Rèn kỹ năng cơ bản giải bài tập Hóa học THCS

doc 41 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1590Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Rèn kỹ năng cơ bản giải bài tập Hóa học THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rèn kỹ năng cơ bản giải bài tập Hóa học THCS
SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ
PHÒNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC
-----a & b-----
RÈN KỸ NĂNG CƠ BẢN 
GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC THCS
Quảng Trị, tháng 11 năm 2015
TẬP 1: MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP HÓA HỌC LỚP 8
CHƯƠNG 1: CÔNG THỨC HÓA HỌC 
I. HÓA TRỊ VÀ NGUYÊN TỬ KHỐI
BÀI CA HÓA TRỊ
Kali (K), iốt (I), hiđro (H)
Natri (Na), bạc (Ag) với clo (Cl) một loài
Là hoá trị (I) em ơi
Nhớ ghi cho kỹ kẽo rồi phân vân
Magiê (Mg), kẽm (Zn) với thuỷ ngân (Hg)
Oxi (O), đồng (Cu), thiếc (Sn) củng gần bari (Ba)
Cuối cùng thêm chú canxi (Ca)
Hoá trị II đó có gì khó khăn
Anh nhôm (Al) hoá trị III lần
Học đi cho kỹ khi cần có ngay
Cacbon (C), silic(Si) này đây
Có hoá trị IV không ngày nào quên
Sắt (Fe) kia cũng dễ quên tên
II, III lên xuống phát phiền lắm thôi
Nitơ (N) rắc rối nhất đời
I, II, III, IV lúc trồi lên V
Lưu huỳnh ( S) lắm lúc chơi khăm
Xuống II lên VI khi nằm thứ IV
Phốt pho (P) nói đến không dư
Có ai hỏi đến thì ừ III, V
Em ơi cố gắng học chăm
Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng
HÓA TRỊ MỘT SỐ GỐC
1. HỌC SINH NẮM MỘT SỐ AXIT, H2O
2. HÓA TRỊ CỦA GỐC=SỐ NGUYÊN TỬ H TƯƠNG ỨNG BỊ MẤT ĐI
HNO3 NO3 có hóa trị I
H3PO4 H2PO4 có hóa trị I, HPO4 có hóa trị II, PO4 có hóa trị III
H2SO4 SO4 có hóa trị II
H2O OH có hóa trị I
H2CO3 HCO3 có hóa trị I, CO3 có hóa trị II
BÀI CA NGUYÊN TỬ KHỐI 
Hai ba Natri (Na=23)
Nhớ ghi cho rõ
Kali chẳng khó
Ba chín dễ dàng (K=39)
Khi nhắc đến Vàng
Một trăm chín bảy (Au=197) 
Oxi gây cháy
Chỉ mười sáu thôi (O=16)
Còn Bạc dễ rồi
Một trăm lẻ tám (Ag =108)
Sắt màu trắng xám
Năm sáu có gì (Fe=56) 
Nghĩ tới Beri
Nhớ ngay là chín (Be=9)
Gấp ba lần chín
Là của anh Nhôm (Al=27)
Còn của Crôm
Là năm hai đó (Cr=52) 
Của Đồng đã rõ
Là sáu mươi tư (Cu =64)
Photpho không dư
Là ba mươi mốt (P=31)
Hai trăm lẻ một
Là của Thủy Ngân (Hg=201) 
Chẳng phải ngại ngần
Nitơ mười bốn (N=14)
Hai lần mười bốn
Silic phi kim (Si=28)
Can xi dễ tìm
Bốn mươi vừa chẵn (Ca=40)
Mangan vừa vặn
Con số năm lăm (Mn=55)
Ba lăm phẩy năm
Clo chất khí (Cl=35.5)
Phải nhớ cho kỹ
Kẽm là sáu lăm (Zn=65) 
Lưu huỳnh chơi khăm
Ba hai đã rõ (S=32)
Chẳng có gì khó
Cacbon mười hai (C=12)
Bari hơi dài
Một trăm ba bảy (Ba=137)
Phát nổ khi cháy
Cẩn thận vẫn hơn
Khối lượng giản đơn
Hiđrô là một (H=1)
Còn cậu Iốt
Ai hỏi nói ngay
Một trăm hai bảy (I=127) 
Nếu hai lẻ bảy
Lại của anh Chì (Pb =207)
Brôm nhớ ghi
Tám mươi đã tỏ (Br = 80)
Nhưng vẫn còn đó
Magiê hai tư (Mg=24) 
Chẳng phải chần trừ
Flo mười chín (F=19)
. HẾT 
II. QUY TẮC HÓA TRỊ
Trong đó: A, B là KHHH của nguyên tố
a, b là hóa trị tương ứng của A, B
x, y là chỉ số
Quy tắc hóa trị : a.x = b.y
Nội dung: Trong hợp chất hai nguyên tố tích giữa hóa trị và chỉ số nguyên tử của nguyên tố này bằng tích của hóa trị và chỉ số nguyên tử của nguyên tố kia.
