Đề thi chọn học sinh giỏi Lịch sử lớp 9 - Năm học 2008-2009 - Phòng GD & ĐT Hà Trung

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 434Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Lịch sử lớp 9 - Năm học 2008-2009 - Phòng GD & ĐT Hà Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Lịch sử lớp 9 - Năm học 2008-2009 - Phòng GD & ĐT Hà Trung
 Uỷ ban nhân dân	
 Huyện hà trung
Phòng giáo dục và đào tạo 
 đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9
	 Môn lịch sử. Năm học 2008-2009
 Thời gian làm bài: 150 phút 
Họ và tên thí sinh.................................................. SBD....................Phòng thi...............
Đề bài
Phần lịch sử thế giới. ( 8 điểm)
Câu 1: (2 điểm). Nét nổi bật tình hình của Mỹ La-tinh từ sau năm 1945?
Câu 2: (3 điểm). So sánh chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong các thời kỳ 1949-1959; 1959-1978; 1978-nay?
Câu 3: (3 điểm). Nêu những nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc. Hoạt động của Liên hợp quốc dựa trên nguyên tắc nào? Những việc làm của Liên hợp quốc đã giúp đỡ nhân dân ta mà em biết?
Phần lịch sử Việt nam. ( 10 điểm)
Câu 4: (3 điểm). Kể tên các cuộc khởi nghiã lớn trong phong trào Cần vương. Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất? Vì sao?
Câu 5: : (4 điểm). Nội dung, ý nghĩa và hạn chế của những đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX? Vì sao cải cách duy tân cuối thế kỷ XIX không thực hiện được mà những đổi mới hiện nay của đất nước lại đạt được những thành tựu rực rỡ?
Câu 6: : (3 điểm). Hãy giới thiệu các phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỷ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất? Nhận xét chung về phong trào này.
Phần lịch sử địa phương. ( 2 điểm)
Câu 7: : (2 điểm). Tại thủ đô Hà Nội có một quảng trường mang tên cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân Thanh Hoá anh hùng. Quảng trường đó mang tên gì? Em hãy cho biết tên, thời gian, địa điểm, người lãnh đạo và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa.
Uỷ ban nhân dân	
 Huyện hà trung
Phòng giáo dục và đào tạo 
 đáp án và biểu điểm chấm đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9
	 Môn lịch sử. Năm học 2008-2009 
Câu
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1
2 điểm
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ tìm mọi cách để biến khu vực Mỹ La Tinh thành “sân sau” của mình và dựng nên các chế độ độc tài thân Mỹ. Không cam chịu áp bức, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài của nhân dân các nớc Mỹ La Tinh bùng nổ.
0,5 điểm
Cách mạng Cu-ba thành công (1959) đánh dấu bớc phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỷ 20. Một cao trào đấu tranh đã bùng nổ ở Mỹ La Tinh và khu vực đợc ví nh “Đại lục núi lửa”. Các chính quyền độc tài bị lật đổ, các chính phủ dân tộc, dân chủ đợc thành lập. Nổi bật là cuộc đấu tranh vũ trang ở Chi-lê và Na-ca-ra-goa.
0,5 điểm
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nớc, các nớc Mỹ La Tinh đã thu đợc nhiều thành tựu quan trọng: Củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hoá sinh hoạt chính trị, cải cách kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế.
0,5 điểm
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX tình hình kinh tế, chính trị ở Mỹ La-tinh gặp nhiều khó khăn có lúc căng thẳng.
0,5 điểm
Câu 2
 3 điểm
Từ 1949-1959: Trung Quốc thực hiện đờng lối đối ngoại hoà bình, góp phần củng cố hoà bình và thúc đẩy sự phát triển của cách mạng thế giới. Nhờ đó vị thế của Trung Quốc đợc nâng cao trên trờng quốc tế.
1 điểm
Từ 1959-1978: Trung Quốc thực hiện chính sách đối ngoại bất lợi cho cách mạng và nhân dân Trung Quốc: chống lại Liên Xô và các nớc XHCN; Gây căng thẳng với các nớc láng giềng nh Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
1 điểm
Từ 1978 đến nay: Trung Quốc đề ra nhiều chính sách đối ngoại tiến bộ, bình thờng hoá quan hệ với Liên Xô, Mông cổ, Lào, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam...; Mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với hầu hết các nớc trên trên thế giới. Trung Quốc đã củng cố địa vị của mình trên trờng quốc tế.
1 điểm
Câu 3
3 điểm
Những nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc:
Duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền các dân tộc và thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội, nhân đạo.
1 điểm
Hoạt động của LHQ dựa trên nguyên tắc:
Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền tự quyết, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nớc, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của tất cả các nớc; Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phơng pháp hoà bình và có sự nhất trí giữa 5 cờng quốc: Liên xô ( nay là Liên bang Nga), anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc.
1 điểm
Câu
Đáp án
Biểu điểm
Những việc làm của LHQ giúp đỡ nhân dân ta: (1,0 điểm)
Chăm sóc trẻ em, các bà mẹ có thai và nuôi con nhỏ; Tiêm chủng phòng dịch; Các dự án trồng rừng, cải cách hành chính, giúp đỡ các vùng bị thiên tai, ngăn chặn đại dịch AIDS; Hỗ trợ phát triển giáo dục.
