Đề tài Sử dụng thơ, văn để phục vụ bài giảng lịch sử 9

doc 19 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2536Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Sử dụng thơ, văn để phục vụ bài giảng lịch sử 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Sử dụng thơ, văn để phục vụ bài giảng lịch sử 9
SỬ DỤNG THƠ, VĂN ĐỂ PHỤC VỤ 
BÀI GIẢNG LỊCH SỬ 9
PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: 
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang phát triển, trước tác động ngày càng mạnh của xu thế toàn cầu hóa, chúng ta đang gặp nhiều khó khăn trở ngại do chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp hơn so với yêu cầu. Hơn thế nữa khi hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì cũng kéo theo đó có nhiều nền văn hóa du nhập vào nước ta, hơn bao giờ hết chúng ta hiểu rằng những tinh hoa, văn hóa dân tộc đang bị lung lay khi bản sắc dân tộc đang dần mất đi. Khi chính những con người Việt Nam lại quên đi nguồn gốc, lịch sử dân tộc. Đặc biệt là những năm gần đây, khi kết quả thi tốt nghiệp Phổ thông và thi vào Đại học của môn Lịch sử quá thấp đã đặt ra cho chúng ta một vấn đề là vì sao lại như vậy?  Có lẽ học sinh không thích học môn Lịch sử vì cho rằng đó chỉ là môn phụ, không quan trọng, nội dung kiến thức quá dài, khó nhớ, nhiều sự kiện. Và ngay cả ngoài xã hội cũng không xem trọng đối với môn học này. Vậy thì phải làm sao để thu hút được học sinh có hứng thú và chuyên tâm hơn trong môn Lịch sử? Việc dạy và học lịch sử đang thu hút sự quan tâm, chú ý của toàn xã hội. Từ năm 2006 – 2007, Bộ Giáo Dục – Đào Tạo bắt đầu triển khai chương trình thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học. Vậy mục tiêu của chương trình đổi mới là gì ? Đó là nhằm thay đổi cách học và học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh mà một trong những phương pháp để tích cực hóa hoạt động dạy và học là dạy học liên môn. 
  	 Dạy học liên môn là dùng các kiến thức liên quan ở các bộ môn khác để bổ sung, hỗ trợ làm sáng rõ kiến thức mà các em đang được học trong các môn học. Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học ở trường phổ thông nói chung và môn Lịch sử nói riêng. Phương pháp này góp phần bổ sung lượng kiến thức các môn học khác cho bài học, giúp học sinh hứng thú say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học. Một trong những cách thực hiện phương pháp dạy học liên môn là lồng ghép thơ, văn vào bài giảng lịch sử nhằm giúp cho bài giảng thêm sinh động, các tri thức khô cứng sẽ được “mềm hóa” hơn và tạo thêm “chất xúc tác” trong hứng thú của người học, đưa đến hiệu quả bất ngờ là học sinh tham gia tiết học sáng tạo, tiết học thêm hấp dẫn hơn và học sinh hứng thú nhiều hơn trong học môn Lịch sử.
Từ những lí do trên, tôi mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm của bản thân về việc "Sử dụng thơ, văn để phục vụ bài giảng Lịch sử 9".
II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
Giúp giáo viên biết sưu tầm, nghiên cứu tài liệu sử liệu trong thơ, văn để lồng ghép nội dung vào bài giảng lịch sử. Đưa các nội dung lồng ghép vào chương trình một cách hợp lí nhằm làm cho bài giảng của mình thêm sinh động, hấp dẫn.
Giúp học sinh biết sưu tầm thơ, văn có sử liệu để phục vụ bài học; vận dụng hợp lí văn, thơ có sử liệu vào minh họa lịch sử; giúp các em có hứng thú trong học tập môn Lịch sử và lĩnh hội kiến thức tốt hơn, nhớ lâu hơn các sự kiện, một thời kì lịch sử của dân tộc ta.
III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: 
1. Khảo sát, điều tra thực tế;
2. Tiến hành sưu tầm các bài thơ, văn; 
3. Lựa chọn, phân loại;
4. Phương pháp trao đổi, thảo luận; 
5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; 
6. Thực nghiệm, đối chiếu, phân tích, so sánh.
IV. CƠ SỞ VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU:
Cơ sở lí luận:
 Trong chương trình giáo dục hiện nay, môn Lịch sử cùng với các môn học khác trong nhà trường có vai trò góp phần quan trọng tạo ra những con người phát triển toàn diện. Yêu cầu giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng "phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên".." phải bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh" - ( Luật Giáo Dục - 2005); Lịch sử có chức năng, nhiệm vụ góp phần vào nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ nhằm "nâng cao dân trí, đào tạo năng lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội". Tác dụng quan trọng của sử học cũng như của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông, là giáo dục trí tuệ , tư tưởng chính trị, tình cảm đạo đức.
