Giáo án Bài 1: Liên-Xô và các nước đông âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 3396Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bài 1: Liên-Xô và các nước đông âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Bài 1: Liên-Xô và các nước đông âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
ĐỀ CƯƠNG SỬ HK1 LỚP 9
Bài 1: LIÊN-XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA 
 NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
I/ Liên Xô
1.Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950)
 - Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Liên Xô chịu tổn thất hết sức nặng nề
 - Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước Xô viết đã đề ra kế hoạch khôi phục KT (1946-1950)
 * Kết quả:
 + Công nghiệp: tăng 73% (dự tính 48%)
 + Nông nghiệp: vượt mức trước chiến tranh, đời sống nhân dân được cải thiện
 + Khoa học - kĩ thuật: năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử
→ Đã phá vỡ thế độc quyền của Mĩ
2.Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở sản xuất vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu n~ năm 70 của thế kỉ XX)
 * Nhiệm vụ: ưu tiên cho việc đầu tư ↑ công nghiệp nặng, đẩy mạnh KH - KT, tăng cường sức mạnh của an ninh quốc phòng
 * Thành tựu
 - Công nghiệp: tốc độ tăng trưởng bình quân 9,6% hàng năm, trở thành cường quốc CN đứng thứ 2 thế giới
 - Khoa học - KT: ↑ rất mạnh mẽ
 - Đối ngoại: thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, tích cực ủng hộ cho phong trào cách mạng trên thế giới
II/Đông Âu
1.Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
 - Sau 1945, được sự giúp đỡ của hồng quân Liên Xô nhân dân Đông Âu nổi dậy giành chính quyền và thành lập các nước dân chủ nhân dân: Ba Lan, Ru-ma-ni
 - N~ việc làm của Đông Âu
 + Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân
 + Tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa xí nghiệp của chủ tư bản
 + Ban hành các quyền tự do dân chủ
 *Câu hỏi
 1.Nêu n~ thành tựu chủ yếu về mặt KH - KT
 - Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ
 - Năm 1961, LX phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất
 2.Hãy kể 1 số chuyến bay của các nhà du hành vũ trụ LX trong n~ năm 60 của thế kỉ XX
 - Năm 1961: chuyến bay của Ga-ga-rin vòng quanh Trái Đất
 - Vladimir Shatalov Tàu Soyuz 4 bay vào năm 1969
 3.Ý nghĩa n~ thành tựu LX đã đạt được
 - Uy tín chính trị và địa vị quốc tế của LX được đề cao
 - LX trở thành trụ cột của các nước XHCN, là thành trì của hòa bình, là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới
 4.Để hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu đã thực hiện những nhiệm vụ gì?
 - Xây dựng chính quyền dân ..(như trên).. tự do dân chủ
 Bài 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70
 ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX
I/Sự khủng hoảng và tan ra của Liên bang Xô viết
 * LX n~ năm đầu 70
 - Kinh tế: lâm vào trì trệ và khủng hoảng
 - Chính trị - xã hội lâm vào rối loạn, nhân dân mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước
 * Công cuộc cải tổ của LX
 - 1985, Goóc-ba-chốp lên giữ chức vụ lãnh đạo cao nhất → tiến hành cải tổ đất nước → sửa chữa sai lầm, thiếu sót và đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng
 - Do thiếu sự chuẩn bị và đường lối ko phù hợp nên cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào sự bế tắc
 - Hậu quả
 + 19/8/1991: cuộc đảo chính của n~ người cộng sản bị thất bại → Đảng cộng sản bị đình chỉ hoạt động
 + 25/12/1991: lá cờ Liên bang Xô viết bị hạ xuống → chấm dứt chế độ XHCN ở LX
II/Sự khủng hoảng và tan rã chế độ XHCN ở Đông Âu
 - Kết quả: dầu n~ năm 90, chế độ XHCN ở Đông Âu tan rã dẫn đến sự chấm dứt của hệ thống XHCN trên toàn thế giới
 *Câu hỏi
 1.Nguyên nhân dẫn đến sụp đổ của chế độ XHCN ở LX và Đông Âu
 - Mô hình CNXH đã xây dựng có nhiều khuyết tật và sai sót
 - Chậm sửa chữa thay đổi trước n~ biến đổi của tình hình thế giới
 - Sự tha hóa, biến chất của 1 số nhà lãnh đạo
 - Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước
 2.Nội dung công cuộc cải tổ của Goóc-ba-chốp