III. VẬN DỤNG QUY TẮC HÓA TRỊ
1. Tính hoá trị của 1 nguyên tố
- Gọi hoá trị của nguyên tố cần tìm là a ()
- Áp dụng QTHT: a.x = b.y ® a = b.y/x
- Trả lời
2. Lập CTHH của hợp chất
Bước 1: Gọi công thức tổng quát.
Bước 2: Lập đẳng thức hóa trị: a.x = b.y
Bước 3: Rút tỉ lệ: x:y
Bước 4: Chọn x; y khi tỉ lệ x, y tối giản
Bước 5: Viết công thức tìm được
	Ví dụ: Lập công thức hóa học của nhôm oxit.	
	Gọi công thức nhôm oxit là 
	Theo qui tắc hóa trị: III.x=II.y
	Tỉ lệ: 
	Chọn x=2 y=3
	Vậy công thức Al2O3
Chú ý: Đây chỉ là trường hợp đơn giản, sau khi có tỉ lệ tối giản ta có công thức đơn giản nhất.
	Để lập công thức hóa học nhanh trong PTHH ta có thể vận dụng
	a) Hóa trị như nhau: KHÔNG CHI CHỈ SỐ.	
	b) Hóa trị khác nhau tối giản: HÓA TRỊ ANH NÀY LÀ CHỈ SỐ ANH KIA
	c) Hóa trị khác nhau, chưa tối giản: LÀM TỐI GIẢN RỒI LÀM NHƯ b
3. Bài tập vận dụng
Dạng: Lập CTHH
Ví dụ 1: Lập CTHH của các chất có thành phần như sau:
1. Al(III) và O;	2. Ca(II) và O	3. K(I) và O
4. Ca(II) và NO3(I)	5. Ba(II) và PO4(III)	6. Al(III) và SO4(II)
Dạng: Tính hóa trị của một nguyên tố
Ví dụ 2: Tìm hóa trị của nguyên tố Fe trong hợp chất Fe2O3.
Giải: Gọi hóa trị của Fe trong hợp chất Fe2O3 là x: Fe2O3
áp dụng quy tắc hóa trị ta có: x.2 = II.3
Ta có: Hóa trị của nguyên tố Fe trong hợp chất Fe2O3 là III.
Bài tập: Tính hóa trị của các nguyên tố sau trong hợp chất với oxi sau:
a) NO; N2O3; NO2; N2O; N2O5.
b) CO2; CO; P2O5; P2O3; Ag2O.
IV. MỞ RỘNG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÁC
Hóa trị bằng chữ: MxOy, M(NO3)n; Đặc biệt: Fe3O4
CHƯƠNG 2: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
I. NỘI DUNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
1. Trong một phản ứng tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng của các chất sản phẩm.
TQ:	aA + bB ® cC + dD mA + mB = mC + nD
	2. Mở rộng
	Tổng khối lượng các chất trước phản ứng =Tổng khối lượng các chất sau phản ứng 
	TQ: Trộn FeO và Al (hỗn hợp A), nung nóng thu được hỗn hợp chất rắn B.
	 mA=mB
Lưu ý: Trường hợp đơn giản
Cho khối lượng của n - 1 chất trong một phương trình có n chất thì tính được khối lượng của chất còn lại.