 	Nhưng lịch sử lại là một chuỗi các sự kiện rất khó nhớ mà học sinh hiện nay lại thích học các môn tự nhiên để ra trường có nhiều cơ hội việc làm thì những bộ môn xã hội này rất ít được các em quan tâm. Nếu như giáo viên mà không tích cực đổi mới phương pháp thì chắc chắn các em sẽ chán học, giờ dạy sẽ nhàm chán, hiệu quả sẽ không cao. Vậy làm sao để học sinh không nhàm chán, bớt căng thẳng mà lại hứng thú trong học tập? Ngoài việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng dạy học mới, hiện đại, tranh ảnh phong phú ra thì việc lồng ghép thơ văn vào dạy học sử là không thể thiếu. Chỉ có thơ, văn mới đem lại được sự nhẹ nhàng, bớt khô cứng trong việc dạy - học lịch sử mà thôi.
Cơ sở thực tiễn:
 	Qua giảng dạy môn Lịch sử 9 nhiều năm ở trường THCS Hoài Hải, tôi đã rút ra được một kinh nghiệm mà bản thân tôi cho là rất quý. Đó là: khi sử dụng thơ, văn vào bài giảng lịch sử sẽ gây hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu bài. Khi tôi đọc thơ minh hoạ, cả lớp chăm chú lắng nghe và tỏ ra rất thích thú. Những tiết học như vậy lớp học trở nên hấp dẫn hơn, các em có ấn tượng lâu hơn, nắm bài tốt hơn so với những tiết học không sử dụng thơ, văn trong bài giảng. Qua thể nghiệm bằng hai cách dạy của bản thân, tôi thấy những tiết dạy có sử thơ, văn học sinh tập trung chú ý hơn, tâm lí thoải mái hơn, không khí lớp học cũng nhẹ nhàng hơn và mức độ hiểu cũng như tiếp thu bài tốt hơn.
  Thơ, văn Việt Nam qua các giai đoạn 1930 - 1945, 1945 - 1954, 1954 - 1975 và giai đoạn thời kì đổi mới rất phong phú với nhiều tác phẩm bất hủ và những tên tuổi nổi tiếng như: Ngô Tất Tố với " Tắt Đèn"..., Nam Cao với " Chí Phèo, lão Hạc"... , Vũ trọng Phụng với " Số Đỏ"..., Anh Đức " Hòn Đất"... Với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ các tác giả đã kịp thời đưa những sự kiện lịch sử của dân tộc lên trang giấy bằng dòng thơ, trang văn bất hủ; đặc biệt chỉ với hai cây bút là lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu và nhà thơ lớn Tố Hữu cùng các tập thơ: Từ ấy (1937 - 1946), Việt Bắc (1946 - 1954), Gió Lộng (1955 - 1961), Ra Trận (1962 - 1971), Máu và Hoa (1972 - 1977) ... đủ để giáo viên lấy dẫn chứng phục vụ cho bài giảng của mình trong chương trình lịch sử 9. 
3. Thời gian tiến hành: Đề tài này được thực hiện từ năm học 2009 - 2010 và tiếp tục thực hiện cho đến nay.
4. Địa điểm tiến hành: Đề tài được tiến hành tại trường THCS Hoài Hải.
PHẦN B: KẾT QUẢ
THỰC TRẠNG :
Thực tế, trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử 9 nhiều năm ở trường, tôi nhận thấy phần lớn học sinh ít hứng thú, ngại học môn Lịch sử. Sở dĩ các em có tâm lí ngại học môn Lịch sử là do môn học này có lượng kiến thức quá lớn, yêu cầu đòi hỏi lại cao mà khả năng ghi nhớ lại không tốt. Bản thân tôi cảm thấy rất trăn trở và quyết tâm phải làm sao để lôi cuốn được các em có được hứng thú, yêu thích môn học này. Với trăn trở đó, ngoài SKKN tôi viết ở năm học 2010 - 2011 " Cách khai thác In-ter-net để phục vụ bài giảng Lịch sử 7" tôi thấy giáo viên chúng ta cần phải biết lồng ghép thơ văn vào bài giảng để tiết học được nhẹ nhàng, bớt căng thẳng hơn, học sinh hứng thú và yêu thích môn lịch sử hơn.
