Bài 1: Mol và chuyển đổi khối lượng, thể tích, lượng chất * Áp dụng 1: Tính khối lượng Mol của: + Đơn chất KL: MFe = ............... + Đơn chất PK: MO = ................ + Hợp chất: MCuSO =................. Áp dụng 2: Tính số Mol của các chất trong các trường hợp sau: 1,8.1024 phân tử NaCl 3,6.1022 phân tử sắt 6.1021 phân tử C12H22O11 9.1022 phân tử Ag 1,2.1022 phân tử H2SO4 *Áp dụng 3: Tính số hạt vi mô trong các trường hợp sau: 0,1 mol Cu 0,3 mol NaCl 0,45 mol HCl 0,06 mol Na2CO3 0,08 mol CuSO4 f) 0.075 mol NaOH *Áp dụng 4: Tính số mol của các chất trong các trường hợp sau: 18g CuO 40g Fe2(SO4) 22,2g CaCl2 8g NaOH 19,6g H2SO4 68,4g C12H22O11 *Áp dụng 5: Tính thể tích của: 0,1 mol khí CO2 0,1 mol khí SO2 0,2 mol khí CH4 4,4g khí N2O 4,8g khí Oxi 3,4g khí NH3 Bài tập: Mol – chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích, lượng chất Bài 1: Tìm khối lượng của: 0,1 mol Al ; 0,2 mol Fe ; 0,5 mol Cu 0,1 mol NaOH ; 0,2 mol HCl ; 0,5 mol H2SO4 Bài 2: Tìm số mol của: 8 g khí O2 ; 4g khí H2 ; 14g khí N2 16g S ; 62g P ; 6g C Bài 3*: Trong một bình người ta trộng 2 khí SO2 và SO3 lại với nhau. Khi đưa ra làm thí nghiệm phân tích, người ta thấy rằng có 2,4g lưu huỳnh và có 2,8g Oxi. Tính tỉ số số mol của SO2 và số mol của SO3 trong hỗn hợp. Áp dụng 1: Tính tỉ khối của các khí sau so với Oxi Sunfurơ Metan Amoniac Clo H2 N2 Bài 2: Tỉ khối của chất khí Áp dụng 1: Khí A có tỉ khối so với khí Hidro là 22. A chứa 3 nguyên tử trong phân tử, trong đó có nguyên tố Oxi. Tìm công thức hóa học của A Áp dụng 2: Khí nào sau đây nhẹ hơn không khí? H2, O2, Clo, Nitơ, CO2, NH3, N2O, H2S. Áp dụng 3: Cho hỗn hợp khí CO và CO2. Trong đó khí CO2 chiếm 80%. Hỏi 1 mol hỗn hợp khí trên nặng bao nhiêu gam? Áp dụng 4: Khí A( chứa 2 nguyên tử trong phân tử). Tỉ khối của khí A so với khí Hidro là 14. Xác định khí A biết: A là đơn chất A là hợp chất với Oxi Vận dụng: Khi thu khí vào bình, ta dùng phương pháp đẩy khí. Với phương pháp này thì: Khi thu những khí nhẹ hơn không khí phải để úp bình vì khi thu khí, khí nhẹ (khí cần thu) sẽ bay lên trên còn không khí ở trong bình nặng hơn nên bay ra ngoài Còn những khí nặng hơn không khí phải để ngửa bình (ngược lại với lí do trên) Áp dụng 5: Khi thu khí H2S ta phải thu như thế nào? Vì sao? Bài tập: Tỉ khối của chất khí Bài tập trắc nghiệm ( giải theo bài tự luận sau đó chọn đáp án đúng ) Câu 1: Khí nào sau đây nhẹ nhất trong tất cả các khí? a) Metan (CH4) b) Cacbon Oxit (CO) c) Heli (He) d )Hiđro (H2) Câu 2: Khối lượng hỗn hợp khí ở đktc gồm 11,2 lít khí H2 và 5,6 lít khí O2 là: a) 8 g b) 9 g c) 10 g d) 12 g Câu 3: Cho hỗn hợp gồm 1,5 mol O2 ; 0,5 mol CO2 và 0,5 mol SO2. Thể tích của hỗn hợp khí trên là: a) 100 lít b) 110 lít c) 112 lít d) 120 lít Câu 4: Cũng vẫn là hỗn hợp khí ở câu 3, khối lượng của hỗn hợp là bao nhiêu? a) 150 g b) 168 g c) 170 g d) 172 g Câu 5: Tỉ khối của khí A đối với không khí là dA/KK < 1. Vậy A là khi nào trong các khí: a) O2 b) H2S c) CO2 d) N2 Câu 6: Tỉ khối của khí B đối với Oxi là 0,5 và tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,125. Khối lượng mol của khí A là: a) 33(g/mol) b) 34(g/mol) c) 68(g/mol) d) 64(g/mol) Câu 7: Các khí trong 4 dãy sau cần sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng của từng khí (Khối lượng của 1 lít khí ở đktc). Dãy nào sau đấy đã sắp xếp đúng? a) O2, N2, Cl2, CO2, SO2 b) N2, CO2, SO2, O2, Cl2 c) N2, CO2, O2, SO2, Cl2 d) N2, O2, CO2, SO2, Cl2 Câu 8: Hai chất khí có thể tích bằng nhau (đo ở đkttc) thì: Khối lượng của hai khí bằng nhau Số mol của 2 khí bằng nhau Số phân tử của 2 khí bằng nhau Chỉ có B, C đúng Câu 9: Muốn thu khí NH3 vào bình thì ta có thể thu được bằng cách nào sau đây? Để đứng bình Đặt úp bình Lúc đầu đặt úp bình, lúc sau để ngửa bình Cách nà cũng thu được Câu 10: Ở đktc 5,6 l SO2 nặng hơn cùng thể tích khí X là 5g. PTK của X là: a) 28 đvC b) 32 đvC c) 44 đvC d) 46 đvC Bài tập tự luận Bài 1: Hãy xác định khối lượng (g) của hỗn hợp khí gồm có 11,2 lít khí Hiđro và 5,6 lít khí Oxi ở điều kiện tiêu chuẩn Bài 2: Một hỗn hợp khí gồm có 1,5 mol khí O2 ; 2,5 mol khí N2 ; 0,5 mol khí CO2 và 0,5 mol khí SO2. Tính khối lượng của hỗn hợp khí đó. Tính thể tích của hỗn hợp khí đó Bài 3: Tìm khối lượng mol của các chất khí có tỉ khối đối với khí Hiđro lần lượt là: 8,5 ; 17 ; 22 Bài 4: Hãy cho biết 67,2 lít khí oxi ở đktc: Có bao nhiêu mol oxi Có bao nhiêu phân tử oxi Có khối lượng là bao nhiêu gam? Bài 5: Tại sao để thu các khí H2, NH3 vào ống nghiệm người ta phải luồn ống dẫn các khí này xuống tận đáy ống nghiệm dốc ngược? Bài 3: Tính theo công thức hóa học Tính % các nguyên tố khi biết công thức hóa học VD1: Tính % các nguyên tố hóa học có trong hợp chất CuSO4: Giải: % Cu: × 100% = × 100% = 40% % S: × 100% = × 100% = 20% % O: 100% - 20% - 40% = 40% VD2: Hợp chất X chứa 3,6g Cacbon, 0,8g Hiđrô, 4,8g Oxi. Tìm công thức hóa học của X biết dX/H= 46 Giải Ta có: dX/H= 46 Þ MX = 46 x 2 = 92g Đặt công thức hóa học của X là CxHyOz Ta có: mC = 3,6g à nC = = 0,3 mol mH = 0,8g à nH = = 0,8 mol mO = 4,8g à nO = = 0,3 mol Þ x : y : z = 3 : 8 :3 Þ Có dạng (CxHyOz)n Þ MX = (12 x 3 + 1 x 8 + 16 x 3) x n = 92 Þ MX = 92 x n = 92 Þ n = 1 Þ Công thức hóa học của hợp chất là: C3H8O3 *Lưu ý: Hợp chất gồm có nguyên tố Cacbon và Hiđrô là hợp chất hữu cơ. VD3: Hợp chất X chứa 50% khối lượng là lưu huỳnh còn lại là Oxi. Tìm công thức hóa học của hợp chất X. VD4: Đốt cháy 3g 1 chất X thu được 4,48 l khí CO2 và 5,4g khí H2O. X chứa những nguyên tố nào? Tìm công thức hóa học của X biết dX/H2 = 15 , %C = 80% VD5: Đốt cháy 6g 1 chất X thu được 4,48 l khí Co2 và 3,6g nước. X chứa nguyên tố hóa học nào? Tìm công thức hóa học của X biết rằng dX/H2 = 30 %O = 53,33% , %C = 40% Bài tập: Tính theo công thức hóa học Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Oxit có công thức hóa học là RO2 trong đó mỗi nguyên tố chiếm 50% khối lượng. Khối lượng của nguyên tố R trong 1 mol oxit là: a) 16 g b) 32 g c) 48 g d) 64 g Câu 2: Oxit của 1 nguyên tố R có công thức hóa học là RO. Trong đó thì chứa 20% oxi về khối lượng. R là nguyên tố: a) Đồng b) Canxi c) Sắt d) Magie Câu 3: Hợp chất trong đó sắt chiếm 70% khối lượng là hợp chất nào trong số các hợp chất sau ? a) FeO b) Fe2O3 c) Fe3O4 d) FeS Câu 4: Tỉ lệ khối lượng của nitơ và oxi trogn một hợp chất là . Công thức hóa học cả hợp chất là: a) N2O b) NO c) NO2 d) N2O5 Câu 5: Sắt oxit có tỉ lệ khối lượng giữa sắt và oxi là 21 : 8. Công thức hóa học của sắt oxit đó là: a) FeO b) Fe2O3 