Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2015-2016 môn thi : hóa học - Lớp 9 thời gian làm bài: 150 phút

doc 8 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1660Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2015-2016 môn thi : hóa học - Lớp 9 thời gian làm bài: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2015-2016 môn thi : hóa học - Lớp 9 thời gian làm bài: 150 phút
PHÒNG GD VÀ ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU
-----------------
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
 NĂM HỌC 2015-2016
 MÔN THI : HÓA HỌC-LỚP 9 
 Thời gian làm bài: 150 phút 
 (không kể thời gian giao đề)
Câu 1( 4điểm):
 1) Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Cu(OH)2
A1
B1
A2
B2
A3
B3
Cu(OH)2
to
 + X
+ Y
+ Z
+ T
- Tìm công thức hóa học ứng với các chữ cái A1, A2, A3, B1, B2, B3, X, Y, Z, T. Viết phương trình hóa học thực hiện sơ đồ chuyển hóa trên.
 2) Chỉ dùng chất chỉ thị là dung dịch phenolphtalein, hãy nhận biết các dung dịch riêng biệt không màu mất nhãn sau: MgSO4, NaNO3, KOH, BaCl2, Na2SO4. Nêu cách làm và viết phương trình hóa học.
Câu 2( 4điểm): 
 1) Cho hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe, Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y, khí Z và chất rắn A. Hòa tan A trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được khí B. Sục từ từ khí B vào dung dịch nước vôi trong dư thu được kết tủa D. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Y cho đến khi kết tủa lớn nhất thì thu được chất rắn E. Nung E trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn G.
Xác định thành phần các chất có trong Y, Z, A, B, E, D, G. Viết các phương trình hóa học xảy ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
 2) Quặng bôxit có thành phần chủ yếu là Al2O3 và có lẫn tạp chất là Fe2O3, SiO2. Hãy nêu phương pháp điều chế Al từ quặng bôxit và cho biết tác dụng của criolit (Na3AlF6) trong quá trình điều chế Al. Viết các phương trình hóa học.
Câu 3 ( 4 điểm):
 1) Nêu hiện tượng và giải thích bằng phương trình hóa học các thí nghiệm sau:
a) Cho rất từ từ dung dịch HCl loãng tới dư vào dung dịch Na2CO3.
b) Dẫn từ từ khí clo tới dư vào dung dịch NaOH loãng đã có sẵn mảnh giấy quỳ.
 2) Cho hỗn hợp khí X gồm SO2 và O2 có tỷ lệ thể tích là 1:1 vào bình kín đã có sẵn ít bột V2O5. Đun nóng bình đến 4500C sau một thời gian thì thu được hỗn hợp khí. Trong đó khí sản phẩm chiếm 35,3% về thể tích. Tính hiệu suất của phản ứng. Biết thể tích các chất khí đo ở cùng điều kiện, thể tích chất rắn coi như không đáng kể.
Câu 4 ( 4 điểm): A là dung dịch H2SO4 nồng độ x mol/l, B là dung dịch NaOH nồng độ y mol/l. Trộn 200 ml dung dịch A với 300 ml dung dịch B thì thu được 500ml dung dịch E. Để trung hòa 100ml dung dịch E cần dùng 40 ml dung dịch H2SO4 1M. Mặt khác trộn 300ml dung dịch A với 200 ml dung dịch B thì thu được 500ml dung dịch F. Xác định x, y. 
 Biết rằng 100 ml dung dịch F phản ứng vừa đủ với 2,04 gam Al2O3. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 5 ( 4 điểm): Hòa tan hết 2,019 gam hỗn hợp gồm muối clorua của kim loại A chỉ có hóa trị I, muối clorua của kim loại B chỉ có hóa trị II trong mọi hợp chất vào nước được dung dịch X. Cho 50 ml dung dịch AgNO3 1M vào dung dịch X, sau khi xảy ra phản ứng hoàn toàn thu được 5,74 gam kết tủa. Lọc kết tủa, cô cạn dung dịch nước lọc thu được a gam muối khan.
Tìm a?
Xác định kim loại A, B biết rằng: MB = MA + 1
-Hết-
(Cho: Al = 27; Mg = 24; Ag = 108; Ca = 40; K = 39; Na = 23; N = 14; H = 1; O = 16; Cl = 35,5; S=32)
Chú ý: Học sinh không được sử dụng bảng HTTH các NTHH, bảng tính tan các chất trong nước.
.
 PHÒNG GD VÀ ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU
-----------------
 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG 
 CẤP HUYỆN 
 NĂM HỌC 2015-2016
 MÔN THI : HÓA HỌC-LỚP 9 
I) QUY ĐỊNH CHUNG.
