tập : Sự rơi tự do - Môn vật lý 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Bài tập : Sự rơi tự do - Môn vật lý 10
Bài tập : Sự rơi tự do
Câu 1: Chọn phát biểu không đúng:
Sự rơi tự do là sự rơi chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
Tại mọi nơi trên trái đất tất cả các vật rơi tự do đều có cùng gia tốc.
Phương của sự rơi tự do là phương của dây dọi.
Chiều của chuyển động rơi tự do là chiều từ trên xuống dưới.
Câu 2: Chuyển động nào dưới đây có thể coi như là chuyển động rơi tự do:
Chuyển động của hòn sỏi được ném lên cao.
Chuyển động của hòn sỏi được ném theo phương ngang.
Chuyển động của hòn sỏi được ném theo phương xiên góc.
Chuyển động của viên sỏi được thả rơi xuống.
Câu 3: Một vật rơi từ độc cao h xuống tới đất. Vận tốc chạm đất (vmax) của vật được xác định bởi công thức:
vmax = gh	 B. vmax = 2hg	 C. vmax = 2gh	D. vmax = gh
Câu 4: Một vật rơi từ độc cao h xuống tới đất. Thời gian chuyển động của vật xác định bởi công thức:
t = gh	 B.t = 2hg	 C. t = 2gh D. t = hg
Câu 5: Chọn công thức không đúng. Trong chuyển động rơi tự do thì:
v = gt	 B.s = 12gt2	 C. v2 = 2gs	 D. t = 2gh
Câu 6: Chuyển động của vật nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do:
Chuyển động của các hạt mưa khi rơi.
Chuyển động của chiếc lá đang rơi.
Chuyển động của viên đá được thả từ trên cao xuống.
Cả A; B đều đúng.
Câu 7: Hai vật được thả rơi đồng thời từ hai độ cao khác nhau h1 và h2. Thời gian rơi của vật thứ nhất lớn gấp 3 lần thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua lực cản của không khí. Xác định tỉ số h1/h2.
h1 = 3h2	B. h1 = 9h2	C. h1 = 13h2	D. h1 = 19h2
Câu 8: Một hòn sỏi được thả rơi tự do ở độ cao 200m. Lấy g = 9,8m/s2. Thời gian rơi và vận tốc chạm đất của hòn sỏi là bao nhiêu?
t = 6.39s; vcđ = 62,6m/s	C. t = 7.39s; vcđ = 72,6m/s
t = 7.39s; vcđ = 62,6m/s	D. t = 6.39s; vcđ = 72,6m/s
Câu 9: Điền từ còn thiếu vào phát biểu sau : ‘Sự rơi tự do có phương . . . ; chiều . . .’
Thẳng đứng, từ dưới lên trên	C. Ngang, từ trái sang phải
Thẳng đứng, từ trên xuống dưới	D. Ngang, từ phải sang trái
Câu 10: Thả một vật rơi tự do. Biết rằng trong một giấy cuối cùng trước khi chạm đất vật rơi được một quãng đường dài 24,5m. Cho g = 9,8m/s2. Tính thời gian rơi của vật?
2s	B. 3s	C. 4s	D. 5s
Câu 11: Một vật được ném thẳng xuống dưới với vận tốc ban đầu 14,7m/s từ độ cao 78,4m. Lấy g = 9,8m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí. Hỏi vận tốc chạm đất của hòn sỏi bằng bao nhiêu?
41,85m/s	B. 42,85m/s	C. 43,85m/s	D. 44.85m/s
Câu 12: Ném một vật theo phương thẳng đứng chiều từ trên xuống tại độ cao h0; với vận tốc ban đầu v0. Chọn gốc tọa độ tại mặt đất, chiều dương từ dưới lên trên. Phương trình xác định độ cao của vật trong quá trình rơi là:
h = - 12gt2 – v0t + h0	C. h = 12gt2 – v0t + h0
h = 12gt2 + v0t + h0	D. h = - 12gt2 + v0t + h0
Câu 13: Đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên vận tốc trong sự rơi tự do là:
Vận tốc	B. Gia tốc rơi tự do	C. Thời gian	D. Quãng đường đi được
Câu 14: Hai vật A và B được thả rơi tự do từ cùng một độ cao. Viên bi A rơi sau viên bi B 1,5s. Tính khoảng cách của hai viên bi sau thời gian 3s kể từ khi bi A bắt đầu rơi. Lấy gia tốc rơi tự do = 9.8m/s2.
35,125m	B. 45,125m	C. 55,125m	D. 65,125m
Câu 15: Hai vật A, B được thả rơi tự do. Vật A rơi tại Trái đất gTĐ= 9,8 m/s2. Vật B rơi tại Mặt trăng gMT= 1,7 m/s2. Biết độ cao tương đối của hai vật với Trái đất và Mặt trăng là như nhau. Tỷ số thời gian chuyển động t1/t2 là bao nhiêu?
