Giáo án Bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc Đông Nam Á

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 4369Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc Đông Nam Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc Đông Nam Á
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 10
 Bài 8: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VƯƠNG QUỐC ĐÔNG NAM Á
1.Điều kiện hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á là gì?
 Đông Nam Á hiện nay gồm 11 quốc gia ( VN; Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Miannma, Brunây, Đôngtimo)
- Điều kiện địa lí tự nhiên: Thuận lợi: 
+ Chịu ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu nhiệt đới gió mùa, tạo nên hai mùa rõ rệt : mùa khô lạnh mát, mùa mưa tương đối nóng và ẩm . Gió mùa kèm theo mưa rất thích hợp cho sự phát triển của cây lúa nước và nhiều loại cây trồng khác như cây ăn quả , ăn củ, chăn nuôi gia súc....
+ Có thảm động thực vật phong phú, xen kẽ giữa đồi núi, sông, biển, đồng bằng 
 Khó khăn: + Địa hình nhỏ hẹp, bị phân tán, chia cắt nên không có đồng bằng rộng lớn để phát triển theo qui mô lớn.
 + Khí hậu nhiệt đới gió mùa thường xuyên gây nên lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp 
- Điều kiện kinh tế: 
 + Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời hàng loạt các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng và rèn sắt. Xuất hiện nhu cầu trao đổi sản phẩm, buôn bán theo đường ven biển. Thành thị hải cảng ra đời Óc Eo - An Giang - VN , Ta-kô- la – Mã lai...
 + Sự tác động về kinh tế của các thương nhân Ấn và ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ.
2.Sự hình thành và phát triển của các vương quốc chính ở Đông Nam Á
Thời kì hình thành từ TKVIIàTK X
Các nước nhỏ hình thành như vương quốc Campuchia của người Khơme, các vương quốc của người Môn và người Miến ở Hạ lưu sông Mê Nam, người Inđônêxia ở đảo Xumatơra và Giava.
Thời kì phát triển sau TK X à đầu TK XVIII
TK XIII à TK XVIII thời kì phát triển đỉnh cao của các quốc gia PK Đông Nam Á
 Biểu hiện à
+ Ở Indônêxia, cuối thế kỷ XIII dòng vua Gava mạnh lên chinh phục được Xumatơra thống nhất Inđônêxia và phát triển hùng mạnh dưới vương triều Môgiôpahit (1213 – 1527, bao gồm 10 nước nhỏ và đảo phụ thuộc có sản phẩm quý chỉ đứng sau Ả RẬP.
+ Trên bán đảo Đông Dương ngoài quốc gia Đại Việt, Chămpa, vương quốc Campuchia từ thế kỉ IX cũng bước vào thời kỳ Ăngco huy hoàng.
+ Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi từ giữa thế kỉ XI, mở đầu hình thành và phát triển của vương quốc Mianma.Trên lưu vực sống Iraoađi từ giữa thế kỷ XI, quốc gia Pa-gan ở miền Trung mạnh lên chinh phục các tiểu quốc gia khác thống nhất lãnh thổ mở đầu hình thành và phát triển của vương quốc Mi-an-ma.
+ Vào TK XIII, do sự tấn công của người Mông Cổ, một bộ phận người Thái di cư xuống phía nam, định cư ở lưu vực sông Mê Nam và lập nên Vương quốc Su-khô- thay tiền thân của nước Thái.
+ Một nhóm người Thái khác xuống định cư ở trung lưu sông MêKông lập nên vương quốc Lan Xang (Lào) vào giữa thế kỷ XIV.
Vào giai đoạn này nền kinh tế khu vực phát triển thịnh vượng:
+ Có khả năng cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, cá , sản phẩm thủ công như vải, hàng sơn, đồ sứ, thuốc nhuộm ...sản vật thiên nhiên như gỗ quý, hương liệu, gia vị, đá quí, ngọc trai... 
+ Chính trị, tổ chức bộ máy chặt chẽ kiện toàn từ Trung ương đến địa phương.
+ Văn hoá, các dân tộc Đông Nam Á xây dựng được một nền văn hoá riêng của mình với những nét độc đáo.