c) Fe3O4 d) Khác Bài 4 tính theo PTHH: Bài 1: Hãy giải thích vì sao: Khi nung nóng cục đá vôi (Canxi cacbonat) thì khối lượng giảm đi? Khi nung nóng miếng đồng trong không khí (có oxi) thì thấy khối lượng tăng lên Đáp án: a. Giảm b. Tạo ra chất mới là CuO (tính mcu và mCuO) Bài 2: Đun nóng 15,8g KMnO4 trong ống nghiệm để điều chế khí oxi. Biết rằng chất rắn còn lại trong ống nghiệm có khối lượng là 12,6g, khối lượng oxi thu được là 2,8g. Tính hiệu suất của phản ứng phân hủy Đáp án: 87,5% Bài 3: Đá đôlômít là hỗn hợp 2 chất canxi cacbonat CaCO3 và MgCO3. Khi nung nóng, 2 muối bị phân hủy tạo ra oxit và cacbonđioxit a. Viết công thức về khối lượng b. Nung nóng 192 kg đôlômit thì có 88kg khí cacbonđioxit thoát ta. Tính khối lượng của hỗn hợp 2 oxit Đáp án: a. b. 104 kg Bài 4: Quặng malachit có thành phần chính là 2 hợp chất của đồng được ghi bằng công thức chung Cu2(OH)2CO3. Khi nung nóng thì 2 hợp chất này bị phân hủy, sản phẩm của phản ứng phân hủy gồm có CuO, H2O, và CO2 Viết PTHH Biết rằng khi nung nóng 4,8 kg quặng thì thu được 3,2 kg CuO cùng với 0,36kg nước và 0,88kg CO2. Tính tỉ lệ phần trăm về khối lượng 2 hợp chất của đồng có chứa trong quặng. Đáp án: b. 92,5% Bài 5: Đốt cháy 3,25 một mẫu lưu huỳnh không tinh khiết trong khí oxi dư, người ta thu được 2,24 lít khí SO2. Tính độ tinh khiết của mẫu lưu huỳnh đã dùng? Đáp án: 98,5% Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 g Fe, thu được 3,2g oxit sắt. Xác định công thức phâ tử của oxit sắt Đáp án: Fe2O3 Bài 7 Cho dòng khí CO dư đi qua hỗn hợp 2 oxit CuO, Fe3O4 nung nóng thu được 29,6g hỗn hợp 2 kim loại trong đó sắt nhiều hơn đồng 4g. Tính thể tích CO cần dùng (đktc) Đáp án: 13,44 lít Bài 8 Cho 20 g một oxit sắt phản ứng hết với dd HCl dư, sau phản ứng thu được 40,625 g muối clorua. Xác định công thức phân tử của oxit sắt Đáp án: Fe2O3 Bài 9: Đốt cháy 1 kg than trong khí oxi, biết trong than có 5% tạp chất không cháy. Tính thể tích O2 cần dùng để đốt cháy hết 1kg than trên Tính thể tích khí CO2 sinh ra trong phản ứng Đáp án: a. 1773,3 lít b. 1773,3 lít Bài 10: Cho 3,36 lít oxi (đktc) phản ứng hoàn toàn với 1 kim loại hóa trị III thu được 10,2g oxit. Xác định tên kim loại. Đáp án: Al Bài 11: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất X cần 6,5 mol O2, thu được 4 mol khí CO2 và 5 mol H2O. Xác định công thức phân tử của X Đáp án: C4H10 Bài 12: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 g P trong bình chứa 8,96 lít khí oxi (đktc) sản phẩm thu được là chất rắn màu trắng. Nếu hiệu suất phản ứng là 80% thì khối lượng chất rắn thu được là bao nhiêu? Đáp án: 11,36 g Bài 13: Lấy cùng một lượng KClO3 và KMnO4 để điều chế khí O2. Chất nào cho nhiều khí O2 hơn? Viết PTHH Nếu điều chế cùng một thể tích khí oxi thì dùng chất nào kinh tế hơn? Biết rằng giá KMnO4 là 30.000đ/ kg và KClO3 là 96.000đ/kg Đáp án: Khi nhiệt phân cùng một lượng, chất cho nhiều oxi hơn là KClO3 b. Số tiền mua KClO3, KMnO4 là 11760đ và 14220đ Bài 14: Cho không khí (chứa 80% thể tích khí N2) tác dụng với đồng nung nóng trong thiết bị kín, xảy ra phản ứng oxi hóa đồng thành đồng (II) oxit. Phản ứng xong, người ta thu được 160cm3 khí N2. Thể tích không khí ban đầu là bao nhiêu? Đáp án: 200cm3 không khí Bài 