II. BÀI TẬP ĐƠN GIẢN
Ví dụ 1: Phân huỷ 10 gam canxi cacbonat (CaCO3) ở nhiệt độ cao thu được 5,6 gam vôi sống (CaO), ngoài ra còn một lượng khí cacbonic (CO2)thoát ra. Tính khối lượng khí cacbonic đó.
Giải:
	Sơ đồ phản ứng:	CaCO3 CaO + CO2
Áp dụng ĐLBTKL: mCaCO3 = mCaO + mCO2
 mCO2=mCaCO3 - mCaO =10-5,6 =4,4 gam 
Ví dụ 2: Nhiệt phân hoàn toàn m gam nhôm nitrat [Al(NO3)3] thu được 20,4 gam nhôm oxit (Al2O3), 55,2 gam nitơ đioxit (NO2) và 9,6 gam oxi (O2).
Lập sơ đồ phản ứng và tính khối lượng nhôm nitrat phản ứng.
	Sơ đồ phản ứng: Al(NO3)3 Al2O3 + NO2 + O2
Áp dụng ĐLBTKL ta có: mAl(NO3)3 = mAl2O3 + mNO2 + mO2 
 mAl(NO3)3 = 20,4 + 55,2 + 9,6 = 85,2 gam
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Tính khối lượng muối nhôm clorua sinh ra khi cho 5,4 gam nhôm tác dụng hết với dung dịch chứa 21,9 gam HCl, biết sau phản ứng còn có 0,6 gam khí hiđro sinh ra.
Câu 2: Cho đồng(II)sunfat tác dụng với 8 gam natri hiđroxit thu được 9,8 gam đồng (II) hiđroxit và 14,2 gam natri sunfat.
Viết sơ đồ phản ứng và tính khối lượng đồng(II) sunfat đã phản ứng.
Câu 3: Cho 5,4 gam nhôm tác dụng với dung dịch chứa 29,4 gam axit sunfuric thu được nhôm sunfat và 0,6 gam khí hiđro.
Viết sơ đồ phản ứng và tính khối lượng nhôm sunfat thu được.
Câu 4: Nhiệt phân hoàn toàn 31,6g kali pemanganat (KMnO4) thu được các chất là kali manganat (K2MnO4), mangan đioxit (MnO2) và khí oxi (O2)có khối lượng lần lượt tỉ lệ với 197:87:32. Tính khối lượng mỗi chất sản phẩm.
Câu 5: Đốt cháy a gam photpho trong không khí thu được 2,84 gam một chất rắn màu trắng là điphotphopentaoxit.
a) Ghi sơ đồ phản ứng và viết công thức khối lượng của phản ứng.
b) Nếu a = 1,24 gam, tính khối lượng oxi tham gia phản ứng.
c) Nếu a = 2,48 gam, lượng oxi tham gia phản ứng là 3,2 gam thì khối lượng chất rắn thu được có thay đổi không? Tăng hay giảm bao nhiêu lần.
Câu 6: Khi cho hỗn hợp 2 kim loại A, B tác dụng hết với oxi, thu được 6,05 g hỗn hợp 2 oxit (Hợp chất của kim loại với oxi).
a) Ghi sơ đồ phản ứng.
b) Tính khối lượng oxi cần dùng.
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 5,6 g kim loại M vào dung dịch HCl dư, phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau: M + axitclohidric Muối clorua + Khí hiđro
Thu lấy toàn bộ lượng hiđro thoát ra. Dung dịch sau phản ứng nặng hơn dung dịch ban đầu 5,4 gam.
a) Tính số g khí hiđro thu được.
b) Tính số g axit clohidric phản ứng.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 1,5 kg than (thành phần chính là C) thì dùng hết 3,2 kg oxi và sinh ra 4,4 kg khí cacbonic.
a) Hãy lập PTHH của phản ứng.
b) Mẫu than trên chứa bao nhiêu % C.
Nếu đốt cháy hết 3 kg than cùng loại thì lượng oxi, khí cacbonic sinh ra là bao nhiêu gam.