 Trước khi dạy học có lồng ghép thơ, văn tôi tiến hành khảo sát chất lượng của học sinh khi giáo viên không sử dụng thơ văn trong dạy học lịch sử thì có kết quả như sau:
Lớp
Số bài
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A1
34
6
17.65
8
22.86
10
2.94
8
22.86
2
5.88
9A2
35
8
22.86
10
28.57
9
25.71
7
20
1
2.86
9A3
34
6
17.65
7
20.59
10
2.94
8
22.86
3
8.8
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
 	Các tác phẩm văn học với những hình tượng cụ thể có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, nó giúp học sinh tiếp nhận kiến thức và khắc sâu nó một cách dễ dàng. Để thực hiện hiệu quả của việc vận dụng thơ, văn trong dạy học lịch sử giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp sau:
 	Thứ nhất: Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, một đoạn văn ngắn hay tóm tắt một đoạn truyện ngắn để minh họa những sự kiện đang học nhằm làm nội dung bài học phong phú và giờ học thêm sinh động.
Thứ hai: Dùng một đoạn trích để cụ thể hóa sự kiện, nêu ra một kết luận khái quát nhằm giúp học sinh hiểu sâu hơn về một thời kì, một sự kiện lịch sử.
Thứ ba: Tài liệu thơ, văn có sử liệu được sử dụng để tổ chức những buổi ngoại khóa như: Theo dòng lịch sử, sinh hoạt đầu giờ chào cờ, trò chơi lịch sử... 
Khi đưa thơ, văn có sử liệu vào bài giảng lịch sử giáo viên cần lưu ý nên đưa vào thời điểm nào cho hợp lí nhất? Giáo viên có thể sử dụng một số giải pháp sau:
+ Dùng thơ, văn để giới thiệu bài mới;
+ Dùng thơ, văn để kết thúc bài học;
+ Dùng để đánh giá lịch sử;
+ Thời điểm sự kiện lớn có trong bài học.
 Dưới đây là một số giải pháp được thực hiện: Sử dụng thơ, văn trong dạy học Lịch sử 9.
1. Sử dụng thơ để dạy học Lịch sử 9:
1.1. Dạy bài 7-Tiết 8: Các nước Mĩ-La-tinh. Mục II/ Cu - ba - hòn đảo anh hùng.
 	- Giáo viên đọc đoạn thơ giới thiệu về đất nước Cu-ba nhằm giúp học sinh hình dung thêm về vẻ đẹp và nguồn tài nguyên phong phú của đất nước Cu ba.
 	 Anh viết cho em, tự đảo này
 	 Cu ba, hòn đảo Lửa, đảo Say
 	Ở đây say thật, say trời đất
 	 Sóng biển say cùng rượu, mật say...
 Em ạ, Cu - ba ngọt lịm đường
 Mía xanh đồng bãi biếc đồi nương
 Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại
 Ong lạc đường hoa rộn bốn phương...
 ( "Từ Cu ba" - Tố Hữu)
1.2. Bài 14 – Tiết 16 - “Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất”.
Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam trên các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tài chính và cả thuế... Thuế là một trong những chính sách khai thác của thực dân Pháp hết sức khắc nghiệt đối với nhân dân ta. Giáo viên giúp học sinh biết được hàng trăm thứ thuế được chúng sử dụng qua đoạn thơ:
“ Thuế đến cả phấn son phường phố
Thuế môn bài, thuế đuốc, thuế đèn
Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền
Thuế rừng tre gỗ, thuế tiền bán buôn
Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt
Thắt chặt dần như thắt chỉ xe” 
(Á tế á ca)
Nhằm khắc họa tội ác của thực dân Pháp xâm lược cũng như nỗi thống khổ của nhân dân ta do chính sách bóc lột bằng cách mở các đồn điền hết sức tàn bạo, giáo viên cung cấp đoạn thơ sau và qua đó yêu cầu học sinh nêu suy nghĩa của bản thân mình về thân phận người nông dân Việt Nam trong thời kì này.
“Nửa đêm thuế thúc trống dồn
Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy.
Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ
Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu
Bán thân đổi mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng!”
 (Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu)
1.3. Bài 15 – Tiết 17 : "Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1919 - 1925)".
 Khi dạy phần: Phong trào Dân tộc Dân chủ công khai ( 1919 – 1925), giáo viên đọc đoạn thơ sau sẽ giúp học sinh nhận diện được nhân vật lịch sử này là ai, gắn liền với sự kiện nào.
Sau khi học sinh nhận diện xong, giáo viên giúp học sinh hiểu thêm về gương hy sinh anh dũng của anh hùng Phạm Hồng Thái trong vụ ám sát toàn quyền Méc-lanh - tường thuật cụ thể về vụ ám sát tên toàn quyền Méc-lanh tại Sa Diện – Trung Quốc. 