Thời kì suy vong sau TK XVIII
- Kinh tế kém , không đáp ứng được nhu cầu XH
- Mâu thuẫn XH, chiến tranh và nội chiến giữa các quốc gia 
- Đầu hàng dần dần trước sự xâm nhập của các nước phương Tây và trở thành thuộc địa của phương Tây vào giữa TK XIX.
Bài 9: VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO
Thời kì
Vương quốc Campuchia
Vương Quốc Lào
Hình thành
TK VI, Vương quốc Campuchia( Chân Lạp) hình thành. ĐK địa lí thuận lợi rừng và cao nguyên (Cò Rạt) bao bọc, những cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ.
- Cư dân cổ nói tiếng Môn Khơme, gọi là Lào Thơng. Đến thế kỉ XIII có nhóm người nói tiếng Thái di cư đến sống hoà hợp với người Lào Thơng gọi là Lào Lùm (người Lào ở thấp). Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là các mường cổ.
- Năm 1353( TK XIV) Pha Ngừm thống nhất các mường Lào lên ngôi đặt tên nước là Lang Xang (triệu voi).
Phát triển thịnh đạt
TK IX à TK XV, thời kì đỉnh cao của chế độ PK( thời kì Ăngco 802 - 1432)
Biểu hiện: 
- Kinh tế: Nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, thủ công nghiệp mạnh.
- Xã hội: ổn định
- Đối ngoại: Tăng cường mở rộng thế lực ra bên ngoài, chinh phục các nước láng giềng, trở thành vương quốc hùng mạnh, trở thành vương quốc hùng mạnh và tham chiến nhất ĐNÁ.
- Văn hóa: 
 + Sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. Văn học dân gian và văn học viết với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật.
 + Để lại nhiều công trình kiến trúc và điêu khắc độc đáo, thờ thần, Phật, đặc biệt là quần thể Ăngco Vát, Ăngco Thom – di sản VH thế giới.
Từ TK XV à TK XVII thời kì đỉnh cao dưới triều vua Xulinha Vôngxa.
Những biểu hiện phát triển:
- Đối nội: Tổ chức bộ máy chặt chẽ hơn: chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.
- Kinh tế: Nông nghiệp trồng lúa nương, săn bắn, thủ công, có nhiều sản vật quý, buôn bán trao đổi với nước ngoài.
- Xã hội: Cuộc sống nhân dân ổn định, thanh bình.
- Đối ngoại: Giữ quan hệ hoà hiếu với Campuchia và Đại Việt, kiên quyết chống quân xâm lược Miến Điện.
- Văn hoá:
+ Người Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ việt của Campuchia và Mianma.
+ Đời sống văn hoá của người Lào rất phong phú hồn nhiên.
+ Xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo điển hình là Thạt Luổng ở Viêng Chăn.
Khủng hoảng, suy vong của chế độ phong kiến
Từ TK XVI à TK XIX, năm 1863 thành thuộc địa của Pháp
Từ TK XVIII, Lan Xang suy yếu dần, xảy ra các cuộc tranh chấp ngôi báu, nhân cơ hội đó Xiêm xâm chiếm. Năm 1893 trở thành thuộc địa của Pháp.
Bài 10 THỜI KỲ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU
(Từ thế kỷ V đến thế kỷ XIV)
Œ Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu
- Thế kỷ III, đế quốc Rôma lâm vào khủng hoảng, nô lệ nổi dậy đấu tranh sản xuất sút kém, xã hội rối ren.
- Cuối thế kỉ V, đế quốc Rôma bị người Giecman xâm lược năm 476 đế quốc Rôma bị diệt vong, thời đại phong kiến Tây Âu hình thành ở Châu Âu.
- Những việc làm của người Giécman:
 + Thủ tiêu bộ máy Nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc mới như Tây Gốt, Văngđan, Phơrăng, Ănggơlo Xắcxông....
+ Tự xưng vua và phong tước vị cho những người có công.
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rôma cũ rồi chia cho nhau.
+ Từ bỏ các tôn giáo nguyên thuỷ của mình và tiếp thu Kitô giáo, xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng đất của nông dân.