Câu 9: Nung 1 tấn đá vôi chứa 80% là CaCO3 thì được bao nhiêu tạ vôi. Biết lượng khí cacbonic sinh ra là 3,52 tạ. Lập PTHH của phản ứng.
Câu 10: Đốt cháy hết 4,4 gam hỗn hợp gồm C và S người ta dùng hết 4,48 lít khí oxi (đtkc). Tính khối lượng các chất khí sinh ra.
CHƯƠNG 3: ĐẠI LƯỢNG MOL
I.KHÁI NIỆM
1. Định nghĩa
Mol là lượng chất chứa 6.1023 nguyên tử chất hoặc phân tử chất (Hạt vi mô)
2. Một số công thức cần lưu ý
a) Số hạt vi mô
S=Số pt chất (nguyên tử chất) (hạt vi mô) = n . 6.1023
 n = Số pt chất : 6.1023
b) khối lượng và số mol
m = n . M
 n = m : M	
Trong đó: m là khối lượng chất (thay đổi theo n)
M là khối lượng mol (không đổi)
n là số mol chất
c) Số mol và thể tích
V khí đkc = n . 22,4
	 n = V khí đkc : 22,4
Chú ý:Cho hợp chất C6H12O6. Cho biết chất trên tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố, nguyên tử, số lượng nguyên tử các nguyên tố?
Ta có hợp chất C6H12O6 tạo nên từ 3 nguyên tố: C, H, O và 24 nguyên tử gồm: có 6 nguyên tử C; 12 nguyên tử H và 6 nguyên tử O.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
1. Dạng 1: Tính số nguyên tử mỗi nguyên tố
Ví dụ: Tính số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong:
a) 0,6 mol Fe.
b) 0,8 mol P2O5.
c) 0,1 mol NH4NO3.
Giải: 
a) Số nguyên tử Fe = nFe . 6.1023 = 0,6.6.1023 = 3,6.1023 nguyên tử
b) Số phân tử P2O5 = nP2O5 . 6.1023 = 0,8 . 6.1023 = 4,8.1023 phân tử
Số nguyên tử P = 2 số phân tử P2O5 = 2.4,8.1023 = 9,6.1023 nguyên tử
Số nguyên tử O = 5 số phân tử P2O5 = 5.4,8.1023 = 24.1023 nguyên tử
Bài tập vận dụng: Tính số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong.
a) 0,3 mol Cu	; 1,2 mol Al; 	1,6 mol P; 3,3 mol S; 1,28 mol Zn.
b) 0,6 mol Al2O3; 0,8 mol Fe3O4; 0,86 mol C6H12O6; 0,36 mol Al2(SO4)3.18H2O
2. Dạng 2: Tính số mol của các chất
Ví dụ: Tính số mol của các chất có trong:
a) 9,3 . 1023 nguyên tử Mg
b) 1,218.1024 phân tử Ca(AlO2)2
c) 13,44 lít khí O2 (đktc)
d) 4,9g H3PO4
Giải:
a)nMg = số nguyên tử Mg : 6.1023 = 9,3.1023 : 6.1023 = 1,55 mol
b) nCa(AlO2)2 = số phân tử Ca(AlO2)2 : 6.1023 = 1,218.1024 : 6.1023 = 2,03 mol
c) nO2 =V(O2) : 22,4 = 13,44 : 22,4 = 0,6 mol
d) nH3PO4 = mH3PO4 : M(H3PO4) = 4,9 : 98 = 0,05 mol
Bài tập vận dụng: Tính số mol của các chất có trong:
a) 3,06. 1023 nguyên tử K,	12,9 .1022 nguyên tử Ag; 6,3.1023 phân tử H2SO4.
b) 2,24 lít khí O2; 33,6 lít khí SO2; 17,92 lít khí CO2 (đktc).
c) 16,32 gam Al2O3; 28,8 gam Fe2O3; 3,2 gam CuSO4; 35,28 gam H2SO4.