- Hướng dẫn chấm dưới đây là phương án đề nghị. Thí sinh có cách làm khác cho kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa theo từng phần của hướng dẫn chấm.
- Giám khảo chấm thi bám sát yêu cầu của đề bài với phần lập luận, cách trình bày và kết quả của thí sinh để cho điểm.
- Đối với những PTHH không cân bằng hoặc thiếu điều kiện (nếu có) trừ 1/2 số điểm của PTHH đó.
- Bài toán nếu sai PTHH phần tính toán không cho điểm.
- Điểm bài thi là tổng điểm các thành phần. KHÔNG làm tròn số.
II) HƯỚNG DẪN CHẤM.
Câu
Ý
Hướng dẫn chi tiết
Điểm
1
1
A1 là CuO; A2 là CuSO4; A3 là CuCl2; X là H2SO4; Y là BaCl2.
B1 là H2O; B2 là Ca(OH)2; B3 là NaOH; Z là CaO; T là Na2CO3.
PTHH: Cu(OH)2 CuO + H2O
	CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O
	CuSO4 + BaCl2 CuCl2 + BaSO4
	H2O + CaO Ca(OH)2
	Ca(OH)2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaOH
	NaOH + CuCl2 Cu(OH)2 + 2NaCl
0,5 điểm
0,5 điểm
 0,5 điểm
 0,5 điểm
2 điểm
2
Lấy một lượng vừa đủ mỗi mẫu hóa chất cho vào các ống nghiệm riêng biệt rồi đánh số từ 1-5.
Nhỏ từ từ dung dịch phenolphtalein vào các ống nghiệm nói trên.
+ Nếu ống nghiệm nào hóa chất từ không màu chuyển thành màu đỏ là dung dịch KOH.
+ Các ống nghiệm không có hiện tượng gì là các dung dịch: MgSO4, NaNO3, BaCl2, Na2SO4.
Nhỏ từ từ dung dịch KOH vừa nhận được ở trên vào các dung dịch còn lại:
+ Nếu ống nghiệm thấy xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch MgSO4.
PTHH: 2KOH + MgSO4 Mg(OH)2(trắng) + K2SO4
+ Các ống nghiệm còn lại không có hiện tượng gì là các dung dịch: NaNO3, BaCl2
Nhỏ từ từ dung dịch MgSO4 vừa nhận được vào 2 dung dịch còn lại.
+ Nếu ống nghiệm nào thấy xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch BaCl2
PTHH: MgSO4 + BaCl2 BaSO4 (trắng)+ MgCl2
+ Ống nghiệm không có hiện tượng gì là dung dịch NaNO3, Na2SO4
Nhỏ từ từ dung dịch BaCl2 vừa nhận được vào hai dung dịch còn lại
+ Nếu ống nghiệm nào thấy xuất hiện kết trắng là dung dịch Na2SO4
PTHH: Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 (trắng)+ 2NaCl
+ Ống nghiệm còn lại không có hiện tượng gì là NaNO3
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
2 điểm
2
1
Cho hỗn hợp X vào dung dịch HCl lấy dư:
PTHH: Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O
	MgO + 2HCl MgCl2 + H2O
	Fe + 2HCl FeCl2 + H2
Dung dịch Y gồm: AlCl3, MgCl2 , FeCl2, HCl dư
Khí Z là H2
Chất rắn A là Cu
 0,5 điểm
Cho A tác dụng với H2SO4 đặc nóng.
PTHH: Cu + 2H2SO4(đặc, nóng) CuSO4 + SO2 + 2H2O
Khí B là SO2
Cho B vào nước vôi trong lấy dư
PTHH: SO2 + Ca(OH)2 CaSO3 + H2O
Kết tủa D là CaSO3
0,5 điểm
Cho dung dịch NaOH vào Y tới khi kết tủa lớn nhất thì dừng lại.
PTHH: NaOH + HCl NaCl + H2O
	3NaOH + AlCl3 Al(OH)3 + 3NaCl
	2NaOH + MgCl2 Mg(OH)2 + 2NaCl
	2NaOH + FeCl2 Fe(OH)2 + 2NaCl
Chất rắn E là: Al(OH)3, Mg(OH)2, Fe(OH)2 
0,5 điểm
Nung E trong không khí
 PTHH: 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
	Mg(OH)2 MgO + H2O
	4Fe(OH)2 + O22Fe2O3 + 4H2O
Chất rắn G là Al2O3, MgO, Fe2O3
0,5 điểm
 2 điểm
2
+ Phương pháp làm sạch tạp chất:
- Cho quặng bôxit vào dung dịch NaOH đặc đun nóng.