“Một tấm lôi đình kinh vũ trụ
Tấm gan trung nghĩa động thần minh
Chiếc thân đã gửi cho dòng nước
Trang sử còn ghi mãi tính danh”
 (Trần Huy Liệu -Từ điển nhân vật lịch sử)
 hoặc: “Sống làm quả bom nổ
 Chết, như dòng nước xanh!”   
 (Phạm Hồng Thái - Tố Hữu)
1.4. Bài 16 – tiết 19: " Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925".
 	Khi giới thiệu sự kiện năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề Dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin, giáo viên cung cấp để học sinh hiểu được niềm vui sướng của Người bằng những câu thơ:
" Luận cương đến và Người đã khóc
Nước mắt Bác Hồ rơi trên chữ Lê- nin"
1.5. Bài 19 – Tiết 23 – “Phong trào cách mạng 1930 - 1935”.
 	Sau khi cho học sinh trình bày diễn biến của phong trào Cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ – Tĩnh, giáo viên sử dụng đoạn thơ sau để minh hoạ:
 “ Than ôi nước mất nhà xiêu
 Thế không chịu nổi liệu bề tính mau 
 Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước
 Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên
 Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
 Anh Sơn, Hà Tĩnh bốn bên dậy rồi
 Không có lẽ ta ngồi chịu chết
 Phải cùng nhau kiên quyết một phen
 Tổng này, xã nọ kết liên
 Ta hò, ta hét, thét lên thử nào”
 	 (Bài ca cách mạng - Đặng Chánh Kì) 
 Đoạn thơ trên sẽ giúp học sinh biết được các sự kiện lịch sử diễn ra theo trình tự như thế nào? Qua đó yêu cầu học sinh nhận xét về phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh ( 1930 - 1931).
1.6. Bài 21 – Tiết 25: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945.  
Khi nói về kết quả của cuộc khởi nghĩa Nam Kì bị thất bại, thực dân Pháp đã đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa, nhiều cán bộ lãnh đạo Nam Kì bị bắt, bị kết án tử hình, nhưng dù trong hy sinh vẫn giữ nguyên tư thế của người chiến thắng:
Các anh chị bước lên đài gươm máy
Đầu sắp rơi mà môi vẫn cười tươi
(Quyết hy sinh - Tố Hữu)
1.7. Bài 22 - Tiết 26: Cao trào cách mạng tiến tới Tổng Khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Lãnh tụ Hồ Chí Minh trở về quê hương sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước là niềm vui mừng khôn xiết đối với đồng bào và dân tộc Việt Nam. Nhưng không chỉ con người mới cảm được nhận niềm vui mừng mà cả cảnh vật cũng thế. Vậy để giúp học sinh dễ nhớ thời gian trở về nước của Bác, giáo viên sử dụng đoạn thơ:	“Ôi sáng xuân nay, xuân bốn mốt
Sáng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ
Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!
Nhớ thương hòn đất, ấm hơi Người
Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ
Mà đến bây giờ mới tới nơi!”
 (Theo chân Bác - Tố Hữu)
1.8. Bài 23 - Tiết 28: Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa.
 	Khi giáo viên đọc đoạn trích sau chắc chắn học sinh sẽ nhớ rõ ràng về trình tự khởi nghĩa và giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945:
Tổng khởi nghĩa! Lệnh truyền đêm trước
Sáng quân ra giải phóng Thái nguyên
Hà Nội, Huế, Sài Gòn, cả nước
Đứng lên ta giành hết chính quyền!
(Theo chân Bác – Tố Hữu)
Chỉ một đoạn thơ ngắn nhưng học sinh sẽ biết được giờ phút thiêng liêng khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là ngày 2 tháng 9 và niềm hân hoan vui sướng của hàng triệu trái tim con người Việt Nam: 
Hôm nay sáng mồng hai tháng chín
Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờchim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!
Người đứng trên dài, lặng phút giây.
Cao cao vầng trán, ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới tới đây!
 (Theo chân Bác - Tố Hữu)
1.9. Bài 27 - Tiết 36: “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc 1953 -1954”.
Giáo viên chỉ đọc một đoạn thơ của nhà thơ Tố Hữu nhưng đã khắc họa được muôn vàn khó khăn, gian khổ của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và còn giúp học sinh nhớ thêm được anh hùng Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng, anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ Châu Mai, anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo, ; 
“Năm mươi sáu ngày đêm, 
 khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt...
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
Những đồng chí, thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, mắt nhắm, còn ôm.