3. Dạng 3: Tính khối lượng mỗi nguyên tố
Ví dụ: Tính khối lượng mỗi chất và mỗi nguyên tố có trong.
a) 0,5 mol Cu.
b) 0,8 mol C6H12O6.
c) 7,392 lít khí C4H10 (đktc).
d) 0,129. 1025 pt Ca(NO3)2.
Giải: 
a) mCu = nCu.MCu = 0,5 . 64 = 32 g 
b) Cho nC6H12O6 = 0,8 mol
mC6H12O6 = nC6H12O6 . M(C6H12O6)= 0,8 . 180 =144 g
nC = 6.nC6H12O6 = 6.0,8 = 4,8 mol
mC = nC . MC = 4,8.12 = 57,6 g
nH = 12.nC6H12O6 = 12.0,8 = 9,6 mol
mH = nH . MH = 9,6.1 = 9,6 g mO = 144 - 57,6 - 9,6 = 76,8 g 
c) nC4H10 = V(C4H10) : 22,4 = 7,392 : 22,4 = 0,33 mol
mC4H10 = nC4H10 . M(C4H10) = 0,33.58 = 19,14 g
nC = 4nC4H10 = 4.0,33 = 1.32 mol
mC = nC.MC = 1,32.12 =15,84 g
d) nCa(NO3)2 = số pt Ca(NO3)2 : 6.1023 = 0,129.1025 : 6.1023 = 2,15 mol
mCa(NO3)2 = nCa(NO3)2 . M[Ca(NO3)2]= 2,15 . 164 =352,6 g
nCa = nCa(NO3)2 = 2,15 mol
mCa = nCa . MCa = 2,15.40 = 86 g
nN = 2nCa(NO3)2 = 2.2,15 = 4,3 mol
mN = nN.MN = 4,3.14 = 60,2 g
mO = 352,6 - 86 - 60,2 = 206,4 g
Bài tập vận dụng: Tính khối lượng mỗi nguyên tố có trong:
a) 0,16 mol Fe3O4; 0,83 mol C12H22O11; 0,68 mol Cu(NO3)2; 1,5 mol Ca3(PO4)2.
b) 36,512 lít khí SO3; 8,832 lít khí NH3; 8,592 lít khí C3H8 (đktc)
c) 0,9.1023 phân tử Mg(ClO4)2; 933,612.1021 phân tử Fe(ClO3)3.
Một số bài tập khác
Câu 1: Có 3 mol hỗn hợp gồm H2O và CO2. Tính số phân tử, số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong hỗn hợp biết rằng.
a) Số pt H2O = 2 số pt CO2.
b) Số pt H2O - số pt CO2 = 1,8.1023.
c) Số nguyên tử C = 4,8.1023.
d) Số nguyên tử H = 15,6.1023. 
Câu 2: Một hỗn hợp gồm Al2(SO4)3 và Ca3(PO4)2 có tổng số nguyên tử oxi là 43,2.1023 nguyên tử và số nguyên tử P = 2 số nguyên tử S.
a) Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp.
b) Tính khối lượng của mỗi nguyên tố có trong hỗn hợp đó.
Câu 3: Một hỗn hợp gồm 8,4.1023 phân tử Ca3(PO4)2 và Al2(SO4)3 trong đó khối lượng nguyên tố oxi là 230,4 gam. Tính khối lượng mỗi nguyên tố có trong hỗn hợp đó.
Câu 4: Có 145,2 gam hỗn hợp Ca(NO3)2 và CuSO4 với tổng số phân tử là 5,4.1023 phân tử. Tính khối lượng mỗi chất và khối lượng mỗi nguyên tố có trong hỗn hợp đó.
CHƯƠNG 4: TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khối lượng mol trung bình
, , 
	Với:	M1, M2 ...: lần lượt là khối lượng phân tử của chất 1, 2...
	n1, n2 ....: lần lượt là số mol của các chất 1, 2...
	a1, a2... lần lượt là thành phần phần trăm theo khối lượng của các chất 1, 2....
	Với chất khí: lần lượt là thành phần phần trăm theo thể tích của các chất khí 1, 2....