- Những việc làm đó có tác dụng:
 + Xóa bỏ qhsx chiếm hữu nô lệ của đế quốc Rôma, thiết lập qhsx mới PK
 + Chế độ công xã nguyên thủy của người Giécman tan rã, XH bước vào quá trình phong kiến hóa.
Như vậy, chế độ phong kiến ở châu Âu được xây dựng trên một nền tảng hoàn toàn mới. 
 Xã hội phong kiến Tây Âu
- Giữa thế kỷ IX các lãnh địa phong kiến Tây Âu ra đời, đây là đơn vị chính trị kinh tế cơ bản trong thời kỳ phong kiến phân quyền.
- Các giai cấp trong xã hội:
+ Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào các lãnh thổ.
+ Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng bằng việc bóc lột và sức lao động của nông nô.
- Lãnh địa là một vùng đất đai rộng lớn, là một cơ sở kinh doanh đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cung, tự cấp, tự túc. Mỗi lãnh địa thuộc quyền cai quản của một lãnh chúa. Mỗi lãnh chúa có thể có nhiều lãnh địa.
- Lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập có quân đội, toà án pháp luật riêng, chế độ thuế khoá riêng, tiền tệ riêng 
Ž Sự xuất hiện thành thị trung đại
- Nguyên nhân thành thị ra đời:
 + Do sự phát triển của nền SX cải tiến công cụ SX, tiến bộ trong kĩ thuật canh tác, diện tích đất canh tác mở rộng làm tăng nhanh sản phẩm XH
 + Xuất hiện sản phẩm thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi, mua bán, tạo tiền đề cho nền kinh tế hàng hoá, tạo điều kiện cho việc chuyên môn hoá của những người thợ thủ công.
 + Thợ thủ công có xu hướng rời khỏi lãnh địa, tập trung ở những nơi thuận tiện để sản xuất, mua bán. Từ đó thành thị ra đời.
- Hoạt động của thành thị: Trong các thành thị cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân, làm nghề rèn, mộc, gốm, đồ da ... và trao đổi sản phẩm của mình, họ lập ra các phường hội, thương hội hoạt động theo qui chế riêng nhằm giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ quyền lợi cho những người cùng ngành nghề.... 
- Nền tảng kinh tế của thành thị: Thủ công nghiệp và thương nghiệp
- Vai trò thành thị:
 + Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp, tự túc của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển.
 + Góp phần tích cực xoá bỏ chế độ phân quyền, xây dựng chế độ PK tập quyền, thống nhất thị trường và quốc gia.
 + Hình thành một tầng lớp XH mới là dân thành thị năng động, ham làm giàu, ham hiểu biết tiền thân của giai cấp TS.
+ Tính tự do, dân chủ của thành thị là môi trường thuận lợi để phát triển VH hình thành các trường đại học nổi tiếng.
Bài 11 TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI
1. Nguyên nhân, điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XIV, XV:
+ Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, vàng và thị trường cao.
+ Con đường giao lưu, buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm.
+ Khoa học – kỹ thuật có nhiều bước tiến quan trọng như kỹ thuật mới trong đóng tàu, la bàn, hải đồ
2. Một số phát kiến địa lí tiêu biểu. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí
- Các cuộc phát kiến địa lý lớn:
Thời gian
Tên người
Kết quả
Năm 1487
B. Đi-a-xơ
Đi vòng qua cực Nam của châu Phi, đặt tên là mũi Hảo Vọng.
Tháng 8/1492
C.Cô-lôm-bô 
Phát hiện ra Châu Mỹ
Tháng 05/1498
Va-xcô đơ Ga-ma
Đến được Ca-li-cút Ấn Độ từ Bồ Đào Nha
Năm1519- 1522
Magienlan
Lần đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng đường biển 
- Hệ quả của phát kiến địa lý
+ Đem lại hiểu biết mới về Trái đất, mở ra những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới và những kiến thức mới.
+ Mở ra đường giao thông buôn bán, tạo thị trường mới
+ Chấm dứt thời kì cách biệt Đông – Tây, mở ra giai đoạn mới trong giao lưu quốc tế giữa các quốc gia và các nền văn minh, văn hóa khác nhau.
+ Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ sx phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
+ Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docDecuongSuKHI.doc