0,416s	B. 0,406s	C. 0,426s	D. 0,436s
Câu 18: Một khí cầu đang đứng yên ở độ cao 200m thì chuyển động thẳng đều hạ xuống với vận tốc 5m/s. Tại độ cao 150m thả một vật rơi từ khí cầu. Lấy g = 10m/s2. Xác định khoảng thời gian chuyển động của vật kể từ khi rơi tới khi chạm đất?
t = 5,47s	B. t = 5s	C.4,57s	D.4s
Câu 19: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống tới mặt đất. Biết rằng trong 2s cuối cùng vật đi được đoạn đường bằng một phần tư độ cao h. Xác định độ cao h và thời gian chuyển động của vật. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8m/s2.
h = 1092m; t = 14,93s	C. h = 1088m; t = 14,93s
h = 1088m; t = 19,43s	D. h = 1092m; t = 19,43s
Câu 20: Một người thợ xây ném một viên gạch theo phương thẳng đứng cho một người khác ở trên tầng cao 6m. Người này chỉ việc giơ tay ngang ra là bắt được viên gạch. Lấy g = 10m/s2. Để cho viên gạch lúc người kia bắt được bằng không thì vận tốc ném là:
15,49m/s	B. 14,59m/s	C. 14,49m/s	D. 15,59m/s
Câu 21: Từ độ cao 2 m , một vật được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc đầu là 7,5 m/s. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8 m/s2. Xác định khoảng thời gian chuyển động của vật từ khi được ném cho tới khi chạm đất. 
1,76s	B. 2,76s	C. 3,76s	D. 4,76s
Câu 22 : Ở một tầng tháp cách mặt đất 45m, một người thả rơi một vật. Một giây sau người đó ném vật thứ hai xuống theo phương thẳng đứng. Hai vật chạm đất cùng lúc. Tính vận tốc ném vật thứ hai ? Lấy g = 10m/s2
10,5m/s	B. 11,5m/s	C. 12,5m/s	D. 13,5m/s
Câu 23: Từ độ cao 3m, một vật được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu 3m/s. Bỏ qua
sức cản của không khí, lấy g = 10m/s2.
Xác định độ cao cực đại của vật?
3,45m	B. 3,55m	C. 3,65m	D. 3,75m
Tính vận tốc chạm chất của vật?
7,45m/s	B. 8,31m/s	C. 8,45m/s	D.9,45m/s
Câu 24: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc đầu 29,4m/s tại nơi có gia tốc rơi tự do g = 9,8m/s2. Chọn chiều dương thẳng đứng hướng lên, gốc thời gian tại thời điểm ném vật. Xác định thời gian kể từ khi ném vật đến khi vật đạt độ cao cực đại?
1s	B. 2s	C. 3s	D.4s
Câu 25: Thả một viên sỏi rơi tự do xuống một đáy giếng sâu. Sau khi rơi được 11,6s người ta nghe thấy tiếng viên sỏi đạp vào đáy giếng. biết vận truyền âm trong không khí là 340m/s. Lấy g = 10m/s2. Tính chiều sâu của đáy giếng?
340m	B. 510m	C. 680m	D. 1020m
Câu 26: Một vật rơi tự do tại nơi có . Trong 2s cuối vật rơi được 180m. Tính thời gian rơi và độ cao nơi thả vật?
t = 10s; h = 400m	C. t = 8s; h = 400m
t = 10s; h = 500m	D. t = 8s; h = 500m
Câu 27: Một vật rơi tự do từ độ cao h sau 10s thì chạm đất. Lấy . Xác định thời gian vật rơi 180m cuối cùng?
2s	B. 2,5s	C. 3s	D. 3.5s
Câu 28: Các giọt nước mưa rơi từ mái nhà xuống sau những khoảng thời gian bằng nhau. Giọt 1 chạm đất thì giọt 5 bắt đầu rơi. Tìm khoảng cách giữa giọt nước mưa thứ 2 và thứ 4 tại thời điểm giọt mưa đầu tiên chạm đất, biết mái nhà cao 19,6m. Lấy g =10m/s2.
3,92m	B. 4,9m	C. 7,35m	D. 4,29m
Câu 29: Hai giọt nước rơi ra khỏi ống nhỏ giọt sau 0,5s tại độ cao 10m. Lấy g = 10m/s2. Hai giọt nước chạm đất cách nhau 1 khoảng thời gian là bao nhiêu?
0.5s	B. 0,6s	C. 0,7s	D. 0,8s
Câu 30: Sau 3s kể từ khi giọt nước thứ nhất bắt đầu rơi, khoảng cách giữa hai giọt nước là 25m. Tính xem giọt nước thứ 2 rơi trễ hơn giọt nước thứ nhất là bao lâu? Lấy g = 10m/s2.
1s	B. 1,25s	C. 1,5s	D. 1,75s

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_tap_su_roi_tu_do.docx