 Tổng quát: 
2. Biểu thức tỉ khối hơi của chất khí A so với khí B
3. Biểu thức tỉ khối hơi của hỗn hợp chất khí A so với hỗn hợp khí B
	, 
	Chú ý: Khối lượng mol của khí He=4, Khối lượng mol của khí nitơ (N2)=14.2=28
II. BÀI TẬP
	1. Dạng 1: Tính tỉ khối của các chất
Ví dụ 1: Tính tỉ khối của khí oxi đối với khí hiđro và cho biết khí oxi nặng hơn khí hiđro bao nhiêu lần?
Giải: 
Ta có:
Vậy khí oxi nặng hơn khí hiđro16 lần.
Ví dụ 2: Tính tỉ khối của hỗn hợp A gồm 2,24 mol CH4 và 8,96 lít C2H4 (đktc) với hỗn hợp B gồm 8,8g CO2 và 19,2g SO2.
Giải:
Ta có: nCH4=2,24 : 22,4 = 0,1 mol, nC2H4=8,96 : 22,4 = 0,4 mol, 
	nCO2 = 8,8 : 44 = 0,2 mol, nSO2 = 19,2 : 64 = 0,3 mol.
, gam/mol
Vậy: 
Dạng 2: Tìm các đại lượng khác khi biết tỉ khối hơi
Ví dụ: Một hỗn hợp gồm CH4 và O2 có tỉ khối so với H2 là 12,8. Tính % khối lượng và % về thể tích của mỗi khí có trong hỗn hợp ban đầu.
Giải:
Cách 1: Gọi x, y lần lượt là số mol của CH4 và O2.
Ta có: 
Vậy: %(V) CH4 = 40% và %(V)O2 = 60%
 %(m) CH4 = và %(m)O2=72,41%.
Cách 2: Chọn 1 mol hỗn hợp x=0,4 mol và y= 0,6 mol
	Dạng 3: Biết tỉ khối hơi ta xác định được khối lượng mol
	Biết tỉ khối hơi của hợp chất hữu cơ A so với không khí gần bằng 3,1724. Tính khối lượng mol của A.
	Giải:
	Ta có: 
Bài tập vận dụng
Câu 1: Tính tỉ khối của các chất khí sau: CO2; N2O5; C4H10; SO3; SO2; CH4; N2; NO2.
a) So với khí O2.
b) So với khí H2.
c) So với không khí.
Câu 2: Một hỗn hợp khí gồm 3,2g khí oxi và 8,8g khí CO2. Xác định khối lượng trung bình của một mol hỗn hợp khí trên.
Câu 3: Tính tỉ khối hỗn hợp khí sau đối với khí CO:
a) 7,04 g CO2 và 11,52 g SO2
b) 0,6 mol N2 và 0,8 mol CH4.
Câu 4: Một hỗn hợp gồm có 0,1mol O2; 0,25 mol N2 và 0,15 mol CO.
a) Tính khối lượng trung bình của một mol hỗn hợp khí trên.
b) Xác định tỉ khối của hỗn hợp khí đó đối với không khí và đối với H2. 
Câu 5: Hỗn hợp B gồm 0,2 mol N2; 6,72 lít SO2 ; 4,4g CO2. Tính khối lượng riêng của hỗn hợp khí B ở đktc.
Câu 6: Một hỗn hợp gồm C2H6 và NO2 có tỉ khối so với O2 là 1,1225. Tính % khối lượng và % về thể tích của mỗi khí có trong hỗn hợp ban đầu.
CHƯƠNG 5: TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC 
I. Dạng bài tập tính % khối lượng mỗi nguyên tố trong một hợp chất
1. Phương pháp
-Tính khối lượng mol của hợp chất đó
- Xác định khối lượng mỗi nguyên tố trong một mol hợp chất đó
- Tính % khối lượng mỗi nguyên tố đó trong hợp chất
2. Ví dụ
Tính % khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất Al2(SO4)3.
Giải:
M[Al2(SO4)3] = 2.27+32.3+16.12=342 gam
Trong 342 gam Al2(SO4)3 có 54 gam Al; 96 gam S; 192 gam O
Vậy: %(m)Al=(54:342).100%= 15,79%
 %(m)S =(96:342).100% = 28,07%
 	 %(m)O =100% -15,79%-28,07%=54,14% 
3. Bài tập vận dụng
Tính % khối lượng mỗi nguyên tố có trong các hợp chất có công thức hóa học sau:
K2O, BaO, CuSO4.5H2O, KCl.MnCl2.6H2O, Na2O.K2O.6SiO2.
II. Dạng bài tập tính khối lượng mỗi nguyên tố trong một lượng hợp chất
1. Phương pháp
Cách 1:
- Tính số mol hợp chất
- Tính số mol mỗi nguyên tố
- Tính khối lượng mỗi nguyên tố
Cách 2:
Lấy % khối lượng của mỗi nguyên tố nhân với khối lượng hợp chất
2. Ví dụ
Tính khối lượng mỗi nguyên tố có trong 62,5g CaCO3.
Giải:
nCaCO3 = 62,5:100 = 0,625(mol)
n Ca = nCaCO3= 0,625(mol) mCa = 0,625.40= 25gam
nC = nCaCO3= 0,625 (mol) mC = 0,625.12 =7,5gam
mO = 62,5-25-7,5 =30gam
3. Bài tập vận dụng
Tính khối lượng mỗi nguyên tố có trong:
a) 1,2 mol Al2O3, 1,6 mol Fe3O4, 0,36 mol Al2(SO4)3.18H2O
b) 11,7g H2O, 14,7g H2SO4, 77,5g Ca3(PO4)2, 243,1g Na2CO3.10H2O
III. Tính khối lượng của hợp chất khi biết khối lượng của nguyên tố trong hợp chất đó
1. Phương pháp
Cách 1
- Tính số mol của nguyên tử nguyên tố đó
- Tính số mol của hợp chất
- Tính khối lượng của hợp chất
Cách 2
Lấy khối lượng của nguyên tố đó chia cho % khối lượng của nguyên tố đó trong hợp chất
2. Ví dụ
Tính khối lượng của hợp chất Mg(ClO4)2 biết sau khi phân tích hoàn toàn người ta thu được 76,8 gam oxi.
Giải: 
Ta có: nO =76,8:16 =4,8 (mol) mMg(ClO4)2 = 4,8/8. 233= 0,6.223=133,8 gam
3. Bài tập vận dụng
a) Tính khối lượng của hợp chất C6H12O6 biết khối lượng cacbon là 7,2 gam.
b) Tính khối lượng của hợp chất C12H22O11 biết khối lượng hiđro là 26,4 gam.
c) Tính khối lượng của hợp chất Al2(SO4)3 biết khối lượng lưu huỳnh là 4,8 gam.
IV. Tính khối lượng của hợp chất khi biết quan hệ khối lượng giữa các nguyên tố trong hợp chất đó
1. Phương pháp
Cách 1
- Các nguyên tố trong một hợp chất đều có một tỉ lệ về số mol nhất định.
- Tính được sự chênh lệch về khối lượng của các nguyên tố trong một mol hợp chất đó.
- Từ sự chênh lệch khối lượng giữa các nguyên tố trong hợp chất bài ra sẽ tính được khối lượng hợp chất.
Cách 2
- Gọi số mol hợp chất.
- Tính số mol mỗi nguyên tố.
- Lập biểu thức liên quan.
- Tìm số mol và khối lượng chất.
2. Ví dụ
Tính khối lượng hợp chất Al2(SO4)3 biết rằng trong hợp chất mO - mAl =27,6 gam.
Giải:
Cách 1	
1 mol Al2(SO4)3 có khối lượng 342 gam thì mO - mAl =12.16- 2.27= 138 gam
 	Nếu: mO - mAl =27,6 gam mAl2(SO4)3 = 27,6.342 : 138= 68,4 gam.
Cách 2
Gọi nAl2(SO4)3= x (mol) ® nO =12x mol ® nAl = 2x mol® mO=12x.16 = 192x g
 mAl = 2x. 27 = 54x gam. Ta có 192x - 54x = 27,6 ® x = 0,2 mol 
 m Al2(SO4)3 = 0,2.342 = 68,4 gam
3. Bài tập vận dụng
Câu 1: Tính khối lượng hợp chất Ba3(PO4)2 biết rằng trong hợp chất	 mBa - mP=209,4 gam. Câu 2: Tính khối lượng hợp chất Na2CO3.10H2O biết rằng trong hợp chất trung bình cộng khối lượng của 3 nguyên tố Na, C, H là 4,16 gam.
CHƯƠNG 6: XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC HÓA HỌC CỦA MỘT CHẤT 
I. DẠNG 1: Tìm CTHH của một hợp chất khi biết M và % khối lượng của mỗi nguyên tố 
1. Phương pháp
Cách 1
- Tính khối lượng mỗi nguyên tố có trong một mol hợp chất
- Tính số mol mỗi nguyên tố có trong một mol hợp chất
- Suy ra số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong một phân tử chất
- Viết CTHH
Cách 2
Ta có hợp chất AxByCz có khối lượng mol là M
2.Ví dụ
Tìm CTHH của hợp chất biết M=342 gam và %Al=15,79%; %S=28,07% ;%O= 56,14%.
Giải:
Cách 1
-Trong một mol hợp chất có:
mAl =15,79.342/100 = 54 g®	nAl = 54 : 27 = 2 mol
mS = 28,07.342/100 = 96 g	®	nS = 96 : 32 = 3 mol
mO = 342 - 54 - 96 = 192 g	®	nO = 192 : 16 = 12 mol
-Vậy trong một mol chất có 2 mol Al; 3 mol S; 12 mol O
-Suy ra trong 1 phân tử chất có 2 nguyên tử Al; 3 nguyên tử S và 12 nguyên tử O.
-Vậy CTHH của hợp chất cần tìm là Al2S3O12 hay Al2(SO4)3
Cách 2
Gọi CTHH của hợp chất cần tìm có dạng: AlxSyOz
Ta có: 
-Vậy CTHH của hợp chất cần tìm là Al2S3O12 hay Al2(SO4)3
3. Bài tập vận dụng
Tìm CTHH của các hợp chất có thành phần khối lượng các nguyên tố sau:
M=213gam, %Al=12,68%; %N =19,72%; %O = 67,6%.
II. DẠNG 2: Tìm CTHH của một hợp chất khi biết M và khối lượng của mỗi nguyên tố 
1. Phương pháp
- Tính khối lượng hợp chất
- Tính số mol hợp chất, tính số mol mỗi nguyên tố có trong lượng mol chất đó.
- Suy ra số mol mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất
- Viết CTHH
2. Ví dụ
Tìm CTHH của hợp chất biết M=213 gam và khối lượng các nguyên tố trong hợp chất là: mAl=13,5 gam, mN=21 gam, mO=72 gam.
Giải
mhc = 13,5 + 21 + 72 = 106,5 gam
nhc = 106,5 : 213 = 0,5 mol Trong 0,5 mol hợp chất có:
nAl = 13,5 : 27 = 0,5 (mol)
nN = 21 : 14 = 1,5 (mol)
nO = 72 : 16 = 4,5 (mol)
Vậy trong 1 mol hợp chất có 1 mol Al; 3 mol N; 9 mol O
Suy ra 1 phân tử chất có 1 nguyên tử Al; 3 nguyên tử N; 9 nguyên tử O
Công thức hoá học của hợp chất cần tìm là AlN3O9 = Al(NO3)3
3. Bài tập vận dụng
Tìm CTHH của các hợp chất có thành phần khối lượng các nguyên tố sau: 
M=82 gam, mH=0,4gam, mS=6,4gam, mO=9,6gam.
III. DẠNG 3: Tìm CTHH của hợp chất khi không biết M chỉ biết % (m) của mỗi nguyên tố 1. Phương pháp
Cách 1
- Coi khối lượng hợp chất là 100 gam, tính khối lượng mỗi nguyên tố còn lại
- Tính số mol mỗi nguyên tố
- Lập tỉ lệ số mol mỗi nguyên tố

Tài liệu đính kèm:

  • docRen_luyen_ky_nang_Giai_BT_co_ban_Hoa_89.doc