 - Chính trị - xã hội: thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị, xóa bỏ chế độ 1 đảng nắm vai trò lãnh đạo nhà nước, tuyên bố dân chủ và “công khai” mọi mặt
 - KT: đề ra nhiều phương án ↑ KT
 Chuyên đề 1: KINH TẾ MĨ, NHẬT BẢN VÀ TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 – NAY
I/Nước Mĩ
 - Sau chiến tranh thế giới thứ 2: Mĩ trở thành nước giàu nhất thế giới và chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt
 - Từ n~ năm 70 trở đi: nền KT Mĩ bị suy giảm đáng kể
 * Nguyên nhân
 + Sau khi khôi phục KT, các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ trở thành các trung tâm KT ngày càng cạnh trang gay gắt với Mĩ
 + Mĩ đã vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng KT
 + Mĩ đã phải chi n~ khoảng tiền khổng lồ để chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí hiện đại, thiết lập căn cứ quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược (nguyên nhân cơ bản)
 + Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong XH
II/Nhật Bản
 - Sau chiến tranh Nhật là nước bại trận vì bị thất bại hết sức nặng nề
 - Từ n~ năm 50 - 70: nền KT Nhật ↑ với tốc độ thần kì, vươn lên đứng thứ 2 thế giới TBCN, trở thành 1 trong 3 trung tâm KT tài chính thế giới
 * Nguyên nhân
 + Người Nhật sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ bản sắc dân tộc
 + Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản
 + Vai trò của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược ↑ nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền KT liên tục tăng trưởng
 + Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kĩ thuật và coi trọng tiết kiệm (nguyên nhân cơ bản)
III/Các nước Tây Âu
1.Kinh tế Tây Âu sau 1945
 - Đều bị thiệt hại nặng nề do cuộc chiến tranh gây ra và trở thành con nợ của Mĩ
 - Năm 1948: nhận viện trợ của Mĩ thông qua kế hoạch Mác-san
→ KT Tây Âu nhanh chóng được phục hồi nhưng bị lệ thuộc vào Mĩ
 - Hiện nay trở thành 1 trong 3 trung tâm KT lớn thế giới
2.Nước Đức
 - Sau 1945: bị chia cắt thành 2 khu vực với 2 chế độ khác nhau
 - 3/10/1990: nước Đức thống nhất. Hiện nay trở thành quốc gia có tiềm lực về KT và quân sự mạnh nhất Tây Âu
3.Sự liên kết khu vực
 - Nguyên nhân
 + Có chung 1 nền văn minh có nền KT ko cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. Hợp tác nhằm mở rộng thị trường, giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục n~ nghi kị, chia rẽ đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử
 + Từ 1950, nền KT bắt đầu ↑ nhanh, các nước Tây Âu muốn thoát dần sự lệ thuộc vào Mĩ. Các nước Tây Âu đứng riêng lẻ ko thể đọ được với Mĩ, họ cần liên kết để tạo thành cộng đồng cạnh tranh với các nước ngoài khu vực
 - Quá trình
 + Tháng 4 - 1951, “Cộng đồng than - thép châu Âu”
 + Tháng 3 -1957, “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu”, rồi “Cộng đồng KT châu Âu” (EEC)
 + Tháng 7 - 1967, 3 cộng đồng trên sát nhập với nhau thành Cộng đồng châu Âu (EC)
 + 1/11/1993, Liên Minh châu Âu (EU)
 *Câu hỏi
 1.Vì sao Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ 2?
 - Vì nước Mĩ ở xa chiến trường, được Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, về cơ bản ko bị chiến tranh tàn phá
 - Kiếm được nguồn lợi nhuận khổng lồ từ việc bán vũ khí cho các nước tham chiến
 - Tham chiến muộn → chi phí thấp
 - Bồi dưỡng n~ khoảng chi phí sau chiến tranh
 2.Hãy nêu nội dung và ý nghĩa của n~ cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ 2
 - Ban hành hiến pháp 1946 với nhiều nội dung tiến bộ
 - Cải cách ruộng đất (1946 - 1949)
 - Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh
 - Giải pháp lực lượng vũ trang
 - Giải thể các công ty độc quyền lớn
 - Thanh lọc các phần tử phát xít ra khỏi cơ quan nhà nước
 - Ban hành các quyền tự do dân chủ
 ⇒ - Chuyển sang chế độ dân chủ, tạo nên sự ↑ thần kì về KT
 - Mang lại niềm hy vọng mới đối với các tầng lớp nhân dân, là nhân tố quan trọng đưa nước 
Nhật ↑ sau này
 3.N~ khó khăn và hạn chế của nền KT Nhật Bản là gì?
 - Nghèo tài nguyên, hầu hết năng lượng nguyên liệu đều phải nhập khẩu
 - Thiếu lương thực
 - Bị Mĩ và Tây Âu cạnh tranh ráo riết
 - Đầu n~ năm 90 suy thoái kéo dài
 4.N~ nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu từ sau 1945 là gì?