15: Một phòng học có chiều dài 12m, chiều rộng 7m, chiều cao 4m Tính thể tích không khí và oxi có trong phòng học Trong phòng học có 50 em, hãy tính thể tích khí CO2 thở ra trong 45 phút, biết rằng một học sinh thở ra 2 lít khí (thể tích CO2 chiếm 4%) một lần, một phút thở ra khoảng 16 lần. Đáp án: a. 67,2 m3 b. 2880 lít Bài 16: Một oxit được tạo bởi 2 nguyên tố là Fe và O trong đó tỷ lệ khối lượng giữa Fe và O là 7/3. Tìm công thức phân tử của oxit sắt đó. Đáp án: Fe2O3 Bài 17: Nung A gam KClO3 và b gam KMnO4 thu được cùng một lượng O2. Tính tỷ lệ a/b Đáp án: a/b = 245/948 Bài 18: Cho 5 g photpho vào bình có dung tích 2,8 lít chứa không khí (ở đktc) đốt cháy hoàn toàn photpho trên thu đươc m gam P2O5. Cho biết oxi chiếm 20% thể tích không khí, hiệu suất phản ứng đạt 80%. Tính m Đáp án: m = 1,136 g Bài 19: Đốt cháy hoàn toàn 3,52g hợp chất X, thu được 3,2 g sắt (III) oxit và 0,896 lít khí sunfurơ (đktc). Xác định công thức phân tử của X, biết rằng khối lượng mol của X là 88g Đáp án: FeS Bài 20: Nhiệt phân 15,8 g KMnO4 thu được lượng khí O2, đốt cháy 5,6 g Fe trong lượng khi O2 vừa đủ thì sản phẩm sau phản ứng có bị nam châm hút không? Vì sao? Đáp án: Fe dư nên sản phẩm bị nam châm hút Bài 21: Cho m gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Al có số mol bằng nhau phản ứng hoàn toàn với lượng O2 dư. Kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn khối lượng tăng lên so với ban đầu là 2g. Tính m Đáp án: m = 2,55g Bài 22: Có một hỗn hợp gồm 60% Fe2O3 và 40% CuO về khối lượng. Người ta dùng H2 dư để khử 20 g hỗn hợp đó. Tính khối lượng Fe và Cu thu được sau phản ứng Tính số mol H2 tham gia phản ứng Đáp án: a. mFe = 8,4g; mCu = 6,4g b. Số mol H2 là 0,325 mol Bài 23: Dẫn luồng khí H2 đi qua 16 g hỗn hợp 2 oxit CuO và Fe2O3 nung nóng. Sau phản ứng để nguội, cân lại thấy khối lượng hỗn hợp giảm 25%. Tính % khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp đầu. Đáp án: % mỗi oxit đều là 50% Bài 24: Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm, magie, các dung dịch H2SO4 loãng và HCl a. Viết các PTHH b. Muốn điều chế được 1,12 lít khí H2 (đktc) phải dùng kim loại nào và axit nào để chỉ cần một lượng nhỏ nhất. Đáp án: Mg và HCl Bài 25: Cho 210 kg vôi sống tác dụng với nước, em hãy tính lượng Ca(OH)2 thu được theo lí thuyết biết rằng vôi sống chứa 10% tạp chất. Đáp án: 249,75 kg Bài 26: Dùng khí H2 để khử hết 50g hỗn hợp A gồm đồng (II) oxit và sắt (III) oxit. Biết trong hỗn hợp sắt (III) oxit chiếm 80% khối lượng. Tính thể tích khí H2 cần dùng. Đáp án: 19,6 lít Bài 27: Cho 3,6g một oxit sắt vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,35g một muối sắt clorua. Hãy xác định công thức phân tử của oxit sắt. Đáp án: FeO Bài 28: Cho dòng khí H2 đi qua 24g hỗn hợp 2 oxit CuO và Fe3O4 nung nóng. Tính khối lượng Fe và Cu sau phản ứng. Biết mFe2O3: mCuO = 3 : 1 Đáp án: mFe = 12,6g mCu = 4,8g Bài 29: Cho 10,4g oxit của một nguyên tố kim loại hóa trị II tác dụng với dd HCl dư, sau phản ứng tạo thành 15,9 g muối. Xác định nguyên tố kim loại. Đáp án: Sr (M = 88) Bài 30: Cho 0,3 g một kim loại tác dụng với nước cho 168 ml khí H2 (đktc). Xác định tên kim loại, biết kim loại có hóa trị tối đa là III Đáp án: Ca
Tài liệu đính kèm: