Giáo án Bài 8: Thực hành. Tính axit – bazơ. phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 12008Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bài 8: Thực hành. Tính axit – bazơ. phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Bài 8: Thực hành. Tính axit – bazơ. phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
Lớp 11A3
Nhóm 6
Thành viên: Hàng Phước Thiện, Trần Ngọc Lân, Trần Hửu Nghĩa, Dương Hoàng Khang, Trần Vinh Quang, Lê Minh Trường, Lê Hoàng Thoại.
BÀI THỰC HÀNH
Bài 8.THỰC HÀNH. Tính axit – bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
Tên thí nghiệm
Hiện tượng
Giải thích
PTPT –PTion thu gọn (nếu có)
Thí nghiệm 1: Tính axit – bazơ
Đặt 1 mẫu giấy quỳ tím lên mặt kính đồng hồ. Nhỏ lên mẫu giấy đó 1giọt dung dịch HCl 0,10M.
Quỳ tím hóa đỏ.
HCl là axit mạnh
( pH < 7 ) .
Làm tương tự như trên, nhưng thay dung dịch HCl lần lượt bằng từng dung dịch sau: NH4Cl, CH3COONa, NaOH đều có nồng độ 0.10mol/l. Giải thích.
+ NH4Cl làm quỳ tím hóa đỏ.
+ CH3COONa làm quỳ tím hóa xanh.
+ NaOH làm quỳ tím hóa xanh.
+ NH4Cl là muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ yếu (NH4+) và anion gốc axit mạnh (Cl-) tan trong nước, NH4+ bị thủy phân làm dung dịch có tính axit(pH<7).
+ CH3COONa là muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ mạnh (Na+) và anion gốc axit yếu (CH3COO-) tan trong nước, CH3COO- bị thủy phân, làm dung dịch có tính kiềm( pH>7).
+Có chứa nhóm OH và là bazơ mạnh.
Thí nghiệm 2: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
Cho khoảng 2ml dung dịch Na2CO3 đặc vào ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch CaCl2 đặc. Nhận xét hiện tượng xảy ra.
Xuất hiện chất kết tủa màu trắng.
Na2CO3 và CaCl2 đều dễ tan và phân li mạnh trong nước:
Na2CO3 à 2Na+ + CO32-
CaCl2 à Ca2+ + 2Cl-
Theo đó Ca2+ kết hợp CO32- tạo kết tủa màu trắng CaCO3.
PTPT: 
Na2CO3 + CaCl2 à CaCO3 ↓+ 2NaCl
PTion thu gọn: 
Ca2+ + CO32 àCaCO3↓
Hòa tan kết tủa thu được ở thí nghiệm (a)
bằng dung dịch HCl loãng.
Quan sát các hiện
tượng xảy ra.
Có khí thoát ra và dung dịch mất màu.
CaCO3 tan trong axit, đồng thời giải phóng khí CO2 và H2O.
PTPT:
 CaCO3(r) + 2HCl à CO2↑+ H2O + CaCl2
PTion thu gọn: 
CaCO3(r) + 2H+ à CO2↑+ H2O + Ca2+
Cho vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch NaOH loãng. Nhỏ vào đó vài giọt dung dịch phenolphtalein. Nhận xét màu dung dịch. Nhỏ từ từ dung dịch HCl loãng vào ống nghiệm trên,vừa nhỏ vừa lắc đến khi mất màu. Giải thích hiện tượng xảy ra.
Khi nhỏ phenolphtalein vào dung dịch NaOH thì dung dịch có màu hồng. Tiếp tục nhỏ HCl vào thì dung dịch mất màu.
NaOH và HCl dễ tan và phân li mạnh trong nước:
NaOH à Na+ + OH-
HCl à H+ + Cl-
OH- làm cho phenolphtalein chuyển sang màu hồng. Khi cho HCl vào thì H+ phản ứng với OH- tạo chất điện li yếu là H2O. Màu của dung dịch mất là do các ion H+ của HCl đã phản ứng hết với các ion OH- của NaOH.
PTPT: 
NaOH + HCl à NaCl + H2O
PTion thu gọn: 
H+ + OH- à H2O
Điều chế kết tủa Zn(OH)2 bằng các dung dịch ZnSO4 và NaOH. Lấy một ít kết tủa thu được vào ống nghiệm. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào cho đến dư. Quan sát hiện tượng xảy ra.
Dung dịch sau cùng mất màu.
Ban đầu Zn(OH)2 màu trắng khi thêm NaOH dư vào thì dung dịch mất màu do Na2ZnO2 tan.
PTPT:
* ZnSO4 + 2NaOH à Zn(OH)2↓ +
Na2SO4
* Zn(OH)2 + 2NaOH dư à Na2ZnO2 + 2H2O
PTion thu gọn: 
* Zn+ + 2OH- à Zn(OH)2
* Zn(OH)2 + 2OH- à ZnO2- + 2H2O

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_tuong_trinh_hoa_11_bai_8.doc