 - Kinh tế: + Đều bị thiệt hại ..(như trên).. lớn thế giới
 - Chính trị, đối ngoại: (chuyên đề 2)
 5.Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
 - Có chung 1 nền ..(như trên).. ngoài khu vực
 6.Tại sao nói Liên minh châu Âu là 1 liên minh KT - chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất và trở thành 1 trong 3 trung tâm KT thế giới
 - Phát triển nhanh chóng về mặt số lượng thành viên (1967: 6 nước ; 2007: 27 nước)
 - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chiếm 1/4 toàn thế giới
 Chuyên đề 2: CHÍNH TRỊ, ĐỐI NGOẠI CỦA MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ
 1945 - NAY
I/Nước Mĩ
1.Đối nội
 - 2 Đảng tư sản (Dân chủ - Cộng hòa) thay nhau cầm quyền
→ Đều bảo vệ quyền lợi trong giai cấp tư sản, chống lại Đảng Cộng sản
 - Nhiều cuộc đấu tranh biểu tình của nhân dân đã bùng nổ chống lai chính phủ Mĩ phong trào phản chiến ở Việt Nam, Irắc
2.Đối ngoại
 - Sau 1945: thi hành “chiến lược toàn cầu” → làm bá chủ thế giới
 - Sau 1991: thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” → khống chế và chi phối thế giới: 
Chiến lược toàn cầu
Đơn cực
Hình thức: quân sự, KT, chính trị
KT + chính trị + quân sự
II/Nhật Bản
1.Chính trị: thu hẹp các quyền tự do dân chủ chống lại các phong trào tiến bộ
2.Đối ngoại
 - Đều gia nhập vào khối quân sự NATO do Mĩ lập ra
 - Tìm cách xâm lược trở lại các thuộc địa cũ → thất bại
 *Câu hỏi
 1.Kết quả của việc thực hiện chính sách đối ngoại ở Mĩ ntn?
 - Vấp phải nhiều thất bại nặng nề trong việc can thiệp vào Trung Quốc(1945-1946), đặc biệt là trong cuộc chiến tranh xâm lược VN (1954-1975)
 - Trong cuộc chạy đua để xác lập trật tựu thế giới “đơn cực”, vấp phải sự phản đối của các nước đồng minh, các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới
 Bài 11: TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II
I/Sự hình thành trật tự thế giới mới
1.Hoàn cảnh
 - 4 - 11/2/1945: Hội nghị I-an-ta được thành lập
→ Phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc LX và Mĩ
2.Nội dung
 - Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chóng kết thúc chiến tranh
 - Thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm gìn giữ hòa bình, an ninh thế giới sau chiến tranh
 - Thỏa thuân việc đóng quân taijcacs nước phát xít chến bại và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước chiến thắng
3.Kết quả: 1 trật tự thế giới mới hình thành: trật tự 2 cực I-an-ta
II/Sự thành lập Liên hợp quốc
1.Nhiệm vụ
 - Duy trì hòa bình và an ninh thế giới
 - Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các nước thành viên
2.Vai trò
 - Duy trì được nền hòa bình và an ninh thế giới
 - Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chế độ A-pác-thai
 - Giúp đỡ các nước hợp tác và ↑ về KT và XH
III/Chiến tranh lạnh
1.Khái niệm: là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với LX và các nước xã hội chủ nghĩa
2.Biểu hiện
 - Mĩ và các cường quốc chạy đua vũ tran, thiết lập các căn cứ quân sự chống lại LX và các nước XHCN
 - Bao vây, cấm vận về KT, chính trị
3.Hậu quả
 - Thế giới luôn trong tình trặng căng thẳng
 - Các cường quốc phải chi n~ khoảng khổng lồ về sức người và sức của cho việc chạy đua vũ trang
IV/Thế giới sau chiến tranh lạnh
 - Tháng 12 - 1989 Mĩ và LX tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh
 *Câu hỏi
 1.N~ việc làm của Liên hợp quốc giúp đỡ nhân dân ta mà em biết
 - Chăm sóc trẻ em, các bà mẹ mang thai và nuôi con nhỏ; tiêm chủng phòng dịch, đào tạo nguồn nhân lực, các dự án trồng rừng, cải cách hành chính, giúp đỡ các vùng bị thiên tai, ngăn chặn đại dịch AIDS
 2.Hãy nêu lên các xu thế ↑ của thế giới ngày nay
 - Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế
 - Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm đang dần hình thành
 - Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược ↑, lấy KT làm trọng tâm
 - Ở nhiều khu vực, xảy ra n~ vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến
 3.Nhiệm vụ to lớn nhất hiện nay của nhân dân ta là gì?
 -Thực hiện đại đoàn kết dân tộc
 - Giữ gìn bản sắc dân tộc 
 - Đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa 
 -Tăng cường quốc phòng, an ninh
 - Đối ngoại hòa bình, hữu nghị hợp tác

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_SU_9_HOT.doc