PTHH: Al2O3 + 2NaOH(đặc) 2NaAlO2 + H2O
	SiO2 + 2NaOH(đặc) Na2SiO3 + H2O
- Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch thu được.
PTHH: CO2 + NaOH NaHCO3 
	CO2 + NaAlO2 + 2H2O Al(OH)3 + NaHCO3
- Điều chế Al2O3:
PTHH: 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
+ Điều chế Al
 PTHH: 2Al2O3 4Al + 3O2
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Tác dụng của criolit (Na3AlF6)
Hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.
Hỗn hợp nóng chảy dẫn điện tốt hơn.
Ngăn không cho Al phản ứng với oxi không khí
0,5 điểm
2 điểm
3
1
a) Hiện tượng: Ban đầu không có hiện tượng gì. Sau đó có bọt khí không màu, không mùi thoát ra.
PTHH: HCl + Na2CO3 NaHCO3 + NaCl
	HCl + NaHCO3 NaCl + CO2 + H2O
0,5 điểm
0,5 điểm
b) Hiện tượng: Ban đầu quỳ có màu xanh, khi sục khí clo quỳ mất màu. Dung dịch từ không màu chuyển sang màu vàng nhạt.
PTHH: Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
0,5 điểm
0,5 điểm
2 điểm
2
Vì thể tích các chất khí đo ở cùng điều kiện nên tỉ lệ thể tích bằng tỉ lệ số mol.
Để không làm mất tính tổng quát giả sử số mol mỗi khí trong hỗn hợp là 1 mol
PTHH: 2SO2 + O2 2SO3
Ban đầu 1mol 1mol 0
Pứ x mol 0,5x mol x mol
Sau pứ 1-x 1-0,5x x
nhỗn hợp khí sau pứ = 1-x + 1-0,5x + x = 2- 0,5x (mol)
nkhí sản phẩm = x (mol)
Theo bài ra: 
Vậy hiệu suất của phản ứng là: 
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
2 điểm
4
Trộn A với B xảy ra phản ứng:
PTHH: 2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + H2O (1)
+ Trộn 200ml dung dịch H2SO4 với 300 ml dung dịch NaOH. Sau phản ứng thu được dung dịch E. E phản ứng được với H2SO4. Ở (1) NaOH dư
Theo (1): 
0,5 điểm
0,5 điểm
+ Trung hòa 100 ml E cần 40 ml dung dịch H2SO4 1M
Hay: 
0,5 điểm
+ Trộn 300 ml dung dịch A với 200 ml dung dịch B thu được dung dịch F.
Vì F phản ứng được với Al2O3 nên xảy ra hai trường hợp sau:
* TH1: Dung dịch F dư H2SO4
PTHH: Al2O3 + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2O (2)
Theo (1): 
Theo (2): 
Hay : 
Kết hợp (I) và (II) ta có hệ: 3y - 4x = 4
 3x - y = 3
Giải hệ ta được: x = 2,6 mol/lit
 y = 4,8 mol/lit
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
* TH2: Dung dịch F dư NaOH
PTHH: Al2O3 + 2NaOH 2NaAlO2 + H2O(3)
Theo (1): 
Theo (3): 
Hay : 
Kết hợp (I) và (III) ta có hệ: 3y - 4x = 4
 y - 3x = 1
Giải hệ ta được: x = 0,2 mol/lit
 y = 1,6 mol/lit
Vậy có hai trường hợp xảy ra: TH1: 
 TH2: 
0,5 điểm
0,5 điểm
4 điểm
5
1
PTHH: 
ACl + AgNO3 → AgCl + ANO3 (1)
BCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + B(NO3)2 (2)
0,5 điểm
Theo PTPƯ: 
Khối lượng muối khan gồm: ANO3; B(NO3)2 và AgNO3 dư
0,5 điểm
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
→ a = 3,079 + 0,01.170 = 4,779(g)
1,0 điểm
2 điểm
2
Đặt số mol của ACl và BCl2 lần lượt là x, y
Theo ptpư: (1’)
Điều kiện: 0 < x < 0,04; 0< y < 0,02
mhh = x(MA + 35,5) + y(MB + 71) = 2,019 (2’)
Mặt khác ta có: MB = MA + 1 (3’)
1,0 điểm
Từ (1’), (2’), (3’) ta có: 
Do: 0< x < 0,04 → 
Vậy A là Na → MB = 23 + 1 = 24 (g) → B là Mg
1,0 điểm
2 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_HSG_Hoa_9_nam_2015_LC.doc