Chơng trình phát triển LHQ UNDP viện trợ khoảng 270 triệu USD; Quỹ nhi đồng LHQ UNICEP giúp khoảng 300 triệu USD; Quỹ dân số thế giới UNFPA giúp 86 triệu USD tổ chức FAO giúp 76,7 triệu USD..
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu4
3 điểm
Tên các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vơng (1,0 đ ) 
Khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Hơng Khê.
Khởi nghĩa Hơng Khê (1885-1895) tiêu biểu nhất.
0,75 điểm
0,25 điểm
Vì: (2,0 điểm) 
- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa phần lớn là các văn thân vùng Thanh-Nghệ Tĩnh
- Thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa kéo dài tới 10 năm.
- Phạm vi, quy mô rộng lớn trên địa bàn 4 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Mức độ chiến đấu ác liệt chống Pháp và triều đình PK bù nhìn.
- Cuộc khởi nghiã đã lập đựơc nhiều chiến công vang dội.
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
Câu 5
4 điểm
Nội dung các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX (1,0 đ)
- Trần Đình Túc Và Nguyễn Huy tế xin mở cửa biển Trà Lý ( Nam Định).
- Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng....
- Viện thơng bạc xin mở 3 cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thơng với nớc ngoài.
 - Nguyễn Trờng Tộ đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thơng nghiệp và tài chính, mở rộng ngoại giao....
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
ý nghĩa các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX (1,0 đ )
- Tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình Huế ( tiến hành một số cải cách, nới lỏng chính sách bế quan toả cảng, bớt ngặt nghèo với Thiên chúa giáo...).
- Gây tiếng vang lớn và phản ánh trình độ nhận thức mới của những ngời Việt Nam hiểu biết, thức thời.
0,5 điểm
0,5 điểm
Hạn chế: (1,0 điểm)
- Các đề nghị cải cách mang tính rời rạc, lẻ tẻ.
- Nội dung cha xuất phát từ những cơ sở bên trong, cha hợp thời thế, cha động chạm đến những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết mâu thuẫn xã hội (nông dân với địa chủ PK) và mâu thuẫn dân tộc ( ND ta với TD Pháp).
- Những cải cách còn rập khuôn hoặc mô phỏng nớc ngoài, không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nớc ta.
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
Câu
Đáp án
Biểu điểm
Những đổi mới hiện nay đạt thành tựu rực rỡ vì: (1,0 điểm)
- Những đổi mới hiện nay của chúng ta xuất phát từ nhu cầu thiết yếu trong nớc.
- Xã hội có miếng đất chính trị để tiếp thu nó ( đội ngũ trí thức đông đảo, những tiến bộ của khoa học công nghệ để phát triển kinh tế xã hội).
- Công cuộc đổi mới do Đảng và nhà nớc lãnh đạo, toàn dân ủng hộ với mục tiêu vì lợi ích chung: dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
Câu 6
3 điểm
PT yêu nớc chống pháp đầu thế kỷ XX... (1,0 điểm) 
- Phong trào Đông du ( 1905-1909): thành lập Hội Duy tân do Phan Bội Châu đứng đầu, đa học sinh Việt Nam sang Nhật học.
- Phong trào Đông kinh nghĩa thục (1907) do Lơng Văn can, Nguyễn Quyền....tổ chức, mở trờng dạy học, bình văn, diễn thuyết, xuất bản sách báo truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới. 
0,5 điểm
0,5 điểm
Nhận xét: PT mang nhiều đặc điểm mới: (2,0 điểm)
- Về chủ trơng đờng lối: giành độc lập dân tộc, xây dựng một chế độ xã hội tiến bộ ( quân chủ lập hiến, dân chủ cộng hoà theo mô hình Nhật bản).
- Về biện pháp đấu tranh: phong phú. Ngoài khởi nghĩa vũ trang giành độc lập dân tộc, còn chú ý đến vấn đề cải cách xã hội dới nhiều hình thức:
+ Hợp pháp và bất hợp pháp.
+ Đa học sinh đi du học.
+ Vận động chấn hng thực nghiệp.
+ Truyền bá t tởng mới (Duy tân).
+ Kết hợp xây dựng lực lợng trong nớc sự giúp đỡ của bên ngoài.
- Về thành phần tham gia: đông đảo gồm nhiều tầng lớp trong xã hội, cả ở thành thị, nông thôn, trải rộng khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam.
0,5 điểm
0,25 điểm
0,2 điểm
0,2 điểm
0,2 điểm
0,2 điểm
0,2 điểm
0,25 điểm
Câu 7
2 điểm
- Quảng trờng Ba Đình.
- Tên cuộc khởi nghĩa: Ba Đình ( 1886-1887)
- Địa điểm: huyện Nga Sơn.
- Lãnh đạo: Phạm Bnàh và Đinh Công Tráng.
- ý nghĩa:
+ Thể hiện lòng yêu nớc, truyền thống chiến đáu kiên cờng chống giặc ngoại xâm của nhân dân Thanh Hoá nói riêng, nhân dân Việt nam nói chung.
+ Gây cho Pháp nhiều tổn thất nặng nề.
+ Cổ vũ mạnh mẽ mọi tầng lớp nhân dân Việt nam đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc.
+ tên Ba Đình đợc nêu bật trên bản đồ lịch sử chống TD Pháp. 
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docSu lop 9.doc