Giáo án Bài tập bảo toàn e ( kl tác dụng với hno3 hay h2so4)

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2224Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bài tập bảo toàn e ( kl tác dụng với hno3 hay h2so4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Bài tập bảo toàn e ( kl tác dụng với hno3 hay h2so4)
Bài tập bảo toàn e ( KL TÁC DỤNG VỚI HNO3 HAY H2SO4)
 KL + H2SO4 đặc → muối sunfat hóa trị cao nhất + spkhử ( SO2, H2, S) + H2O
 KL + HNO3 → muối nitrat hóa trị cao nhất + sp khử( NO, NO2, N2O, N2, NH4NO3) + H2O
Bảo toàn S: Mol H2SO4 = SO4/trong muối + S/trong sản phẩm khử
Bảo toàn N: mol HNO3 = NO3/ trong muối + N/trong sản phẩm khử
 mmuối NO3 = mkimloại + 62. mol e trao đổi
 mmuối SO4 = mkimloại + 96. (mol e trao đổi)/2
+ HNO3, H2SO4 đặc nguội không tác dụng với Al, Fe, Cr.
+ HNO3 , H2SO4 đặc tác dụng với hầu hết kim loại ( Trừ Au, Pt).
+ Mg, Al, Zn có thể tạo NH4+ khi mol e nhường lớn hơn mol e nhận của khí 
1. Hòa tan hoàn toàn 9,24 gam Mg vào dung dịch HNO3 dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và hỗn hợp 2 khí gồm 0,025 mol N2O và 0,15 mol NO. Vậy số mol HNO3 đã bị khử ở trên và khối lượng muối trong dung dịch Y là 
A. 0,215 mol và 58,18 gam. B. 0,65 mol và 58,18 gam. C. 0,65 mol và 56,98 gam. D. 0,265 mol và 56,98 gam. 
2. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 8,4 gam Fe và 4,8 gam Cu trong 500 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,3M và HCl 1,2M, thu được khí NO (khí duy nhất) và dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các phản ứng. Giá trị của m là	A. 60,10.	B. 102,30.	C. 90,15.	D. 86,10.
3. Cho 2,56 gam kim loại Cu phản ứng hoàn toàn với 25,2 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X. Biết rằng nếu thêm 210ml dung dịch KOH 1M vào X rồi cô cạn và nung sản phẩm thu được tới khối lượng không đổi thì được 20,76 gam chất rắn. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng với Cu là
A. 0,107 mol.	B. 0,120 mol.	C. 0,240 mol.	D. 0,160 mol.
4. Cho phương trình hóa học: FeS + HNO3 ® Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO­ + NO2­ + H2O
(Biết tỉ lệ thể tích NO : NO2 = 3 : 4). Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số các chất là những số nguyên tối giản thì hệ số của chất bị oxi hóa là	A. 63.	B. 102.	C. 4.	D. 13.
7. Đốt cháy hoàn toàn 6,48 gam hỗn hợp chất rắn X gồm: Cu; CuS; FeS; FeS2; FeCu2S2; S thì cần 2,52 lít O2 và thấy thoát ra 1,568 lít SO2. Mặt khác cho 6,48 gam X tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được V lít NO2 (là sản phẩm khử và cũng là khí duy nhất) và dung dịch A . Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Biết thể tích các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V và m lần lượt là
A. 13,216 lít và 7,13 gam. B. 22,4 lít và 30,28 gam.C. 13,216 lít và 23,44 gam.D. 11,2 lít và 30,28 gam.
8. Hòa tan hoàn toàn 30,4 gam hỗn hợp X gồm Cu, CuS, Cu2S và S bằng dung dịch HNO3 dư, thoát ra 20,16 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y thu được m (g) kết tủa. Giá trị của m là	A. 119,50 gam.	B. 110,95 gam.	C. 81,55 gam.	D. 115,90 gam.
9. Cho 5,6 gam Fe vào 100ml dung dịch Cu(NO3)2 1,5M. Sau khi kết thúc phản ứng thêm tiếp dung dịch HCl dư vào thì sau khi phản ứng xong thu được tối đa V lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) thoát ra. Giá trị của V là A. 2,24 lít.	B. 3,36 lít.	C. 1,12 lít.	D. 1,49 lít.
10. Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn, Cu tác dụng hết với HNO3 thu được dung dịch Y ( không chứa NH4NO3) và 11,2 lít hỗn hợp khí Z gồm N2, NO, NO2, N2O, trong đó N2 và NO2 có phần trăm thể tích bằng nhau có tỉ khối hơi so với Heli là 8,9. Số mol HNO3 phản ứng là	 	A. 3,0 mol	B. 2,8 mol	C. 3,2 mol	D. 3,4 mol
11. Cho m gam Fe vào dung dịch chứa đồng thời H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch X và 4,48 lít NO (duy nhất). Thêm tiếp H2SO4 vào X thì lại thu được thêm 1,792 lít khí NO duy nhất nữa và dung dịch Y. Dung dịch Y hoà tan vừa hết 8,32 gam Cu không có khí bay ra (các khí đo ở đktc). Khối lượng của Fe đã cho vào là	A. 16,24 g.	B. 11,2 g.	C. 16,8 g.	D. 9,6 g.
12. Hòa tan hoàn toàn 3,79 gam hỗn hợp X gồm Al và Zn (có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 5) vào dung dịch chứa 0,394 mol HNO3 thu được dung dịch Y và V ml (đktc) khí N2 duy nhất. Để phản ứng hết với các chất trong Y thu được dung dịch trong suốt cần 3,88 lít dung dịch NaOH 0,125M. Giá trị của V là 	A. 112 	 	B. 268,8 	 	C. 358,4 	 D. 352,8 
13. Hỗn hợp A gồm Fe,Cu,Al,Mg (có tỉ lệ mol tương ứng là 1:1:2:2). Hoà tan 22,2g hỗn hợp A cần vừa đủ 950ml dung dịch HNO3 2M sau các phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và V lit (đktc) hỗn hợp khí Y gồm 4 khí N2, NO, N2O, NO2 trong đó 2 khí N2 và NO2 có số mol bằng nhau. Cô cạn rất cẩn thận dung dịch X thu được 117,2 gam muối. Giá trị V là:	A. 6,72	B. 7,84	C. 5,04	D. 8,86
14. Cho 5,8 gam muối FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được hỗn hợp khí chứa CO2, NO và dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch X được dung dịch Y, dung dịch Y này hòa tan được tối đa m gam Cu, sinh ra sản phẩm khử NO duy nhất. Giá trị của mlà:
A. 9,6 gam	B. 11,2 gam	C. 14,4 gam	D. 16 gam
15. Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4, CuO trong đó oxi chiếm 22,74% khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 13,44 lít CO (điều kiện tiêu chuẩn) sau 1 thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉkhối so với hiđro là 20. Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch T và 10,416 lít NO (điều kiện tiêu chuẩn, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch T thu được 3,186m gam muối khan. m có giá trị gần nhất là: 	A. 40	B. 48	C. 47	D. 46
16. Cho 33,2 gam hỗn hợp A gồm Fe3O4, Fe(NO3)3, Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,48mol H2SO4 (loãng) thì thu được khí NO duy nhất và dung dịch B chỉ chứa 2 muối sunfat. Cô cạn B thu được m gam muối khan. m có giá trị gần nhất là:	A. 64,4	B. 75,9	C. 67,8.	D. 65, 6
17. Cho 14,4g hỗn hợp Fe, Mg, Cu (số mol mỗi kim loại bằng nhau) tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư) thu được dung dịch X và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp gồm 4 khí N2, NO, N2O, NO2 trong đó 2 khí N2 và NO2 có số mol bằng nhau. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thì được 58,8g muối khan. Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 0,768	B. 0,893	C. 0,896	D. 0,783
18. Cho 6,72 gam Fe phản ứng với 125 ml dung dịch HNO3 3,2M, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 21,60 gam	B. 24,20 gam	C. 25,32 gam	D. 29,04 gam.
19. Cho hỗn hợp gồm 0,14 mol Mg và 0,01 mol MgO phản ứng vừa đủ với dung dịch HNO3 thu được 0,448 lít (đktc) khí nitơ và dung dịch X. Khối lượng muối trong X là:
A. 23 gam.	B. 24,5 gam.	C. 22,2 gam.	D. 20,8 gam
20. Hoà tan m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS, FeS2 và S vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được dung dịch Y (không chứa muối amoni) và 49,28 lít hỗn hợp khí NO, NO2 nặng 85,2 gam. Cho Ba(OH)2 dư vào Y, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 148,5 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 38,4.	B. 24,8.	C. 27,4.	D. 9,36.
21. Cho phương trình phản ứng: X + HNO3 Fe(NO3)3+ NO + H2O. Có thể có bao nhiêu hợp chất X thỏa mãn phương trình trên?	A.	4	B.	5 C. 3	D.	2
22. Hoà tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp Fe và Cu vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4% thu được hỗn hợp khí X và m gam dung dịch Y. Cho 500 ml dung dịch NaOH 1,2M vào Y thu được kết tủa Z và dung dịch T. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 16 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch T rồi lấy chất rắn nung đến khối lượng không đổi còn lại 37,05 gam chất rắn mới. Giá trị m là A. 93,5 B. 89,2 C. 84,4 	D. 91,3
23. Cho 6,48 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,87 mol HNO3 tạo ra sản phẩm khử X duy nhất. Làm bay hơi dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan, m có thể là
 A. 46,935 	 	 B. 51,430 	 C. 56,592 	D. 47,355 
24. Cho 29,64 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe(NO3)2, Al, Mg (trong đó số mol Al bằng số mol Mg) tan hoàn toàn trong dung dịch hỗn hợp chứa 1,16 mol KHSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 179,72 gam muối sunfat trung hòa và 6,72 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là 1,9. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X là 	 
	A. 13,664%.	B. 14,228%.	C. 15,112%.	D. 16,334%.
25. Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4, FeO, Cu2O trong đó oxi chiếm 17,827% khối lượng hỗn hợp. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 8,736 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,48 lít NO (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 145,08 gam muối khan. Giá trị của m là	A. 46,15	B. 42,79	C.43,08	D. 45,14
26. Cho phản ứng oxi hóa khử sau đây: FeSO4+HNO3→Fe2(SO4)3+ Fe(NO3)3+NO+H2O. Sau khi cân bằng với hệ số nguyên tối giản, tổng hệ số các chất trong phản ứng trên là:
A. 20.	B. 15.	C. 18.	D. 12.
27. Cho m gam hỗn hợp Fe và Cu (Fe chiếm 36% về khối lượng) tác dụng với dung dịch chứa 0,7 mol HNO3 tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được 0,68m gam chất rắn X, dung dịch Y và 6,72 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO2 và NO. %V của NO trong hỗn hợp Z gần với giá trị nào nhất?
A. 34%.	B. 25%.	C. 17%.	D. 50%.
28. Đốt cháy hết 10 gam rắn X gồm Al; Mg; Fe và Zn trong oxi được 14 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Hòa tan hết lượng rắn này trong HNO3 dư thấy có 1,1 mol HNO3 phản ứng và thoát ra V lít (đkc) khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị V là A. 2,24	B. 5,04	C. 3,36	D. 4,48
29. Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối sunfat trung hòa và 3,92 lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 9. Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây? 
	A. 25. 	B. 15. 	C. 40. 	D. 30.
30. Cho m gam Mg vào dung dịch HNO3 dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,1792 lít khí N2 (đktc) và dung dịch X chứa 6,67m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ? A. 2,4.	B. 4,8.	C. 1,2.	D. 3,6.
31. Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là 
A. 50,4. B. 40,5. C. 44,8. D. 33,6.
32. Cho 1,82 gam hỗn hợp bột X gồm Cu và Ag (tỉ lệ số mol tương ứng 4 : 1) vào 30 ml dung dịch gồm H2SO4 0,5M và HNO3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Trộn a mol NO trên với 0,1 mol O2 thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với H2O, thu được 150 ml dung dịch có pH = z. Giá trị của z là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
33. Cho a gam Fe vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và Cu(NO3)2 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92a gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của ). Giá trị của a là 
A. 5,6. 	B. 11,2. 	C. 8,4. 	D. 11,0.
34. Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là 
A. 0,12. B. 0,14. C. 0,16. D. 0,18.
35. Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,008 lít khí N2O (đktc) duy nhất và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 34,10.	B. 31,22.	C. 34,32.	D. 33,70.
36. Hoà tan hoàn toàn 0,1 mol FeS2 trong 200 ml dung dịch HNO3 4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và một chất khí thoát ra. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của đều là NO. Giá trị của m là:	A. 9,6. B. 3,2. C. 12,8. D. 6,4. 
37. Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào 12,6 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X (không chứa iôn NH4+). Cho X tác dụng hoàn toàn với 105 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 8,78 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của Cu(NO3)2 trong X là A. 27,09%.	B. 30,08%.	C. 28,66%.	D. 29,89%.
38. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 2,8 gam Fe và 1,6 gam Cu trong 500 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,1M và HCl 0,4M, thu được khí NO (khí duy nhất) và dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các phản ứng. Giá trị của m là A. 29,24.	B. 30,05.	C. 28,70.	D. 34,10.
39. Có ba dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M; KNO3 1M; HNO3 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3).
- Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V1 lít khí NO.
- Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được 2V1 lít khí NO.
- Trộn 5 ml dung dịch (2) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V2 lít khí NO.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. So sánh nào sau đây đúng?	A. V2 = 2V1.	B. V2 = V1.	C. V2 = 3V1.	D. 2V2 = V1.
40. Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hoà tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 8,0.	B. 8,5.	C. 9,0.	D. 9,5.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI_TAP_VE_MUOI_AMONI_TRON_BO_KIM_LOAI_TD_HNO3.doc