Những bàn tay xẻ núi, lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta tiến lên chiến trường tiếp viện.
 	 (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)
- Mặc dù khó khăn, gian khổ nhưng quân dân ta vẫn lạc quan yêu đời:
	 	Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ
	Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát.
 (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)
 Dạy xong diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ giáo viên đọc đoạn thơ sau sẽ khắc họa được ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn của cuộc kháng chiến chống Pháp - đó là chiến thắng " Lẫy lừng năm Châu, chấn động Địa Cầu". Chín năm (từ 1945 - 1954) chiến đấu chống thực dân Pháp mới làm nên chiến thắng lẫy lừng để đưa đất nước ta bước sang thời kì mới - miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN.
"Mường Thanh Hồng Cúm, Him Lam
Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng".
"Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng".
(Ta đi tới - Tố Hữu)
1.10. Bài 28 - Tiết 39 – “Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam 1954-1965”.
 	Sau 1954 miền Bắc hoàn toàn giải phóng bắt tay xây dựng CNXH, nông thôn miền Bắc phấn khởi trên con đường làm ăn tập thể. Giáo viên đọc những câu thơ sau sẽ giúp học sinh thấy được sự vui mừng của người nông dân khi ruộng để canh tác - họ thực sự trở thành người chủ ở nông thôn. 
 	Dân có ruộng dập dìu hợp tác
 	Lúa mượt đồng ấm áp làng quê
 	Chiêm mùa, cờ đỏ ven đê
 	 Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn
 (Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu)
1.11. Bài 29 - tiết 42 – “Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 - 1973)”.
Khi dạy về cuộc chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh Cục bộ" của Mĩ ở miền Nam, giáo viên cung cấp bài thơ chúc Tết Mậu Thân 1968 của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, các em sẽ hiểu được trong chiến dịch này ta đã thắng lợi như thế nào:
 	Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
 Thắng trận tin vui khắp nước nhà,
 Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.
 Tiến lên!
 Toàn thắng ắt về ta!
 ( Thơ chúc tết xuân Mậu Thân -1968 - Chủ Tịch Hồ Chí Minh)
Nhà thơ Tố Hữu viết: 
 	 Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
 Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
 Bác đã đi rồi sao, Bác ơi
 Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
	Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
 	Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười.
 	 (Bác ơi - Tố Hữu)
Lắng nghe đoạn thơ trên chắc chắn không một em nào không nhớ đến sự mất mát lớn của dân tộc ta, đó là ngày 2/9/1969 Bác Hồ mất, để lại nỗi tiếc thương khôn nguôi - giữa lúc sự nghiệp chống Mĩ, cứu nước đang giành được những thắng lợi ngày càng lớn: nhân dân miền Nam đang thắng lớn trước chiến lược "Chiến tranh cục bộ " và thắng lợi bước đầu trong chiến lược " Việt Nam hóa chiến tranh" của đế quốc Mĩ thì xảy đến một cái tang chung gây nên một tổn thất to lớn cho dân tộc Việt Nam.
1.12. Bài 30 - tiết 46 – “ Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)”. 
Sau khi đọc đoạn thơ dưới đây xong, giáo viên hỏi: Đoạn thơ nhắc đến sự kiện nào? Tôi dám khẳng định tất cả các em sẽ biết đó là chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 - 4, trong giờ phút thiêng liêng ấy lòng mỗi người dân đều rạo rực muốn dâng chiến công lên Bác. Những câu thơ như thế đã giúp các em ghi nhớ sự kiện dễ dàng hơn, không khí lớp học nhẹ nhàng hơn nhiều so với tiết học không sử dụng thơ.
Ôi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹp
Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta
Chúng con đến, xanh ngời ánh thép
Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa
 	 (Toàn thắng về ta - Tố Hữu)
1.13. Bài 32 - tiết 49: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985).
 	Nhằm giúp học sinh biết được những thành tựu của nước ta trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1981 - 1985) giáo viên cung cấp mấy vần thơ:
 	Chặn sông Đà, ta làm ra thác điện
 	Cho sáng núi rừng, sáng đến mai sau
 	Sắt Thái Nguyên, hãy làm ra thép luyện
 Cho tay ta vươn tới mạnh giàu!
 ( Tố Hữu)
2. Sử dụng văn để dạy học lịch sử 9:
* Dạy bài 24 - Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946).
 Nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945, giáo viên đọc một đoạn ngắn trong tác phẩm "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao theo lời kể của ông giáo Thứ: " Luôn mấy hôm tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai ốc"... 
Hoặc giáo viên có thể tóm tắt tr

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Su.doc